Quá trình năng suất lá rụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng suất vật dụng làm cơ sở quản lý vật liệu cháy dưới rừng thông tại trung tâm phát triển lâm nghiệp hà nội​ (Trang 66 - 67)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Năng suất lá rụng dưới rừng thông

4.5.1. Quá trình năng suất lá rụng

Năng suất lá rụng được hiểu là lượng lá rụng được tạo ra trong một năm. Đây cũng là lượng lá rụng có thể khai thác được để làm nguyên liệu. Năng suất lá rụng không không phải lượng vật rụng tạo ra một năm. Nó bằng trung bình của lượng vật rụng tồn đọng trong một số năm nhất định. Hay nói cách khác, năng suất lá rụng phụ thuộc vào tốc độ phân hủy lá rụng và thời gian để xác định năng suất lá rụng. Tốc độ phân hủy lá rụng càng lớn và thời gian tích lũy càng dài thì năng suất lá rụng càng nhỏ.

Năng suất lá rụng được xác định theo cơng thức sau. NSTKn = (1/n)*(TKTĐn)

Trong đó: NSTKn là năng suất lá rụng trong n năm, TKTĐn là lượng lá rụng tồn đọng trong n năm.

Căn cứ vào số liệu về tổng khối lượng lá rụng tồn đọng trên một hecta ở trên nhóm nghiên cứu đã xác định năng suất lá rụng của rừng thông, kết quả được ghi trong bảng sau.

Bảng 4.16. Năng suất lá rụng trung bình năm theo thời gian tích lũy

Năm tích lũy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tổng lượng tích lũy

(kg/ha) 5757 9891 12861 14993 16525 17625 18415 18982 19390 19683

Số liệu cho thấy năng suất lá rụng giảm dần theo số năm tích lũy. Sau năm thứ nhất năng suất lá rụng là trên 5 tấn một hecta một năm, nhưng đến năm thứ 10 thì năng suất chỉ cịn xấp xỉ 2 tấn một hecta một năm.

Hình 4.23. Quá trình năng suất lá rụng

Như vậy, khối lượng lá rụng tồn đọng tăng dần và ổn định vào khoảng năm thứ 10, còn năng suất lá rụng lại liên tục giảm theo thời gian. Như vậy, để có được năng suất lá rụng cao cần khai thác vào những năm đầu tiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng suất vật dụng làm cơ sở quản lý vật liệu cháy dưới rừng thông tại trung tâm phát triển lâm nghiệp hà nội​ (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)