Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm
3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Ở lớp đối chứng: tác giả tiến hành dạy bình thường theo các giáo án đã soạn thảo với các phương truyền thống như thuyết trình, đàm thoại,…
- Ở lớp thực nghiệm: Tác giả tiến hành dạy theo giáo án đã soạn thảo trong luận văn này.
Quá trình thực nghiệm sư phạm được triển khai đúng theo kế hoạch, trong các giờ lên lớp có các đồng nghiệp tham dự, sau mỗi giờ có trao đổi, đánh giá rút kinh nghiệm, từ đó bổ sung hồn thiện giáo án. Thường xun trao đổi với HS để nắm bắt tình hình tiếp thu bài của các em, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Đánh giá định tính
Quan sát HS trong giờ học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tôi nhận thấy: - Các tiết học ở lớp thực nghiệm đã lôi cuốn được sự chú ý của HS, các em mạnh dạn hơn trong việc nói ra những suy nghĩ của mình, quan điểm của mình, tích cực trao đổi, thảo luận để tìm kiếm những tri thức mới.
- Qua những bài kiểm tra tôi nhận thấy HS ở lớp đối chứng đã khơng hồn thành được những nội dung yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, HS tiếp thu kiến thức một cách bị động. Cịn HS ở lớp thực nghiệm thì rất chủ động trong việc xây dựng và tìm kiếm tri thức mới rất hiệu quả.
- Đa phần HS lớp thực nghiệm có hứng thú trong giờ dạy và học vật lý trên lớp cũng như ở nhà, điều này được thể hiện: HS tham gia trực tiếp các hoạt động trong
giờ học: được trình bày quan điểm của mình về vấn đề đang nghiên cứu, được tham gia thảo luận cùng với bạn học và GV, do đó HS rất chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới cũng như vận dụng kiến thức .
3.5.2. Đánh giá định lượng 3.5.2.1. Xử lý kết quả thực nghiệm - Các tham số đặc trưng [ 19, 68] * Trung bình cộng: 10 1 1 i i i X f X n = = ∑ ( với f là số HS đạt điểm Xi, còn Xi là điểm số và n là số HS tham gia bài kiểm tra).
* Phương sai : ( )2 2 1 i i f X X S n − = − ∑ * Độ lệch chuẩn: ( )2 2 1 i i f X X S S n − = = − ∑ * Hệ số biến thiên: V S100% X =
- Căn cứ vào bài kiểm tra chúng tơi có kết quả như sau:
THỐNG KÊ KẾT QUẢ KIỂM TRA
Bảng 3.1.
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM SỐ BÀI KIỂM TRA Lớp Số bài Số HS đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 41 0 0 1 3 8 10 7 8 3 1 0 TN 42 0 0 0 1 2 11 9 11 5 2 1 Bảng 3.2
BẢNG TẦN SUẤT ( Số HS ĐẠT ĐIỂM từ Xi trở xuống)
Lớp Số bài Số HS đạt điểm từ Xi trở xuống 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 41 0 0 1 4 12 22 29 37 40 41 41 TN 42 0 0 0 1 3 14 23 34 39 41 42 78
Bảng 3.3
BẢNG TẦN SUẤT TÍCH LŨY (SỐ % HS ĐẠT ĐIỂM TỪ XI TRỞ XUỐNG) Lớp Số bài Số % HS đạt điểm từ Xi trở xuống 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 41 0 0 2.4 9.8 29.3 53.7 70.7 90.2 97.6 100 100 TN 42 0 0 0 2.4 7.1 33.3 54.8 81 92.9 97.6 100 Bảng 3.4 CÁC THÔNG SỐ THỐNG KÊ Tham số X ±ε S2 S V(%) ĐC 5,46 ± 0,05 2,53 1.59 29,12 TN 6,31 ± 0,05 1,89 1.37 21,71
Từ các số liệu trong bảng 1và bảng 3 biểu diễn đồ thị tổng học sinh đạt điểm Xi theo điểm số và đồ thị đường phân bố tần suất luỹ tích của các lớp ĐC và TN.
Đồ thị 3.1
ĐỒ THỊ PHÂN BỐ TỔNG SỐ HS ĐẠT ĐIỂM Xi THEO ĐIỂM SỐ
Đồ thị 3.2
ĐỒ THỊ ĐƯỜNG PHÂN BỐ TẦN SUẤT LŨY TÍCH CỦA NHĨM ĐC VÀ TN
3.5.2.2. Phân tích số liệu
Từ những kết quả trên chúng tơi nhận thấy:
+ Điểm trung bình của lớp TN cao hơn điểm trung bình của lớp ĐC.
+ Hệ số biến thiên của lớp TN thấp hơn hệ số biến thiên của lớp ĐC, chứng tỏ độ phân tán điểm của lớp TN là nhỏ.
+ Đường tần suất lũy tích của lớp TN nằm bên phải và phía dưới của đường tần suất lũy tích của lớp ĐC.
Vậy, kết quả học tập của lớp TN cao hơn kết quả học tập của lớp ĐC. Tuy nhiên, để khẳng định kết quả học tập này là do tác động sư phạm của lớp TN chứ khơng phải ngẫu nhiên mà có. Chúng tơi dùng phương pháp kiểm định thống kê. Dùng phương pháp kiểm định sự khác nhau của hai giá trị trung bình cộng để kiểm định sự khác nhau của hai điểm trung bình của HS lớp ĐC và HS lớp TN.
Kiểm định thống kê
- Giả thuyết H0: Nếu X TN = X ĐC là giả thuyết thống kê ( hai PPDH cho kết quả ngẫu
nhiên, không thực chất).
- Giả thuyết H1: Nếu X TN > X ĐC là đối lập với giả thuyết thống kê, sự khác nhau giữa X TN lớp thực nghiệm và X ĐC lớp đối chứng là do tác động của phương pháp mới mà có
chứ khơng phải do ngẫu nhiên ( dạy học theo quan điểm LTKT thực sự tốt hơn PPDH thông thường).
Chọn mức ý nghĩa α = 0,05. Để kiểm định giả thuyết thống kê H0 và H1 ta sử dụng
đại lượng kiểm định t, với ĐC ĐC TN TN ĐC TN N S N S X X t 2 2 + − = Trong đó: NTN =42, NĐC =41; S2TN=1,89, S2ĐC=2,53, XTN= 6,31, XĐC= 5,46 → đại lượng kiểm định thu được sau TNSP là t = 2,62
Với α = 0.05, ta tìm giá trị giới hạn tα: 0.45 2 05 . 0 * 2 1 2 2 1 ) ( = − α = − = ϕ tα
Tra bảng các giá trị Laplace ta có tα = 1,65
So sánh t và tα ta thấy: t > tα. Vậy với mức ý nghĩa α = 0.05, giả thuyết H0 bị
bác bỏ giả thuyết H1 được chấp nhận. Do vậy X TN > X ĐC là thực chất, không phải
do ngẫu nhiên mà có. Nghĩa là dạy học theo quan điểm LTKT thực sự có chất lượng và hiệu quả hơn phương pháp dạy học truyền thống.
Kết luận sau TN sư phạm:
- Điểm trung bình cộng của HS ở lớp thực nghiệm (6,31) cao hơn ở lớp đối
chứng (5,46) với độ chính xác 0,05 và có t> tα. Điều đó chứng tỏ dạy học Vật lý theo quan điểm LTKT thực sự có hiệu quả hơn so với dạy học truyền thống.
- Hệ số biến thiên giá trị điểm số của lớp thực nghiệm (21,71) nhỏ hơn ở lớp
đối chứng (29,12), nghĩa là độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của lớp thực nghiệm là nhỏ, nên kết quả đạt được ở lớp thực nghiệm đồng đều hơn.
- Đồ thị cột phân bố tổng học sinh đạt điểm Xi theo điểm số giữa lớp TN và
lớp ĐC cho thấy chất lượng học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức có được vào thực tế, cũng như các kỹ năng tư duy bậc cao của lớp TN tốt hơn nhiều so với lớp ĐC.
- Đồ thị tần số luỹ tích của hai lớp TNSP cho thấy:Đồ thị tần số tích lũy ở lớp TN nằm về bên phải so với đồ thị tích lũy của lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng học tập của ở lớp TN thực sự tốt hơn ở lớp ĐC.
3.6.KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua việc lên lớp các giờ dạy học thực nghiệm và việc xử lý định tính, định lượng các bài kiểm tra đã đi đến khẳng định giả thuyết đề tài là đúng đắn. Các kết quả thu được đã chứng tỏ:
- Quá trình dạy học theo quan điểm kiến tạo đã tạo điều kiện cho HS phát huy được tính tích cực, tự giác và hứng thú trong học tập. Do đó HS hiểu bài và nắm chắc bài sâu hơn, có khả năng vận dụng kiến thức tốt hơn, đồng thời khắc phục được những quan niệm sai của HS.
- HS hăng say hơn trong q trình học tập thơng qua các hoạt động như: quan sát, dự đốn, giải thích, tranh luận,…
- Các tình huống ban đầu đã làm cho HS bộc lộ những quan niệm sẵn có của mình. Như vậy, GV dễ nắm bắt được mức độ hiểu biết của HS để dễ dàng điều chỉnh quá trình dạy học, giúp cho HS kiến tạo nên kiến thức từ việc khắc phục những quan niệm sai.
- Tạo điều kiện cho HS được trao đổi với GV với bạn học cùng lớp một cách thoải mái, thân thiện và tạo một khơng khí học tập sinh động khơng áp lực, nặng nề. - Vận dụng phương pháp dạy học kiến tạo còn giúp cho HS đạt được một số kỹ năng như: kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc hợp tác, kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng diễn đạt suy nghĩ của mình,…
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài, đối chiếu mục đích nghiên cứu và các nhiệm vụ cần giải quyết của luận văn, Tác giả đã thu được một số kết luận sau:
1. Nghiên cứu đề tài đã giúp cho bản thân hiểu sâu sắc hơn về lý thuyết dạy học kiến tạo. Phương pháp dạy học dựa trên lý thuyết kiến tạo không phải là một phương pháp dạy học duy nhất mà tùy thuộc vào nội dung bài học, đối tượng HS mà ta sử dụng phương pháp này hay phương pháp dạy học hiện đại khác sao cho lấy người học làm vai trò trung tâm, người học giữ vai trị chủ động, tích cực trong q trình học tập, nhằm nâng cao năng lực nhận thức của học sinh.
2. Luận văn này đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học và đã hoàn thành đầy đủ, thành công các nhiệm vụ nghiên cứu và mục đích nghiên cứu.TN sư phạm đã tiến hành nghiêm túc và kiểm chứng được giả thuyết khoa học.
3. Trong phạm vi của đề tài chỉ vận dụng lý thuyết kiến tạo để giảng dạy một số nội dung của chương “Chất rắn, chất lỏng-Sự chuyển thể”. Tuy nhiên, có thể sử dụng lý thuyết kiến tạo để giảng dạy bất kỳ nội dung nào trong chương trình vật lý phổ thơng. Ngồi ra ta có thể vận dụng phối hợp DHKT với các phương pháp dạy học khác để nâng cao chất lượng giảng dạy toàn bộ nội dung chương trình vật lý THPT.
4. Luận văn này đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của dạy học kiến tạo trong môn vật lý ở trường THPT, đã soạn thảo được ba tiến trình dạy học theo định hướng dạy học kiến tạo đã đề xuất. Các tiến trình này đã được TN sư phạm khẳng định tính khả thi và hiệu quả trong dạy học hiện nay ở nhà trường THPT ở nước ta.
5. Luận văn có giá trị đối với những học viên cao học chuyên ngành PPDH vật lý, GV phổ thông, sinh viên sư phạm và những người quan tâm đến đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Như Anh (2007). Nghiên cứu vận dụng tư tưởng của lý thuyết kiến tạo vào dạy học Vật lý ở THPT. (Vận dụng vào chương “động học chất điểm” vật lý 10 ban KHTN). Luận văn Thạc sĩ giáo dục .Trường ĐH Vinh. 2. Bộ Giáo Dục& Đào tạo (2006) vật lý lớp 10 chương trình chuẩn. NXB Giáo
dục
3. Bộ Giáo Dục& Đào tạo (2006) vật lý lớp 10 chương trình chuẩn.Sách giáo viên. NXB Giáo dục
4. Trần Hữu Cát (2004). : phương pháp nghiên cứu khoa học vật lý.Đại học Vinh .
5. DAVID HALLIDAY – ROBERT RESNICH – JEARL WALKER (2007).: Cơ sở vật lý. Tập 3 nhiệt học.
6. Trần Thúy Hằng, Đào Thị Thu Thủy (2006). Thiết kế bài giảng vật lý 10 chương trình chuẩn tập 2.NXB Hà Nội
8. Nguyễn Quang Lạc ( 1995) .Didactic Vật lý. Bài giảng tóm tắt chuyên đề cho học viên cao học chuyên ngành LL&PPDH Vật lý.Trường ĐHSP Vinh 9. Nguyễn Quang Lạc (1995).Lý luận dạy học hiện đại ở trường phổ thơng.
Bài giảng tóm tắt chuyên đề cho học viên cao học chuyên ngành LL&PPDHVật lý.Trường ĐHSP Vinh.
10. Nguyễn Quang Lạc (2007) .Nghiên cứu vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Vật lý. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN .Trường ĐH Vinh.
11. Nguyễn Quang Lạc (2007).: Tiếp cận hiện đại của lý luận và phương pháp
dạy học. ĐH Vinh.
12. Nguyễn Quang Lạc (2007).: Phương pháp giảng dạy cơ học và nhiệt học. Đại học Vinh.
13. Phạm Thị Phú (2002). Nghiên cứu vận dụng các phương pháp nhận thức vào dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lý THPT.Tóm tắt đề tài cấp bộ .Trường ĐH Vinh.
14. Phạm Thị Phú (2007). Chuyển hóa phương pháp nhận thức Vật lý thành phương pháp dạy học Vật lý. Tài liệu dành cho học viên cao học chuyên
ngành lý luận và phương pháp dạy học Vật lý. ĐH Vinh.
15. Phạm Thị Phú – Nguyễn Đình Thước (2000). Logic học trong dạy học vật lý. Bài giảng cho học viên cao học chuyên ngành PPGD vật lý. Đại học Vinh
16. Nguyễn Đức Thâm (1998).: Giáo trình Tổ chức hoạt động nhận thức của
học sinh trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông. ĐHQG Hà Nội.
17. Nguyễn Đình Thước (2008).: Phát triển tư duy học sinh trong dạy học Vật
lý. Tài liệu dành cho học viên cao học chuyên ngành lý luận và phương
pháp dạy học Vật lý. ĐH Vinh.
18. Phạm Hữu Tòng (2004).: Dạy học Vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học.NXB ĐHQG Hà Nội.
19. Thái Duy Tuyên ( 2007 ) Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới . Nhà xuất bản giáo dục.
20. Tập thể tác giả (1992)tập 1, (1993) tập 2.. Didactic Vật lý. Trường ĐHSP Huế dịch và ấn hành .