Các giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của tổng công ty cà phê việt nam (Trang 91 - 95)

III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu càphê sang thị trường EU của

2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu càphê sang thị trưòng EU của

2.1. Giải pháp vi mô

2.1.1. Các giải pháp về thị trường

Để cho hoạt động xuất khẩu thành cơng thì trước hết phải có được thị trường ổn định. Điều này đòi hỏi Vinacafe phải ln có một nguồn hàng cà phê cung cấp đầy đủ, đa dạng phong phú về chủng loại đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời cũng phải có thị trường tiêu thụ ổn định và mang lại lợi ích cho Tổng cơng ty nói chung và cho Việt Nam nói riêng. Để có được nguồn cung cà phê hợp lý, thì Tổng cơng ty phải có những giải pháp ngay từ khâu quy hoạch vùng trồng cà phê, khâu gieo trồng, khâu chăm sóc, chế biến,…

2.1.1.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Như đã phân tích ở trên thì Việt Nam chủ yếu chỉ trồng cà phê Robusta, cà phê Arabica rất ít. Mà nhu cầu thế giới lại thiên về cà phê Arabica, nên mặc dù ta trồng nhiều cà phê Robusta cho sản lượng cao tuy nhiên giá thường thấp hơn giá cà phê Arabica nên giá trị xuất khẩu không cao. Hơn nữa thị trường EU ngày càng có xu hướng tiêu dùng cà phê Arabica hơn vì chất lưọng loại cà phê này vượt xa cà phê Robusta. Muốn thâm nhập vào được thị trường này thì khơng cịn cách nào khác phải đổi mới cơ cấu cà phê phù hợp với nhu cầu thị trường này. Vì thế ta cần phải thay đổi cơ cấu cây cà phê. Chuyển dịch một bộ phận diện tích trồng cà phê vối sang cà phê chè.

Hiện nay cả nước có hơn 500 ngàn ha, chủ yếu là cà phê vối ( cà phê chè có chưa đầy 20 ngàn ha). Chủ trương của nhà nước ta là không trồng mới thêm cà phê vối. Rà sốt lại diện tích cà phê hiện có, thanh lí khoảng 100 ngàn ha cà phê vối với năng xuất thấp, chất lượng kém , trồng thay thế bằng cà phê chè hoặc cây khác như ca cao, bông,…Tiếp tục thực hiện quyết định 172QĐ/TTG ngày 24 tháng 3 năm 1997 của thủ tướng chính phủ vay vốn AFD trồng mới khoảng 40 ngàn ha cà phê chè ở vùng Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, nhằm thay đổi dần cơ cấu sản phẩm cà phê Việt nam.

Ngành cà phê Việt Nam cần có chủ trương đổi mới phương hướng sản xuất cà phê theo 2 cách :

- Giảm bớt diện tích cà phê Robusta. Chuyển các diện tích cà phê phát triển kém, khơng có hiệu quả sang các loại cà phê trơng lâu năm khác như cao su, hồ tiêu,…

- Mở rộngdiện tích cà phê Arabica ở những nơi có điều kiện khí hậu đất đai thật thích hợp.

Mục tiêu của chiến lược này là giữ cho tổng diện tích không đổi ở mức hiện nay, hoặc giảm chút ít, nằm trong khoảng 450.000 ha đến 500.000 ha . Trong đó cà phê Robusta 350.000 ha- 400.000ha ( giảm 100.000- 150.000 ha). Cà phê Arabica 100.000 ha tăng 60.000 ha so với kế hoạch cũ trồng 40.000 ha.

2.1.1.2. Mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê xuất khẩu.

Mở rộng chủng loại các mặt hàng cà phê không chỉ có cà phê nhân sống mà cịn cần có thêm nhiều sản phẩm khác đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việt Nam hiện có hai nhà máy sản xuất cà phê hoà tan đang hoạt động, một là nhà máy cà phê Biên Hoà thuộc Vinacafe một là của Nestle Thai Lan. Vấn đề là tìm thị trường mở rộng thị trường tiêu thụ để tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Vấn đề cà phê dạng lỏng, dạng đóng hộp cũng cần được xem xét. Ngoài ra đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất khẩu cân quan tâm nhiều đến cà phê chế biến. Hạn chế xuất khẩu cà phê nhân vì thường đem lại hiệu quả không cao. Hiện nay nhu cầu thế giới nói chung và nhu cầu thị trường EU nói riêng thích tiêu dùng những sản phẩm cà phê qua chế biến có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, phong phú. Hơn nữa cà phê chế biến khi xuất khẩu sẽ đem lại giá trị cao hơn nhiều so với loại cà phê thô. Như vậy tăng chủng loại cà phê xuất khẩu sẽ là điều kiện để ta giữ được thị trường cho sản phẩm cà phê.

2.1.1.3. Mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam ở thị trường EU đồng thời xúc tiến việc tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa.

Hiện nay cà phê của Vinacafe mới chỉ thâm nhập vào thị trường EU cũ còn một thị trường rộng lớn gồm 10 thành viên mới chưa thâm nhập sâu. Do đó trong vịng mấy năm tới cần có những biện pháp để thâm nhập sâu hơn vào

tất cả các thành viên của EU. Vì thế Vinacafe cần phải đổi mới, nâng cao hiệu quả của việc tiếp thị. Hiện nay cà phê nước ta xuất khẩu sang gần 60 quốc gia, vùng lãnh thổ, tuy nhiên còn thiếu thị trường truyền thống. Đặc biệt với thị trường EU thì cà phê mới chỉ biết đến ở các nước như: Đức, Anh, Pháp, Ha Lan, còn các nước cịn lại thì xuất khẩu rất ít. Ngồi ra ngành cà phê Việt Nam còn chưa tham gia vào thị trường kỳ hạn, đó là mặt cịn yếu của ngành cà phê Việt Nam.

Một vấn đề quan trọng là tiềm năng thị trường trong nước chưa được khai thác. Việt Nam với hơn 80 triệu dân, đây là thi trường khá lớn, tuy nhiên cả nước mới chỉ tiêu dùng 5- 10 % lưọng cà phê sản xuất ra. Vì thế Tổng công ty cũng cần nghiên cứu kỹ thị trường trong nước. Cho dù Việt Nam có tập quán uống trà từ lâu đời, song lớp trẻ hiện nay có xu hướng tiêu dùng cà phê khá lớn.

2.1.1.4. Tổ chức tốt công tác thông tin, dự báo thị trường và thông tin thương mại.

Ngày nay thông tin trở lên hết sức quan trọng, đặc biệt trong việc xuất nhập khẩu. Thông tin nhanh chóng, cập nhật sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu và có đối sách kịp thời. Với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thì thơng tin về thị trường, giá cả, thông tin sản xuất ,…trở nên hết sức cấp bách. Khi xuất khẩu sang EU, đây là một thị trường hết sức khó tính: có chính sách bảo vệ người tiêu dùng nghiêm ngặt, lại đặt ra hàng loạt các hàng rào kĩ thuật, tuy nhiên lại là thị trường rộng, đa dạng, có mức thu nhập cao, ổn định…Do tổng công ty luôn luôn nắm bắt được nhu cầu thị trường này đồng thời phải dự báo tốt thông tin thương mại làm sao để hàng hoá của ta khi xuất sang EU đựơc thị trường này chấp nhận và đánh giá cao.

2.1.1.5. Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phuc vụ cho ngành cà phê.

Tổng công ty cần phải xây dụng các kết cấu hạ tầng như : Xây dựng các trung tâm chế biến cà phê xuất khẩu có chất lượng cao, đầu tư máy móc

trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến, thu hoạch, ngồi ra cịn xây dựng kho bến bãi để phục vụ cho việc thu mua, bảo quản , dự trữ…

Bên cạnh đó xây dựng các kết cấu như: trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, sàn giao dịch cà phê ,…Hiện nay ta mới chỉ có sàn giao dịch cà phê ở Tây Nguyên.Vì thế trong vòng mấy năm tới cần phải xây dựng thêm nhiều sàn giao dịch hơn và hoạt động có hiệu quả.

2.1.1.6 Bồi dưỡng các bộ trong ngành cà phê .

Bên cạnh yếu tố về cơng nghệ, thiết bị, máy móc, yếu tố con người có vai trị quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh cà phê xuất khẩu.

Đặc điểm của ngành cà phê cần khá nhiều lao động, mỗi công đoạn lại cần đội ngũ lao động với trình độ khác nhau. Do đó với đội ngũ lao động phổ thơng thì cần phải có đội ngũ lao động hăng say nhiệt tình, nắm bắt được chủ trương chính sách của nhà nước. Với đội ngũ cán bộ thương nhân trước hết là người giỏi chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, luôn cập nhật thơng tin, nghiên cứu phân tích các yếu tố sản xuất vào việc xuất khẩu như phân tích giá cả, cung cầu…đồng thời sử dụng thành thạo một số phương thức thông tin và truyền thơng hiện đại như : máy tính , internet,…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của tổng công ty cà phê việt nam (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)