Mối quan hệ giữa EBIT và ROE

Một phần của tài liệu new (Trang 30 - 31)

Tiếp theo đây ta sẽ xét đến mối quan hệ giữa EBIT và ROE sau 2 năm ở công ty TNHH Việt An để xem qua 2 năm hoạt động, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty đã thay đổi như thế nào.

Bảng 4.10: Bảng phân tích tác động của EBIT đến ROE

KHOẢN MỤC 2005 2006

EBIT 3.688 16.584 Doanh thu tài chính 108 266 Chi phí tài chính 4.663 13.653 Thuế - - Lợi nhuận ròng (867) 3.197 Vốn CSH 9.133 51.565

ROE -9,5 6,2

Theo như tính toán ở bảng trên, năm 2005 do công ty làm ăn thua lỗ, lợi nhuận ròng bị âm nên ROE bị âm và thâm hụt vào nguồn vốn chủ sở hữu, làm giảm vốn chủ sở hữu. Hay nói cách khác, vốn chủ sở hữu ở cuối năm 2005 chỉ còn lại 90,5% so với đầu năm 2005.

Riêng năm 2006, tình hình hoạt động của công ty có bước phát triển đáng kể làm cho ROE tăng lên rất nhiều. Chỉ số ROE = 6,2 có nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 0,062 đồng lợi nhuận.

Để có được điều này, ta thấy EBIT có sự ảnh hưởng khá lớn đến chỉ số ROE. Vì thế, để cho chỉ số ROE của công ty được cao trong điều kiện nợ vay của công ty qua lớn thì công ty cần phải gia tăng EBIT. EBIT cao thì lợi nhuận ròng sẽ cao và ROE sẽ lớn.

Qua việc phân tích ROE ta cũng đã thấy tầm quan trọng trong việc bố trí cơ cấu nguồn vốn của công ty. Chỉ số ROE cho thấy mức độ sinh lời (hoặc lỗ) của vốn chủ sở hữu. Nếu vốn chủ sở hữu thấp mà công ty làm ăn có lãi thì ROE sẽ khuếch đại mức lời trên vốn chủ sở hữu của công ty. Ngược lại, nó sẽ thể hiện sự thâm hụt vào vốn chủ sở hữu nếu công ty kinh doanh kém hiệu quả.

Từ đó, việc gia tăng EBIT hoặc giảm thấp nợ vay đều ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời này. Nếu EBIT tăng hoặc nợ vay ít, thì lợi nhuận sẽ tăng và chỉ số ROE sẽ cao.

Một phần của tài liệu new (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w