KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu luan van thac sy phat trien nguon nhan luc nganh quang cao (Trang 82 - 87)

- Chuyên viên dịch vụ khách hàng và

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1 Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu những thực trạng phát triển nguồn nhân lực của ngành quảng cáo tại thành phố Hồ Chí Minh, đã cho ta thấy ngành quảng cáo tuy là một nghề khá mới mẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, nhưng

ngành đang phát triển với tốc độ nhanh chóng đi cùng nhu cầu quảng bá thương hiệu và sản phẩm mới của các doanh nghiệp. Nhu cầu quảng cáo khác nhau như hội nghị khách hàng, ra mắt sản phẩm, các cuộc thi lớn (thi tiếng hát truyền hình, hội thao), hội thảo, triển lãm… cũng ngày càng gia tăng cho thấy vai trò quan trọng của nghề quảng cáo đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Trong bối cảnh ấy, đã giúp cho các doanh nghiệp nhận thấy được tầm quan trong của nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp quảng cáo ở thành phố Hồ Chí Minh

Tuy nhiên trước thực trạng nhu cầu quảng cáo ngày càng tăng như hiện nay thì nhu cầu về số lượng nguồn nhân lực trong ngành cũng tăng theo, nhưng hiện nay và theo dự báo của các cơ quan chức năng từ nay cho đến năm 2015 thì số lượng nguồn nhân lực cung cấp cho ngành không đủ đáp ứng với nhu cầu phát triển của ngành. Do vậy để có đội ngũ nhân viên làm việc cho mình thì các cơng ty quảng cáo liên tục tăng lương, cũng như các chế độ khuyến khích kèm theo để thu hút nhân tài từ các công ty đối thủ, hoặc là để thu hút ưng viên bên ngồi vào làm việc cho cơng ty

Ngoài ra để các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh có thể cạnh tranh với với các doanh nghiệp quảng cáo cả nước nói riêng, và với các doanh nghiệp nước ngồi nói chung thì u cầu cần thiết đối với nguồn nhân lực là phải có đội ngủ nhân viên với hàm lượng chất xam và kinh nghiệm thực tiễn cao. Tuy nhiên thực tế thì tỷ lệ nhân viên có trình độ trên đại học ở các doanh nghiệp quảng cáo tại thành phố cón rất thấp, cũng như nhiều nhân viên không được đào tạo theo đúng chuyên ngành quảng cáo, và đa phần các chuyên gia đang công tác trong các doanh nghiệp đều được đào tạo ở nước ngồi

Để khắc phục những khó khăn, cũng như nâng cao những thuận lợi phát triển nguồn nhân lực ngành quảng cáo thì ta cần có chương trình xây dựng mơ hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thích hợp với điều kiện thành phố, cũng như chính bản thân các doanh nghiệp cần phải tích cực mở thêm nhiều lớp đào tạo,và tạo điều kiện cho nhân viên có thể tham giam học tập. Thật vậy, ngành quảng cáo đòi hỏi đào tạo rất đặc thù, và dựa vào kinh nghiệm các nước chúng ta có thể xây dựng một

chương trình đào tạo, và điều quan trọng là ngành quảng cáo có tính “địa phương” rất cao, và kinh nghiệm các nước cho thấy người địa phương mới trở thành chuyên gia quảng cáo thật sự của địa phương đó.

Nói tóm lại, để cho ngành quảng cáo thành phố Hồ Chí Minh, mà cụ thể là các doanh nghiệp quảng cáo phát triển mạnh và không bị thua thiệt trong thời gian tới, ngoài việc cần biết tận dụng thời cơ, tận dụng được nguồn nhân lực giỏi về chuyên mơn… thì cần xố bỏ những rào cản vơ lý trong lĩnh vực quảng cáo để trả nó về đúng vị trí.

5.2 Kiến nghị

Hiệp hội quảng cáo thành phố Hồ Chí Minh hằng năm cần phải cơng bố bản đồ quảng cáo để làm cơ sở cho doanh nghiệp theo dõi triển khai hoạt động. Ngoài ra, cần bãi bỏ các quy định "khóa đầu, khóa đi" như khống chế chi phí quảng cáo và tiếp thị 10% chi phí hợp lý, báo in khơng được phép đăng quảng cáo q 10% diện tích, báo nói, báo hình khơng được phát sóng q 5% thời lượng.

Ngồi ra Nhà nước nên tạo điều kiện thành lập một trường chuyên đào tạo nhân lực cho ngành quảng cáo như các nước trong khu vực, và các cơ quan chức năng cần sửa đổi lại hệ thống pháp luật, để tạo sự thống nhất và tránh tình trạng chồng chéo, để các doanh nghiệp khơng kêu khó, lại vừa khơng có kẽ hở để lợi dụng lách luật. Và Nhà nước cũng cần phải đẩy nhanh tiến độ cáp giấy phép cho doanh nghiệp, để các doanh nghiệp có đủ thời gian hồn thành các hợp đồng quảng cảo đã ký kết.

Để nguồn nhân lực ngành quảng cáo phát triển hơn nữa thì hiệp hội quảng cáo cấp quốc gia (Hiệp Hội Quảng Cáo VIệt Nam) và các hiệp hội quảng cáo địa phương ( Hiệp Hội Quảng Cáo Thành phố Hồ Chí Minh) nơi có nền kinh tế diễn ra sôi động, cần thể hiện vai trị của mình hơn nữa khi hội nhập với khu vực Châu Á và thế giới, thông qua các tổ chức này, sự chuyển giao kinh nghiệm, cách thức quản lý, nguồn nhân lực, công nghệ …sẽ làm cho ngành quảng cáo Việt Nam nói chung, và ngành quảng cáo thành phố nói riêng sẽ nhanh chóng phát triển về chất. Ví dụ ngành

quảng cáo Thái Lan hàng năm họ tổ chức Adfest (festival quảng cáo) vào trung tuần tháng 3, khi đó họ quy tụ tất cả các tác phẩm quảng cáo hay của khu vực châu Á về dự thi và triễn lãm, có hàng nghìn chun gia tham dự và chia sẻ những kinh nghiệm thành công. Sự kiện như vậy rất cần có ở Việt Nam, và chỉ có Hiệp Hội Quảng Cáo mới có thể tổ chức được vì họ có đủ chức năng tranh thủ sự ủng hộ của nhà nước và doanh nghiệp trong ngành.

Một trách nhiệm khác mà Hiệp hội cần làm là huy động các nguồn lực xã hội xây dựng chương trình học bổng ở nước ngồi cho các tài năng trẻ, họ sẽ là nguồn lực hạt nhân cho quá trình phát triển ngành này tại Việt Nam. Kinh nghiệm Thái Lan và Hàn Quốc cho thấy, hàng năm họ cử sang Mỹ và EU hàng trăm học viên thông qua học bổng, để đào tạo các ngành thiết kế sáng tạo, quảng cáo, và truyền thông. Cách làm này đã đưa Thái Lan sau 20 năm có thể xây dựng được một đội ngũ nhân lực ngành quảng cáo có đẵng cấp quốc tế, tương tự Hàn Quốc cũng vươn lên trở thành một quốc gia có trình độ thiết kế mỹ thuật cơng nghiệp, sáng tạo, và quảng cáo sánh ngang Nhật Bản.

TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO

1. CLIFFORD M. BAUMBACK - Tổ chức và điều hành doanh nghiệp nhỏ- Nxb Khoa học và kỹ thuật - Hà nội 1998.

2. THOMAS JROBINS - Quản lý và kỹ thuật quản lý - Nxb Giao thông vận tải - Hà nội 1999

3. CHRISTIAN BATAL- Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước tập 1,2 - Nxb Chínhtrị quốc gia Hà Nội 2002.

4. PAUL HERSEY & KEN BLANC HARD- Quản trị hành vi tổ chức-Nxb thống kê 2001.

5. GS.TS Martin Hilb (Thuỵ Sỹ)- Quản trị nhân sự theo quan điểm tổng thể, mục tiêu, chiến lược, biện pháp-Nxb Thống kê 2000.

6. Triệu Tuệ Anh, Lâm Thạch Viên - Thiết kế tổ chức và quản lý chiến lược nguồn nhân lực - Nxb Lao động - Xã hội hà Nội 2004.

7. Bộ luật lao động nước CHXHCNVN (sửa đổi bổ sung 2002)- Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 2003.

8. Ths. Nguyễn Văn Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình quản trị nhân lực – Nxb Lao động - Xã hội Hà Nội 2004.

9. Trần Kim Dung - Quản trị nguồn nhân lực - Nxb Đại học quốc gia Hồ Chí Minh 2004.

10. Nguyễn Văn Lê-Nguyễn Văn Hoà, Quản trị nhân sự- Nxb giáo dục 1997.

11. Đặng Đức San - Nguyễn Văn Phần - Quản lý, sử dụng lao động trong doanh nghiệp tập 1,2 - Nxb Lao động - xã hội Hà Nội 2002.

12. Nguyễn Tấn Thịnh - Giáo trình quản trị nhân lực trong doanh nghiệp – Nxb Lao động - Xã hội 2003.

13. Nguyễn Hữu Thân - Quản trị nhân sự - Nxb Thống kê 2004.

14. Trần Quang Tuệ (biên dịch) - Nhân sự, chìa khố của sự thành cơng-Nxb TP Hồ Chí Minh 2000.

15. Viện nghiên cứu QLKT TƯ- Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới - Nxb thế giới - Hà Nội-2001.

16. Giáo trình quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội - Hà Nội 2004. 17. Giáo trình Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội – Hà Nội 2003.

18 Quản trị nguồn nhân lực - Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2000.

19. Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bưu chính viễn thơng - Nhà xuất bản Bưu điện, 2001.

Hệ thống Website:

http://timluanvan.com http://choluanvan.com http://kholuanvan.com

Một phần của tài liệu luan van thac sy phat trien nguon nhan luc nganh quang cao (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w