1.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
1.2.5.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp này là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo được những nội dung sau đây:
Tiêu chuẩn so sánh: Ta phải xác định gốc so sánh. Gốc so sánh là số liệu kỳ trước, số liệu trung bình ngành, số liệu kế hoạch.
Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu phân tích phải thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính tốn, thời gian và đơn vị đo lường.
Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu khác nhau, trong phân tích người ta thường sử dụng các kỹ thuật cơ bản sau:
- So sánh bằng số tuyệt đối: Sử dụng hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy mức độ đạt được về số lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích.
- So sánh bằng số tương đối: Sử dụng thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Việc phân tích này biểu hiện mối quan hệ, tốc độ phát triển… của chỉ tiêu phân tích.
- So sánh bằng số bình quân: Số bình quân phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó. Hay nói một cách khác, số bình qn đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của chỉ tiêu. Hình thức so sánh: phương pháp so sánh được thể hiện dưới hai hình thức khác
nhau:
- Dạng thứ nhất được gọi là so sánh bằng số tuyệt đối, kết quả so sánh biểu hiện cho sự biến động về khối lượng, quy mơ của chỉ tiêu phân tích.
Mức biến động tuyệt đối : ∆X = X1 – X0
- Dạng thứ hai được gọi là so sánh bằng số tương đối, cách so sánh này cho thấy kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu phân tích
Mức biến động tương đối : %∆X = (∆X*100)/X0