Khác với việc khảo sát định lượng thiên về quan sát, thống kê, phân loại các

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận của nguyễn ái quốc – hồ chí minh (tt) (Trang 25)

đặc điểm nội dung tương đối rõ ràng, rành mạch thì việc tìm hiểu hệ thống ngơn từ nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thuộc về phạm vi hình thức “cái biểu đạt” và thiên về cách thức trả lời cho câu hỏi “Viết như thế nào” lại không dễ nắm bắt. Đi sâu tìm hiểu đặc điểm hệ thống ngơn từ chính là nhằm xác định các giá trị thẩm mỹ để thấy dịng chủ lưu văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thực sự giàu tính nghệ thuật và thuộc về đỉnh cao của dịng văn nghị luận, chính luận cổ kim.

Ngơn từ nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bao quát nhiều cấp độ, thể hiện tính phong phú, sinh động từ vị thế chủ thể “người quan sát”; việc nắm bắt, chọn lọc thống kê, thông tin rộng khắp, nhanh nhạy, giàu tính thời sự; trình độ tư duy lý luận và giọng điệu trữ tình phù hợp theo từng đối tượng cụ thể. Đặc điểm nổi bật ở đây là hệ thống thủ pháp nghệ thuật trùng điệp, tu từ ở nhiều cấp độ (nhan đề, chữ, câu, bài, cụm bài, cụm đề tài...), khả năng sáng tạo của các hình thức ngơn từ mang tính nội dung (kết hợp ghép mảnh, chơi chữ và phản vấn, sử dụng các từ ngữ giàu hình ảnh, các phương thức ẩn dụ, hốn dụ, nhân hóa...). Đây cũng là cơ sở làm nên giọng điệu văn chính luận tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với đặc thù là nghị luận các vấn đề chính trị xã hội, khả năng đặt vấn đề, vận dụng linh hoạt các kiểu câu khác nhau (câu đơn, câu ghép, câu cảm thán, phản vấn), tạo sức mạnh thuyết phục cho đối tượng tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận của nguyễn ái quốc – hồ chí minh (tt) (Trang 25)