Trong khi một số cơ sở có thể sản xuất sản phẩm có sức tiêu thụ khá tốt thì một số khác không tiêu thụ được sản phẩm. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc CTRSH không được phân loại triệt để dẫn đến sản phẩm compost còn chứa nhiều tạp chất nên khó tiêu thụ; sản phẩm compost chủ yếu được dùng cho các cơ sở lâm nghiệp, cây công nghiệp; khoảng cách từ các cơ sở xử lý chất thải đến nơi tiêu thụ khá xa. [2] c) Thiêu hủy
Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn lò đốt được thiết kế, chế tạo trong nước, một số được nhập khẩu từ nước ngoài. Đặc điểm của lị đốt là u cầu người vận hành phải có trình độ kỹ thuật phù hợp và yêu cầu giám sát chặt chẽ khí thải sinh ra từ q trình xử lý. [2]
Trong 381 lị đốt CTR sinh hoạt, chỉ có 294 lị đốt (khoảng 77%) có cơng suất trên 300kg/h, đáp ứng yêu cầu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt CTR sinh hoạt (QCVN 61-MT:2016/BTNMT). Nhiều lò đốt, đặc biệt là lò đốt cỡ nhỏ khơng có hệ thống xử lý khí thải hoặc hệ thống xử lý khí thải khơng đạt yêu cầu về BVMT. Hiện nay, có một số địa phương đầu tư cho các xã một lò đốt cỡ nhỏ để xử lý CTR sinh hoạt, nhiều lò đốt trong số này không đáp ứng yêu cầu của QCVN 61- MT:2016/BTNMT, một số lị đốt bị hỏng hóc, xuống cấp sau một thời gian vận hành. Một số lò đốt đáp ứng yêu cầu của QCVN 61-MT:2016/BTNMT, nhưng khi áp dụng tại các địa phương gặp phải một số vấn đề như CTR sinh hoạt có nhiệt trị thấp, độ ẩm cao, trình độ vận hành của các cơng nhân cịn yếu kém, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hoặc không vận hành hệ thống xử lý khí thải, dẫn đến khơng kiểm sốt được chất thải thứ cấp phát sinh (đặc biệt là đối với dioxin/furan), do đó khơng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. [2]
d) Đốt chất thải rắn để phát điện
Hiện mới có một số cơ sở áp dụng công nghệ đốt để phát điện như Cần Thơ, Quảng Bình,…. Nhiều địa phương khác đang trong quá trình nghiên cứu để đầu tư như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ,… [2]
Đây là cơng nghệ có hiệu quả kinh tế và mơi trường do tái sử dụng được nguồn CTR sinh hoạt để thu hồi năng lượng; tuy nhiên, đòi hỏi đầu tư lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, chi phí vận hành cao nhưng có nhiều ưu thế về xã hội và môi trường. Nếu so sánh với giá thành sản xuất điện từ các loại hình sản xuất điện khác thì giá thành sản xuất
Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống ủ rác thải sinh hoạt hữu cơ kiểu trống quay, công suất 10 kg/ngày
Sinh viên thực hiện: Trần Trương Hoàng Vy Người hướng dẫn: TS. Phạm Phú Song Toàn 13
điện từ rác thải có chi phí cao hơn rất nhiều. Vì vậy, để dự án đầu tư nhà máy đốt CTR sinh hoạt phát điện khả thi về mặt kinh tế thì cần phải có những chủ trương, chính sách khuyến khích về hỗ trợ đầu tư, vốn vay, thuế, giá bán điện… [2]
e) Khí hóa
Khí hóa là cơng nghệ sản xuất cacbua thơng qua việc khí hóa chất hữu cơ thành khí có thể đốt được (CO, H2, metan, CO2) và khí bay hơi (hơi nước) bằng việc nhiệt phân chất thải ở nhiệt độ 400 – 6000C trong điều kiện khơng có oxy. [2]
Khí có thể đốt được sử dụng để làm nóng chất hữu cơ trong q trình cacbon hóa và/hoặc sấy khơ cacbua sau q trình cacbon hóa và q trình khử muối bằng quy trình xử lý nước. [2]
Một trong những cơng nghệ đang được áp dụng thí điểm hiện nay là cơng nghệ điện rác MBT-GRE được áp dụng tại nhà máy điện rác ở KCN Đồng Văn (Hà Nam) và tại Hưng Yên. Tuy nhiên, hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường chưa được đánh giá cụ thể. [2]
1.1.2.4. Tác động của chất thải rắn đối với môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng đồng và kinh tế - xã hội
a) Tác động của chất thải rắn đến môi trường tự nhiên (1) Tác động đến môi trường đất và cảnh quan
Do đặc tính về kích thước (thơ) và bao gồm cả các thành phần khó phân hủy theo thời gian (bền vững trong môi trường tự nhiên) như nhựa, cao su, vải,…, tác động dễ nhận biết nhất của CTR là ảnh hưởng đến cảnh quan. Có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều hình ảnh về các bãi rác lộ thiên gây mất mỹ quan tại các đô thị, khu dân cư, khu vực cơng cộng. [2]
Bên cạnh đó, khi CTR bị đổ thải trực tiếp trên mặt đất như tại các bãi rác tự phát, sự phân hủy thành phần hữu cơ trong điều kiện kỵ khí và dưới tác dụng của vi sinh vật sẽ tạo ra các axit hữu cơ làm axit hóa (chua) đất. Ngồi ra, sự tích tụ các kim loại nặng và chất nguy hại trong đất do thấm từ nước rỉ rác vào đất cũng góp phần gây ơ nhiễm môi trường đất. [2]
(Nguồn: https://moitruong.net.vn/)