MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN (CHÍNH SÁCHCỔ TỨC) VÀ GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP:

Một phần của tài liệu phân tích các hình thức phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp (Trang 25 - 29)

TỨC) VÀ GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP:

Nếu bạn là người ra quyết định chi trả cổ tức- phân phối lợi nhuận thì vấn để bạn qua tâm nhất là gì? Chính sách cổ tức mà bạn mà bạn sắp quyết định có ảnh hưởng tới “Giá trị của Doanh nghiệp” hay không? Nói cách khác, nó có làm giảm “Giá trị của doanh nghiệp” không, và do đó gián tiếp làm các cổ đông bị thiệt hại hay không?

Về mặt thực tiễn, chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế trong doanh nghiệp Việt Nam phải thoả mãn nhu cầu của 3 nhóm: chủ sở hữu (tối đa hoá giá trị tài sản chủ sở hữu), người lao động (quỹ khen thưởng, phúc lợi) và chính bản thân doanh nghiệp (lợi nhuận giữ lại), đồng thời phải tuân thủ các quy định hiện hành. Một chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp phát huy được các nguồn lực của mình (động lực làm việc của người lao động, chủ động về tài chính), từ đó giúp làm gia tăng giá trị doanh nghiệp.

Trước khi chúng ta tìm hiểu rõ về mối quan hệ giữa PPLN và GTDN thì trước hết chúng cần xét đến yếu tố “ Giá trị Doanh nghiệp”

4.1. Khái niệm về giá trị doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.

Nhìn chung doanh nghiệp là đơn vị kinh tế quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.

Giá trị doanh nghiệp (firm value) là đại lượng kinh tế phản ánh giá trị của

toàn bộ hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá trị vốn chủ sở hữu (equity value) là phần giá trị doanh nghiệp thuộc về các chủ sở hữu.Nó bằng giá trị doanh nghiệp trừ đi giá trị các khoản nợ ngắn hạn, nợ trung dài hạn và lợi ích của cổ đông thiểu số.

Khi một doanh nghiệp mới thành lập, theo quy định pháp luật và yêu cầu của hoạt động kinh doanh, các chủ sở hữu phải góp vốn vào (có thể bằng tiền hoặc bằng tài sản khác), hình thành nên nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn này là cơ sở hình thành nên các tài sản cần thiết, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như các tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc thiết bị), thuê mướn lao động, thanh toán chi phí về nguyên nhiên liệu để tạo ra sản phẩm cung ứng cho thị trường. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng cách vay ngắn hạn, vay trung dài hạn và chiếm dụng hợp pháp. Trong quá trình hoạt động của

doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp được ghi nhận vào trong sổ sách kế toán, hình

thành nên giá trị sổ sách, bao gồm tổng giá trị tài sản thể hiện trong bảng cân đối

kế toán của doanh nghiệp theo c hế độ kế toán hiện hành.

Giá trị sổ sách thể hiện phép cộng đơn thuần giá trị các tài sản hữu hình của

doanh nghiệp, chưa ghi nhận được các giá trị vô hình của doanh nghiệp như giá trị thương hiệu, năng lực quản trị công ty, chất lượng nguồn nhân lực và các lợi thế thương mại khác.

Khi doanh nghiệp phát triển về quy mô và ngành nghề kinh doanh, nhu cầu về vốn vượt quá khả năng cung ứng của các chủ sở hữu ban đầu, doanh nghiệp buộc phải thu hút các nhà đầu tư mới để tăng vốn chủ sở hữu. Các nhà đầu tư mới này nhìn nhận doanh nghiệp như một tài sản đầu tư, vì vậy các nhà đầu tư sẽ xác định giá trị doanh nghiệp căn cứ vào thu nhập mang lại từ hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận này, giá trị doanh nghiệp là tổng giá trị hiện tại của tất

cả thu nhập có khả năng mang lại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,

còn được gọi là giá trị đầu tư. Khác với giá trị sổ sách (việc ghi nhận tuân theo các chuẩn mực kế toán), giá trị đầu tư khó xác định chính xác vì các nhà đầu tư khác nhau có mức độ ưa thích rủi ro khác nhau và phán đoán về thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai cũng khác nhau.

Giá trị doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố:

+ Thứ nhất là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Khi ra quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó, thực chất nhà đầu tư không mua tài sản đó mà muốn sở hữu dòng thu nhập do tài sản đó mang lại cho họ trong tương lai. Do đó, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư khi mua doanh nghiệp.

+ Thứ hai là xu thế tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Đầu tư vào doanh nghiệp là hoạt động có tính rủi ro. Xu thế tăng trưởng của lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra trong tương lai cao hơn mức lợi tức hiện tại mới hấp dẫn được nhà đầu tư.

+ Thứ ba là sự lành mạnh của tình hình tài chính. Một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh sẽ làm giảm rủi ro của đồng vốn đầu tư, hay nói cách khác các nhà đầu tư đánh giá cao các cơ hội đầu tư tương đối an toàn.

nhà xưởng, máy móc, thiết bị, trình độ công nghệ. Hiện trạng của tài sản hữu hình ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, đo đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Điều này sẽ quyết định thị phần của doanh nghiệp, và trực tiếp ảnh hưởng đến dòng doanh thu và lợi nhuận mong đợi sẽ kiếm được trong tương lai.

+ Thứ năm là tài sản vô hình. Các mối quan hệ hợp tác, các nguồn lực và đặc quyền kinh doanh, hợp đồng thuê bao, bằng phát minh sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa là những yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. + Cuối cùng là yếu tố nguồn nhân lực. Để có được một đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên lao động giỏi, nhiệt tình, có thái độ đúng đắn trong lao động, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chính sách nhân sự phù hợp, phải xây dựng được văn hoá tổ chức đặc trưng cần thiết. Do đó vấn đề con người trong lao động sản xuất và hoạt động quản lý cực kỳ quan trọng, quyết định lợi thế nhiều mặt của doanh nghiệp. Yếu tố này tác động rất mạnh đến giá trị doanh nghiệp, vì nó quyết định năng suất lao động, quyết định đến quá trình đổi mới công nghệ và hoàn thiện sản phẩm cũng như khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

Hiện nay, các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp có thể được chia làm ba phương pháp chính: phương pháp phân tích chiết khấu dòng tiền, phương pháp định giá theo tài sản và phương pháp định giá theo bội số.

4.2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ trọng phân phối lợi nhuận và giá trịdoanh nghiệp. doanh nghiệp.

“Thực tế cho thấy rằng: Chính sách cổ tức tác động giá trị doanh nghiệp”

Thật ra, Lintner là người nghiên cứu tiên phong về chính sách cổ tức, khi ông công bố nghiên cứu khảo sát quan điểm của các nhà quản lý doanh nghiệp Mỹ về chính sách cổ tức vào năm 1956. Lintner nhận thấy hầu hết các nhà quản lý tin rằng cổ đông thích cổ tức ổn định, phản ánh triển vọng tăng trưởng ổn định của công ty. Các nhà quản lý cũng nhận thức được việc cắt giảm cổ tức cao là điều không mong muốn, vì thế cho dù trong ngắn hạn thu nhập của công ty có thể tăng cao nhưng các công ty lại cho tăng cổ tức từ từ để đạt tới một tỷ lệ cổ tức mục tiêu nhằm thay đổi đột biến trong cổ tức do thu nhập tăng nhưng không bền vững. Trên sơ sở kết quả

khảo sát này, Lintner đã thiết lập một mô hình thể hiện mức thay đổi cổ tức của một công ty là một hàm số của tỷ lệ chi trả mục tiêu trừ

đi cổ tức năm trước đó, nhân với hệ số điều chỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy vậy nghiên cứu của ông không chỉ rõ chính sách cổ tức tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp, cũng như không đưa ra các lập luận cho chính sách cổ tức thật sự có tác động đến giá trị doanh nghiệp.

Cuộc tranh luận về chính sáchcổ tức có tác động đến giá trị doanhnghiệp trở nên sôi nổi sau khi MM đưa ra lập luận của hai ông cho rằng chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp.

Các học giả tài chính đồng tình với quan điểm của MM trong một thế giới hoàn hảo với những giả định chính ở trên, nhưng họ cho rằng trên thực tế thị trường tồn tại các bất hoàn hảo.Từ đó các tranh luận về chính sách cổ tức có tác động đến giá trị doanh nghiệp chủ yếu nhằm vào các bất hoàn hảo của thị trường.Và đưa ra các lý giải ủng hộ cho lập luận chính sách cổ tức có tác động đến giá trị doanh nghiệp. Chúng ta có 6 nhóm khía cạnh lien quan tới tác động không hề nhỏ này :

Một phần của tài liệu phân tích các hình thức phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp (Trang 25 - 29)