Điều trị và tiến triển

Một phần của tài liệu Lao tai: cập nhật chẩn đoán và điều trị (Trang 27 - 31)

Điều trị bệnh lao tai chủ yếu là sử dụng đa trị liệu kháng lao chuẩn, đôi khi phẫu thuật được tiến hành để đảm bảo sự phục hồi hoàn toàn và

giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng. Điều trị sớm có thể có hiệu quả phục hồi liệt mặt và đơi khi cả thính lực.

* Điều trị nội khoa

Điều trị thông thường, sử dụng hàng ngày hoặc 3 ngày/ tuần qua đường uống, dùng một lần, cách xa bữa ăn Rifampicin (10mg/kg/ngày), isoniazid (4- 5 mg/kg/ngày), Pyrazinamide (25mg/kg/ngày) đôi khi phối hợp với ethabutol (20mg/kg/ngày). Thời gian điều trị tối thiểu là 6 tháng. Tùy theo mức độ xâm lấn của tổn thương như tổn thương mê nhĩ có thể kèm tổn thương dây VII thời gian kéo dài đến 9 tháng hoặc 12 tháng. Phác đồ RHZE 2/RH4

Khi bệnh nhân đáp ứng điều trị, chảy tai sẽ dừng trong vòng 2 tháng và màng tai có thể tự liền.

* Điều trị phẫu thuật

Trong những chỉ định chính xác, điều trị phẫu thuật có thể phối hợp một cách hiệu quả. Phẫu thuật có thể chỉ định để thăm dị chẩn đoán hay để lấy bệnh phẩm trong trường hợp nghi ngờ trước mổ.

Thông thường, can thiệp phẫu thuật thực hiện trước chẩn đoán để điều trị viêm tai mạn hay một biến chứng. Tổ chức hạt hoại tử được gửi đến làm giải phẫu bệnh một cách hệ thống. Các rối loạn sẹo bất thường hay bục chỉ khâu cũng gợi ý khả năng chẩn đoán cũng như tất cả các thất bại hay hoại tử ghép màng nhĩ.

Một số biến chứng như viêm xương chũm, áp xe dưới màng xương, rị sau tai có thể ngay lập tức tiến hành phẫu thuật. Trong trường hợp liệt mặt phẫu thuật giảm áp là cần thiết khi khơng có dấu hiệu phục hồi về lâm sàng và điện thần kinh khi sau khi điều trị nội khoa thích ứng khơng hiệu quả. Phẫu thuật cần thiết trong trường hợp vùng xương viêm hoại tử và xương chết.

Cuối cùng phẫu thuật chức năng chỉ đặt ra để xử lý các di chứng của tai giữa, cách xa kết thúc điều trị nội khoa. Đối với một số trường hợp, điều trị phẫu thuật có thể đặt ra tối thiểu sau 2-3 tháng dùng thuốc chống lao và theo kiểu kỹ thuật bảo tồn kín. Đơi khi phải tiến hành phẫu thuật sớm hơn khi điều trị nội khoa các trường hợp do thất bại hay khi nhiễm trùng tiến triển

Bệnh nhân nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý, tránh kích thích, làm thuốc tai hàng ngày với những trường hợp có màng nhĩ thủng.

Diễn biến :

Lao tai có thể khỏi được nhất là khi bệnh ở phổi thuyên giảm nhờ được điều trị bằng thuốc chống lao, có thể để lại di chứng xẹp nhĩ hoặc lỗ thủng màng nhĩ.

Trong trường hợp không được điều trị, bệnh sẽ tiếp lục biến diễn âm ỉ, thỉnh thoảng có những đợt bốc phát do tập trùng bội nhiễm, làm cho xương chóng bị hoại tử và gây ra những biến chứng.

Biến chứng :

+ Liệt mặt là biến chứng xuất hiện sớm và đột ngột, khơng có triệu chứng báo hiệu. Đôi khi liệt mặt xuất hiện từ từ, mỗi ngày một nặng dần cho đến khi liệt hẳn. Liệt sẽ vĩnh viễn, không phục hồi.

+ Apxe dưới cốt mạc: apxe ở mặt ngồi xương chũm và gây ra lỗ rị ở sau vành tai hoặc trong ống tai ngồi. Apxe này có ít mủ. Miệng lỗ rị thường bị tổ chức hạt che lấp và có khi tổ chức hạt này sùi lên giống như khối u làm ta nghĩ đến ung thư.

+ Viêm mê nhĩ: trong đại đa số trường hợp, lao tai thường có thương tổn mê nhĩ.

Mê nhĩ có thể bị viêm do độc tố của vi trùng lao. Bệnh nhân bị điếc tai nặng theo kiểu tai trong và khơng có chóng mặt, khơng có động mắt. Khám mê nhĩ cho thấy mất phản ứng hoặc có phản ứng q kích thích.

Mê nhĩ cũng có thể bi hủy hoại do Viêm xương. Chúng ta nghĩ đến nguyên nhân này khi thấy mủ thối chảy nhiều và tổ chức sùi che lấp xương, ụ nhô bị hà trắng. Que trâm cho chúng ta cảm giác có mảnh xương mục di động trong hịm nhĩ. Sự hoại tử mê nhĩ này thường đi đôi với liệt dây thần kinh mặt tạo ra hội chứ mê nhĩ – mặt.

Sự xuất hiện một cách lặng lẽ hội chứng mê nhĩ mặt ở một bệnh nhân bị viêm tai khơng có cholesteatoma, làm cho chúng ta nghĩ đến ngun nhân lao.

Khác với viêm mê nhĩ do viêm tai xương chũm thông thường, viêm mê nhĩ lao hầu như không gây ra viêm màng não, vì vậy chúng ta khơng đặt ra vấn đề khoan mê nhĩ.

+ Thủng động mạch cảnh trong là một biến chứng ít gặp, tai biến này được báo hiệu bằng hai triệu chứng : mủ trong hòm nhĩ đập rất rõ theo nhịp mạch và máu rỉ ra ngoài ống tai. Máu rỉ ngày càng tăng và đến lúc nào đó động mạch sẽ vỡ và đưa đến tử vong. Ít khi động mạch vỡ một cách đột ngột khơng có tiền triệu.

KẾT LUẬN

- Lao tai là bệnh lao ngoài phổi do vi khuẩn lao gây bệnh ở tai, có xu hướng ngày càng tăng

- Gồm lao tai ngoài, giữa, trong. Trên lâm sàng thường gặp lao tai giữa - Triệu chứng nghi lao gồm: chảy tai mạn tính khơng đau đáp ứng kém với

điều trị kháng sinh thông thường, nghe kém tăng nhanh không tương xứng với mức độ bệnh, có thể cấp tính đau tai dữ dội + hội chứng mê nhĩ mặt xuất hiện nhanh chóng. Thực thể: Nhiều lỗ thủng màng nhĩ hoặc màng nhĩ đóng kín nhưng dày nhợt có nụ hạt, xương bị ăn mịn. Hạch trước tai hoặc xung quanh tai. Có triệu chứng tồn thân nghi lao hoặc đối tượng có yếu tố nguy cơ.

- Chẩn đốn xác định khi có bằng chứng vi khuẩn học. Ngày nay nhờ phát triển công nghệ khuếch đại gen nên tăng cường độ nhạy, độ đặc hiệu của chẩn đoán và chẩn đoán được sự kháng một số thuốc chống lao cơ bản. Giải phẫu bệnh với hình ảnh đặc trưng: Tế bào Langhans với hoại tử bã đậu.

- Điều trị chủ yếu là thuốc lao theo phác đồ WHO 2010: 2RHZE/ 4RH. Phẫu thuật khi điều trị nội khoa thất bại, có biến chứng rị hoặc đe dọa biến chứng nặng, lấy bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh hoặc xử lý bệnh tích sau khi điều trị nội khoa ổn định.

2. Bộ môn Lao bệnh phổi (2014). Bài giảng bệnh lao, Nhà xuất bản Y học Hà nội

3. P Adhikari. Tuberculous Otitis Media: A Review of Literature. The Internet Journal of Otorhinolaryngology. 2008 Volume 9 Number 1.

4. Patrícia Maria SensI; Clemente I. R. AlmeidaII et al. Tuberculosis of

the ear, a professional disease?

5. K.B. Gupta, Sanjeev Tandon. TUBERCULOSIS OF MIDDLE EAR -

A CASE REPORTS. Ind.J. Tub., 2000. 47,45

6. Đoàn Thị Hồng Hoa. Lao tai: Biểu hiện lâm sàng và tiến bộ trong

chẩn đốn. Hội nghị Tai mũi họng Tồn Quốc, Đà Nẵng 2016.

7. Huỳnh Bá Tân. Lao tai giữa. Hội nghị Tai mũi họng toàn quốc, Đà Nẵng 2016.

8. M.H. Rho a, D.W. Kimb et al. Tuberculous Otomastoiditis on High-

Resolution Temporal Bone CT: Comparison with Nontuberculous Otomastoiditis with and without Cholesteatoma. AJNR March

Một phần của tài liệu Lao tai: cập nhật chẩn đoán và điều trị (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w