Bảng 4.12 :Kế hoạch thu hồi đất của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang năm 2018
4.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp tổ chức thực
thực hiện kế hoạch sử dụng đất
4.4.1. Những thuận lợi
Công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn
huyện giai đoạn đến năm 2020 nhìn chung đã đi vào nền nếp và trở thành công cụ quan trọng của công tác quản lý nhà nước đối với đất đai. Đặc biệt là phân bổ quỹ đất đai hợp lý cho các ngành, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả; tạo điều kiện cho các dự án đầu tư, hình thành các vùng sản xuất tập trung nhằm khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh đất đai. Việc thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng nguồn thu từ đất, từng bước đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện vào nền nếp.
4.4.2. Những khó khăn
Nguồn lực đầu tư về vốn cho thực hiện các cơng trình, dự án cịn thiếu: huyện Vị Xuyên thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Giang, với vị trí địa lý đặc biệt (giáp nước Trung Quốc, thành phố Hà Giang, có cửa khẩu kinh tế Thanh Thủy,...), huyện đang trong q trình đơ phát triển về mọi mặt nên nhu cầu về nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các cơng trình dự án phát triển kinh tế - xã hội lớn, tuy nhiên nguồn vốn trong và ngoài ngân sách Nhà nước khơng đáp ứng đủ số lượng cơng trình, dự án cần triển khai dẫn đến việc thực hiện cơng trình, dự án trong năm kế hoạch được thấp.
Cơ chế chính sách để thu hút đầu tư vào địa bàn huyện còn nhiều hạn chế: Thủ tục về phân vốn đầu tư cịn chậm; cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch thu hút các nhà đầu tư cịn vướng mắc nên cơng trình, dự án bị chậm triển khai so với kế hoạch.
Các cơng trình, dự án trong quá trình xây dựng dự án tiền khả thi để xin chấp thuận chủ trương đầu tư chưa được tính tốn đầy đủ nguồn vốn, số vốn để thực hiện, khả năng đáp ứng về đất đai, nguồn nhân lực và kỹ thuật thực hiện nên dù đã có chủ trương đầu tư nhưng nhà đầu tư không thể thực hiện (cơng trình các trường chun nghiệp của tỉnh tại xã Phong Quang) hoặc chưa bố trí đưa vào thực hiện (67 cơng trình dự án trong kế hoạch sử dụng đất năm 2017 chưa thực hiện chuyển tiếp sang năm 2018).
Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức, cá nhân còn chủ quan: Các đơn vị đã xác định được nhu cầu sử dụng đất tuy nhiên chưa xác định được cơng trình cụ thể được thực hiện nên đã đưa tồn bộ cơng trình, dự án dự kiến thực hiện vào kế hoạch sử dụng đất, do điều kiện thực tế về nguồn vốn hoặc do các ngun nhân khác, các cơng trình này khơng thực hiện được, dẫn đến tỷ lệ các cơng trình, dự án thực hiện được đạt thấp (19 cơng trình trạm biến áp và cấp điện, 14 cơng trình trạm BTS...).
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt chưa được các cấp, các ngành quan tâm sát sao, sự phối hợp giữa các ngành có liên quan chưa đồng bộ: Khi tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, cơ quan chuyên mơn là phịng Tài ngun và Môi trường đã tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản tạo điều kiện để các cơ quan, ban ngành đăng ký nhu cầu sử dụng đất, tuy nhiên việc đăng ký nhu cầu này chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến trong năm 2017 phát sinh 1 số cơng trình, dự án có sử dụng đất khơng nằm trong kế hoạch, gây khó khăn về thủ tục cho cả nhà đầu tư thực hiện dự án và tạo áp lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện.
4.4.3. Giải pháp
4.4.1. Giải pháp về chính sách
- Thực hiện tốt chính sách về thuế sử dụng đất và các khoản thu có liên quan đến sử dụng đất, có ưu tiên theo ngành nghề, đặc biệt chính sách thuế
mở theo hướng thu hút đầu tư, tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.
- Duy trì và đảm bảo cho đồng bào dân tộc, miền núi có đất canh tác và đất ở ổn định để tổ chức thực hiện chính sách được giao đất, giao rừng có điều kiện để sản xuất nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai theo pháp luật và chính sách của nhà nước, nhanh chóng khắc phục những vướng mắc, tồn tại về quản lý đất đai trên địa bàn toàn huyện, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện việc khai thác sử dụng đất có hiệu quả.
- Có chính sách và biện pháp sử dụng hợp lý các loại đất mang tính đặc thù như; ưu tiên dành đất cho các nhu cầu đặc biệt quốc phòng - an ninh, các cơng trình quốc gia, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Định giá đất để bồi thường hợp lý, thoả đáng đúng theo quy định của nhà nước.