Trước hết, phải rà soát lại cơ sở hạ tầng trang thiết bị của các đơn vị phục vụ cho công tác thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan: Đây là yêu cầu được ưu tiên trong việc phát triển ngành, trước tiên là cơ sở vật chất như nhà làm việc, nhà ở, hệ thống nhà công vụ phải đầy đủ theo đúng yêu cầu và quy chuẩn, đảm bảo những u cầu có tính đặc thù của ngành. Mục tiêu phải đạt được là trụ sở của cơ quan hải quan các cấp phải khang trang, thực sự là cơ quan công quyền của Nhà nước; có đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho cán bộ, đủ diện tích để bố trí lắp đặt hệ thống máy móc phục vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện, hành khách xuất nhập cảnh đáp ứng các u cầu địi hỏi của nhiệm vụ trong tình hình mới, trong điều kiện hội nhập và phát triển. Phải khắc phục được nhược điểm hiện nay là các
cơng trình mới xây dựng nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, bộc lộ nhiều bất hợp lý trong bố trí quy trình nghiệp vụ.
Để có cơ sở cho việc đầu tư cần phải tiến hành xây dựng định mức, quy chuẩn về tiêu chuẩn của Trụ sở làm việc đối với từng cấp Hải quan. Trên cơ sở phân loại các cửa khẩu, địa điểm thơng quan từ đó đưa ra tiêu chuẩn trụ sở và những đặc thù về trụ sở tại các loại cửa khẩu điểm thông quan. Việc xây dựng định mức, quy chuẩn này đảm bảo các tiêu chí về yêu cầu chung trong xây dựng trụ sở của Nhà nước và yêu cầu đặc thù của ngành về tính khoa học trong phân luồng hàng hóa làm thủ tục, trong bố trí trang bị máy móc, thiết bị kiểm tra, giám sát. Căn cứ vào các quy định của Nhà nước, xuất phát từ đặc thù của ngành về tính khoa học trong phân luồng hàng hóa làm thủ tục, trong bố trí trang bị máy móc, thiết bị kiểm tra, giám sát. Căn cứ vào các quy định của Nhà nước, xuất phát từ đặc thù của ngành, việc tiến hành quy chuẩn các nội dung cụ thể của trụ sở làm việc là rất cần thiết và phải làm sớm.
Rà soát các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ: máy soi, camera, cơng cụ phục vụ kiểm hóa… đối chiếu yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2010, xác định nhu cầu mua sắm, trang bị; hoàn chỉnh quy chế quản lý, sử dụng: phải tiến hành việc quy hoạch, rà soát về nhu cầu mua sắm trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ việc hiện đại hóa và tự động hóa nhằm hạn chế các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan.
Trang bị đồng bộ máy soi hiện đại, quy trình nghiệp vụ hồn chỉnh cho một số cửa khẩu các trang bị này phải đạt độ chuẩn ngang tầm với một số nước phát triển trong khu vực. Hệ thống máy soi kiểm tra hàng hóa: 100% cửa khẩu, cảng biển, sân bay, địa điểm làm thủ tục hải quan được trang bị máy soi hành lý của khách xuất nhập cảnh.
Trang bị hệ thống máy camera quan sát: phục vụ hoạt động giám sát hàng hóa được lắp đặt trên toàn bộ hệ thống cảng biển quốc tế, sân bay quốc tế và một số điểm cần thiết theo yêu cầu riêng.
Các thiết bị phục vụ kiểm tra khác như: cân, thước đo, máy đếm… trang bị hoàn chỉnh tại các cửa khẩu quốc tế và điểm thông quan nội địa.
Phương tiện chuyên dùng trong lĩnh vực chống buôn lậu đáp ứng yêu cầu của tình hình mới: trang bị tàu biển, ca nô phục vụ hoạt động chông buôn lậu trên biển. Dự kiến hình thành 3 Hải đội chống bn lậu trên biển do Tổng cục Hải quan quản lý. Bố trí số lượng phương tiện cho 1 Hải đội dự kiến: tàu tuần tra kiểm soát tốc độ cao là 6 chiếc; 1 máy bay trực thăng loại nhỏ; 1 tàu chở hàng, 2 tàu chở dầu, 6 canô. Trang bị hệ thống máy ngửi phát hiện ma túy, chất nổ tại tất cả các sân bay quốc tế, cửa khẩu đường bộ quốc tế, cảng biển quốc tế có hoạt động xuất nhập cảnh của khách.
Tăng cường trang thiết bị cho lượng kiểm tra phòng chống ma túy của Hải quan: hiện đại hóa các phương tiện phục vụ công tác chỉ đạo, kiểm tra của lãnh đạo ngành và tác chiến nghiệp vụ đảm bảo thơng tin kịp thời, chính xác và bí mật. Đầu tư xây dựng mạng, cơ sở dữ liệu về tội phạm ma túy, quản lý tiền chất, có khả năng kết nối từ Tổng cục Hải Quan xuống các địa phương, giữa hải quan và Công an, Bộ đội biên phòng, giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước. Lực lượng này phải được trang bị đầy đủ kiến thức và công cụ hỗ trợ như máy ngửi ma túy loại hiện đại, các chất thử, áo chống đạn, súng đặc biệt, công cụ thông tin liên lạc hiện đại, máy quay chuyên dụng. Các thiết bị khác phục vụ nhiệm vụ chống bn lậu: Ngồi những trang thiết bị thông thường như ôtô, xe máy, bộ đàm, máy quay chuyên dụng, áo giáp, lực lượng chống buôn lậu cần được trang bị thêm những thiết bị chuyên dùng hiện đại như máy bay trinh sát loại nhỏ, các thiết bị theo dõi tinh vi, máy tính có tốc độ cao.
Kết luận chương 2
Qua thực trạng thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan từ năm 2002 đến nay về các mặt thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải. có thể khẳng định việc thực hiện đã đạt được những hiệu quả nhất định, nội dung của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đã được thực hiện tương đối nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống xã hội, đảm bảo pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đi vào đời sống xã hội, phát huy vai trò trong
việc xử lý các vụ vi phạm hành chính về hải quan góp phần giảm các vụ vi phạm hành chính, ổn trật tự xã hội, an ninh kinh tế.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách tồn diện việc thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hiện nay vẫn cịn có một số hạn chế nhất định. Một số nội dung của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chưa được thực sự đảm bảo thi hành trong đời sống xã hội bởi hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan xử lý vi phạm hành chính nói chung, pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng cịn nhiều bất cập, chưa tạo lập được môi trường xã hội đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật… Để đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trong thời gian tới còn cần phải củng cố kiện toàn nhiều mặt. Đặc biệt việc phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những nguyên nhân hạn chế là cần thiết. Để từ đó, đưa ra những giải pháp cơ bản đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hiệu quả trong thời gian tới.
Xuất phát từ vị trí, vai trị và ý nghĩa của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, cùng với thực trạng thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là một yêu cầu tất yếu khách quan.
Căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của ngành hải quan, luận văn đã bước đầu xây dựng những giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hiện nay trong thời gian tới. Các giải pháp cơ bản được xác định là:
Giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam.
Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Giải pháp kiện tồn về tổ chức bộ máy.
Giải pháp kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức ngành hải quan.
Giải pháp tăng cường phối kết hợp giữa lực lượng hải quan với các lực lượng khác.
Kết luận
Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có vai trị quan trọng trong hoạt động hải quan. Nó góp phần quan trọng ổn định an ninh kinh tế, phát triển kinh tế đối ngoại của đất nước. Tuy nhiên, hiệu quả, giá trị của nó phụ thuộc vào việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đó là những phương thức, biện pháp đưa pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan vào cuộc sống hiện thực.
Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường dẫn đến sự phân tầng xã hội đang diễn ra gay gắt, sự phân hóa giàu nghèo, truyền thống đạo đức dân tộc đang có nguy cơ bị xói mịn… những tác động trên dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật đặc biệt là vi phạm pháp luật hải quan có chiều hướng gia tăng. Trước tình hình đó địi hỏi phải đảm bảo thực hiện pháp luật, pháp luật hải quan và pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Bởi ngành Hải quan có vai trị quan trọng góp phần thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực tiễn thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trong những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng nhất định. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, việc thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cịn phải bổ sung, kiện tồn, hồn thiện cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về pháp luật xử lý vi phạm hành chính, thực hiện pháp luật, thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng, bao gồm: những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật; khái niệm, đặc điểm, nội dung của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; khái niệm đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hải quan; thực trạng thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hiện nay; rút ra một số nguyên nhân, kinh nghiệm về việc thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Kết quả trên, bước đầu đã cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng những vấn đề về giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh trong hoạt động hải quan và đời sống xã hội. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ nói trên, luận văn đã dành một phần nội dung đáng kể trình bày về các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trong thời gian tới.
Bảo đảm thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trong thời gian tới, cần triển khai hoàn thiện hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cho phù hợp với tình hình thực tế, kịp thời thể chế hóa bộ luật xử lý vi phạm hành chính sắp được ban hành; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cho các đối tượng tham gia hoạt động hải quan, cho toàn xã hội; kiện toàn bộ máy tổ chức ngành hải quan và xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức hải quan có đủ năng lực trình độ chun mơn nghiệp, có phẩm chất đạo đức trong sáng lành mạnh. Việc kết hợp đồng bộ các giải pháp trên đảm bảo cho pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng một cách nghiêm minh, ổn định chính trị, phát triển kinh tế… góp phần cùng các ngành khác trong cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ luật hình sự (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2003), Báo cáo tổng kết đánh giá Luật Hải quan sau 20 tháng thực hiện,
ngày 15-10, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 810 ngày 16/3 về kế hoạch cải cách, phát triển và
hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2004 - 2006, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2004), Kế hoạch cải cách phát triển và hiện đại hóa Hải quan giai đoạn
2004 - 2006 (ban hành kèm theo Quyết định 810/QĐ-BTC, Hà Nội.
5. Chính phủ (1945), Ngày 10 tháng 9 năm 1945, (tên gọi đầu tiên của Hải quan Việt
Nam ngày nay) được thành lập bởi Sắc lệnh số 27/SL ngày 10/9 về việc thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu, Hà Nội.
6. Chính phủ (2000), Chỉ thị số 22/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/10
về chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001- 2010, Hà Nội.
7. Chính phủ (2001), Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4 của Thủ tướng Chính phủ
về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu thời kỳ 2001- 2005, Hà Nội.
8. Chính phủ (2001), Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan, Hà Nội.
9. Chính phủ (2001), Nghị định 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12 quy định chi tiết về kiểm tra
sau thơng quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.
10. Chính phủ (2002), Nghị định 107/2002/NĐ-CP ngày 23/12 quy định phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, Hà Nội.
11. Chính phủ (2003), Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật của Việt Nam đến 2010,
(Dự thảo 8/2003, Tờ trình Bộ Chính trị về Dự thảo Chiến lược, các Phụ lục I, II đính kèm), Hà Nội
12. Chính phủ (2004), Nghị định 138/2004/NĐ-CP ngày 17/6/ quy định về việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính
trị (khóa IX) về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2001, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
20. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ chí Minh (2004), Giáo trình Lý luận chung về Nhà