Hiệu quả sinh thái, xã hội và kinh tế của rừng trồng Bạch đàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của một số dòng bạch đàn trồng thuần loài phục vụ cho công tác trồng rừng tại công ty lâm nghiệp đông bắc​ (Trang 72 - 80)

Đối với rừng trồng sản xuất thì hiệu quả kinh tế là số 1 nhưng để đảm bảo kinh doanh rừng bền vững, phù hợp với mục tiêu quy hoạch chung của quốc gia và vùng lãnh thổ thì chúng tơi đánh giá trên cả ba mặt kinh tế, sinh thái và xã hội để

4.10.1, Hiệu quả sinh thái.

Sử dụng chỉ số về cường độ xói mịn đất, lượng xác thực vật rơi rụng, tình trạng sinh trưởng và tính đa dạng loài của lớp cây bụi thảm tươi để đánh giá hiệu quả về mặt sinh thái của rừng trồng các dòng Bạch đàn nơi nghiên cứu. * Xác thực vật khô rơi rụng dưới tán rừng phản ánh lượng vật chất mà lớp cây tầng cao, cây bụi thảm tươi trả lại cho đất. Xác thực vật rơi rụng có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mịn, giảm biên độ nhiệt và giữ độ ẩm cho đất, là nơi cư trú của vi sinh vật phân huỷ, sau khi phân huỷ tham gia chu trình tuần hồn vật chất sẽ giúp cải thiện độ phì của đất. Kết quả điều tra về lượng xác thực vật được tổng hợp trong biểu sau.

Biểu 4.25: Lượng xác thực vật dưới tán rừng trồng Bạch đàn 7 tuổi.

Đất Đ.V.T Dòng Bạch đàn TB

GU8 PN14 U6 U16 Đ.C

PTS kg/ha 4933 3733 3200 3433 4100 3880

ST “ 4033 3433 3167 3300 3700 3527

TB “ 4483 3583 3183 3367 3900 3703

Dẫn liệu trên cho thấy:

Lượng xác thực vật khô rơi rụng của rừng trồng Bạch đàn trên đất PTS là từ 3200 ( dòng U6 ) đến 4933 kg/ha ( dòng GU8 ), và trên đất ST là từ 3167 ( dòng U6 ) đến 4033 kg/ha ( dịng GU8 ). Lượng xác thực vật khơ của rừng trồng Bạch đàn trên đất PTS ( 3880 kg/ha ) cao hơn trên đất ST ( 3527 kg/ha )

là 353 kg/ha ( tương ứng với 10% ). Trên cả 2 dạng đất thì lượng xác thực vật của rừng trồng Bạch đàn dòng GU8 là cao nhất và thấp nhất là U6.

Như vậy đất PTS trồng Bạch đàn nhận được nhiều xác hữu cơ hơn thì sẽ bảo vệ và cải thiện độ phì tốt hơn đất ST. Rừng trồng Bạch đàn dòng GU8 trả lại cho đất nhiều xác hữu cơ nhất thì sẽ bảo vệ và cải thiện đất tốt nhất.

* Cây bụi thảm tươi góp phần tạo nên tiểu hồn cảnh rừng, ngồi ra cịn phản ánh tính chất của đất thơng qua thực vật chỉ thị. Cây bụi thảm tươi chịu ảnh hưởng của tầng cây gỗ, đặc điểm của đất, các biện pháp làm đất và chăm sóc rừng. Kết quả điều tra về cây bụi thảm tươi được tổng hợp trong biểu sau.

Biểu 4.26: Cây bụi thảm tươi dưới tán rừng trồng Bạch đàn 7 tuổi. Dòng B.đàn Đất PTS Đất ST Số loài H (m) Che phủ (%) Sinh trưởng Số loài H (m) Che phủ (%) Sinh trưởng GU8 27 1.3 45 Khá 25 0.9 35 TB PN14 28 1.4 35 Khá 29 1.2 32 Khá U6 21 1.4 27 Khá 20 1.1 26 TB U16 25 1.6 39 Khá 26 1.3 37 Khá Đ.C 19 1.6 43 Khá 18 1.4 35 Khá TB 24.0 1.5 38 23.6 1.2 33

Từ điều tra thực địa và tổng hợp trong biểu cho thấy:

Tổ thành loài của lớp cây bụi thảm tươi dưới tán rừng Bạch đàn nơi nghiên cứu được chia làm 2 tầng rõ rệt. Tầng trên gồm các loài cây thân gỗ như Ba soi, Bùm bụp, Thàu táu, Tổ kén…, tầng dưới gồm các loài cây thân thảo như Cỏ lào, Cỏ re, Kim tiền thảo…, ngồi ra cịn có lớp thực vật ngoại tầng là các loài cây dây leo như Lạc tiên, Dây tơ hồng, Bòng bong… Chủ yếu là những lồi chịu hạn, lá cứng có lớp biểu bì dày hoặc có lơng, sinh trưởng theo mùa. Xuất hiện nhiều lồi cây chỉ thị cho đất chua, nghèo dinh dưỡng như Thành ngạnh, Sim, Mua, Ràng ràng… Chưa có sự khác biệt lớn về tổ thành loài cây bụi thảm tươi dưới tán rừng Bạch đàn trồng trên đất PTS và ST ( trung bình có 24

lồi/OTC ). Tính đa dạng lồi thảm tươi, cây bụi dưới tán rừng PN14 là phong phú nhất ( trung bình có 28 đến 29 lồi/ OTC ) và kém nhất là U6 ( trung bình có 20 đến 21 lồi/ OTC ).

Chiều cao trung bình của cây bụi thảm tươi trên đất PTS ( 1.5 m ) cao hơn trên đất ST ( 1.2 m ) là 0.3 m ( tương ứng với 25% ), cây sinh trưởng tốt hơn.

Tỉ lệ che phủ của cây bụi thảm tươi dưới tán rừng Bạch đàn trồng trên đất PTS ( 38% ) cao hơn trồng trên đất ST ( 33% ), cao nhất là GU8 ( 35 đến 45% ) và thấp nhất là U6 ( 26 đến 27% ).

Nhìn chung, lớp cây bụi thảm tươi dưới tán rừng trồng Bạch đàn trên đất PTS sinh trưởng tốt hơn, tỉ lệ che phủ cao hơn trên đất ST. Trong 4 dịng Bạch đàn nghiên cứu thì tính đa dạng loài cây bụi thảm tươi dưới tán rừng PN14 là phong phú nhất. Độ che phủ của cây bụi thảm tươi dưới tán rừng GU8, PN14 và U16 cao hơn U6 vì vậy sẽ giúp cho việc bảo vệ đất chống xói mịn tốt hơn. * Bảo vệ đất, chống xói mịn: Bảo vệ lớp đất mặt là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kinh doanh rừng trồng Bạch đàn vì đây là lớp đất có nguồn dinh dưỡng cao nhất, là nơi cư trú của phần lớn các vi sinh vật đất và có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển của lớp cây bụi thảm tươi. Để đánh giá tác dụng bảo vệ đất của rừng trồng các dòng Bạch đàn khác nhau, chúng tơi sử dụng chỉ tiêu cường độ xói mịn đất - d ( độ dày của lớp đất mặt bị bào mòn trong 1 năm ). Theo cơng thức thì d tỉ lệ thuận với lượng mưa, độ dốc lớp đất mặt, chiều cao của tầng cây gỗ và tỉ lệ nghịch với độ tàn che của tầng cây cao, độ che phủ của thảm tươi cây bụi, thảm mục và độ xốp lớp đất mặt. Kết quả tính tốn về cường độ xói mịn đất được thể hiện trong biểu 4.27. Từ dẫn liệu trong biểu này cho thấy:

Trên đất PTS, lớp đất mặt bị xói mịn dưới tán rừng Bạch đàn GU8 ( 0.54 mm/năm ) là thấp nhất và cao nhất là U6 ( 1.12 mm/năm ). Trên đất ST, lớp đất mặt bị xói mịn dưới tán rừng Urophylla hạt là thấp nhất ( 0.99 mm/năm ) và cao nhất là U6 ( 1.52 mm/năm ). Trong 4 dòng Bạch đàn nghiên cứu, trên

cả 2 dạng đất thì trồng Bạch đàn GU8 lớp đất tầng mặt bị xói mịn ít nhất và nhiều nhất là trồng U6.

Biểu 4.27: Cường độ xói mịn đất rừng trồng Bạch đàn 7 tuổi.

Đất Dịng

B.đàn

Độ dốc (độ)

Tầng cây cao Độ che phủ

d (mm /năm) C Hvn Độ TC Cây bụi Thảm mục PTS GU8 19.3 21.1 0.72 0.45 0.67 0.54 1.16 PN14 21.3 20.3 0.73 0.35 0.60 0.90 0.99 U6 20.7 17.4 0.65 0.27 0.55 1.12 0.86 U16 18.0 23.4 0.74 0.39 0.63 0.56 1.05 Đ.C 21.0 16.5 0.66 0.43 0.65 0.68 1.12 TB 20.1 19.7 0.70 0.38 0.62 0.76 1.04 ST GU8 23.3 19.5 0.62 0.35 0.61 1.06 1.00 PN14 22.0 17.8 0.63 0.32 0.54 1.15 0.90 U6 21.7 16.6 0.62 0.26 0.47 1.52 0.77 U16 23.0 17.4 0.63 0.37 0.52 1.18 0.93 Đ.C 22.0 14.7 0.60 0.35 0.58 0.99 0.97 TB 22.4 17.2 0.62 0.33 0.55 1.18 0.91 Bình qn, đất ST có độ dốc 22.4o trồng Bạch đàn thì mỗi năm lớp đất mặt bị bào mịn 1.18 mm, cao gấp 1.56 lần đất PTS có độ dốc 20.1o ( 0.76 mm/năm ). Nếu xét ở cùng độ dốc bình quân của các OTC là 21.8o thì đất ST trồng Bạch đàn mỗi năm lớp đất mặt bị xói mịn là 1.12 mm, cao gấp 1.27 lần đất PTS ( 0.88 mm/năm ), chi tiết trong phần phụ biểu.

Chỉ số về khả năng phòng hộ của lớp phủ thực vật ( C ): Trên đất PTS cao nhất là 1.16 ( GU8 ) và thấp nhất là 0.86 ( U6 ), bình quân là 1.04. Trên đất ST cao nhất là 1.00 ( GU8 ) và thấp nhất là 0.77 ( U6 ), bình quân là 0.91. Nhìn chung, lớp thủ thực vật của rừng trồng Bạch đàn nơi nghiên cứu đều < 1.3 ( chưa đạt yêu cầu về phòng hộ bảo vệ đất ), đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lớp đất mặt bị xói mịn. Do đó cần phải duy trì và phát triển nhằm tăng độ che phủ của cây bụi thảm tươi, thảm mục dưới tán rừng trồng Bạch đàn nơi đây.

4.10.2, Hiệu quả xã hội.

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xã hội của công tác trồng rừng nhưng

do thời gian hạn chế nên đề tài chỉ tập trung đánh giá hiệu quả xã hội của rừng trồng Bạch đàn thông qua số cơng lao động đầu tư ( chi phí nhân cơng ), khối lượng sản phẩm cung cấp cho xã hội và mức độ chấp nhận của người trồng rừng đối với mỗi dòng Bạch đàn. Kết quả được thể hiện trong biểu sau.

Biểu 4.28: Hiệu quả xã hội của rừng trồng Bạch đàn 7 tuổi.

Đất Hạng mục Dòng Bạch đàn

GU8 PN14 U6 U16 Đ.C TB

PTS

Chi phí nhân cơng/1 ha 414.1 397.8 364.8 455.0 317.3 389.8

Khối lượng sản phẩm/1 ha 160.90 148.24 123.57 193.81 83.29 141.96

Chấp nhận của người dân 7.7 7.0 5.3 8.7 4.7 6.7

ST

Chi phí nhân cơng/1 ha 350.0 350.9 332.1 343.5 306.9 336.7

Khối lượng sản phẩm/1 ha 89.91 92.51 83.14 87.21 58.23 82.20

Chấp nhận của người dân 8.3 8.7 4.3 6.7 4.0 6.4

Từ dẫn liệu trong biểu cho thấy:

Để gieo, trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác 1 ha rừng trên đất PTS thì cần 389.8 cơng, cao hơn trên đất ST ( 336.7 công ) là 53.1 công ( tương ứng với 15.8 % ). Khai thác 1 ha rừng Bạch đàn trên đất PTS thì cung cấp cho xã hội 141.96 m3 sản phẩm, cao hơn đất ST ( 82.2 m3 ) là 57.76 m3 sản phẩm ( tương ứng với 72.7% ). Trên cả 2 dạng đất PTS và ST thì trồng Bạch đàn hom tạo được nhiều việc làm hơn, cung cấp nhiều sản phẩm hơn, người trồng rừng chấp nhận ở mức cao hơn so với Uro hạt.

Trên đất PTS, từ gieo trồng đến khai thác 1 ha rừng cần tối đa 455 công và cung cấp cho xã hội nhiều nhất là 193.81 m3 sản phẩm( U16 ), nhưng với U6 thì chỉ cần 364.8 cơng ( = 80.2 % của U16 ) và cung cấp 123.57 m3 sản phẩm ( = 63.8 % của U16 ), mức độ chấp nhận của người dân với U16 là cao nhất và thấp nhất là U6.

và cung cấp cho xã hội nhiều nhất là 92.51 m3 sản phẩm ( PN14 ), nhưng U6 thì chỉ cần 332.1 cơng ( = 94.7 % của PN14 ) và cung cấp 83.14 m3 sản phẩm ( = 89.9 % của PN14 ), người dân chấp nhận trồng PN14 ở mức cao nhất và thấp nhất là U6.

4.10.3, Hiệu quả kinh tế.

Căn cứ hồ sơ thiết kế trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng của cơng ty từ năm 2001 đến 2007, lãi suất vay ưu đãi ( 5.4%/năm ), kết quả tính các chỉ tiêu kinh tế được thể hiện trong biểu sau.

Biểu 4.29: Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Bạch đàn 7 tuổi.

Đất Dòng B.đàn Ct (đ) Bt (đ) NPV (đ) BCR IRR (%) PTS (1) GU8 11,062,888 53,752,446 28,624,923 3.71 34.38 PN14 10,895,785 50,693,409 26,560,814 3.55 33.40 U6 10,848,529 38,816,743 17,945,416 2.73 27.20 U16 11,062,888 68,361,572 39,280,589 4.71 40.32 Uro hạt 10,731,829 26,997,659 9,441,464 1.92 19.25 TB 10,920,384 47,724,366 24,370,641 3.32 30.91 ST (2) GU8 11,812,422 28,775,968 9,681,971 1.86 18.41 PN14 11,645,319 30,390,549 11,026,724 1.99 19.97 U6 11,386,411 25,527,415 7,727,696 1.71 16.63 U16 11,600,769 30,076,964 10,831,707 1.98 19.76 Uro hạt 11,481,363 18,280,813 2,358,030 1.21 9.40 TB 11,585,257 26,610,342 8,325,226 1.75 16.83 Chênh lệch(1-2) -664,873 21,114,024 16,045,416 1.57 14.08

Dẫn liệu trên cho thấy:

Đầu tư trực tiếp cho 1 ha rừng Bạch đàn trên đất PTS thấp hơn trên đất ST là 644.873 đ/ha ( do cơng đầu tư làm đất và chăm sóc rừng thấp hơn ) nhưng thu hồi cao hơn là 21.114.024 đ/ha ( do khối lượng và tỉ lệ lợi dụng sản phẩm cao hơn ). Đầu tư thấp hơn, thu hồi cao hơn dẫn đến NPV, BCR của Bạch đàn trồng trên đất PTS cao hơn trên đất ST.

Trên đất PTS, đầu tư trực tiếp từ 10.731.829 đến 11.062.888 đ/ha. Thu hồi từ 26.997.659 ( Uro hạt ) đến 68.361.572 đ/ha ( U16 ). NPV từ 9.441.464 ( Uro hạt ) đến 39.280.589 đ/ha ( U16 ). BCR từ 1.92 ( Uro hạt ) đến 4.71 ( U16 ). IRR từ 19.25 ( Uro hạt ) đến 40.32 (U16). Với đầu tư bình quân là 10.920.384 đ/ha thì thu hồi đạt 47.724.366 đ/ha, sau khi đã trả lãi vay thì lợi nhuận rịng thu được 24.370.641 đ/ha, đầu tư 1 đồng thì được 3.32 đồng lãi, vay với lãi suất 30.91%/ năm thì trồng rừng hồ vốn. Trong 4 dịng Bạch đàn hom thì hiệu quả kinh tế của U16 là cao nhất và thấp nhất là U6.

Trên đất ST, đầu tư trực tiếp từ 11.386,411 ( U6 ) đến 11.812.422 đ/ha ( GU8 ). Thu nhập từ 18.280.813 ( Uro hạt ) đến 30.390,549 đ/ha ( PN14 ). NPV từ 2.358.030 ( Uro hạt ) đến 11.026.724 đ/ha ( PN14 ). BCR cao nhất là 1.99 ( PN14 ) và thấp nhất là 1.21 ( Uro hạt ). IRR cao nhất là 19.97 ( PN14 ) và thấp nhất là 9.40 ( Uo hạt ). Với đầu tư bình quân là 11.585.257 đ/ha thì thu hồi đạt 26.610.342 đ/ha, sau khi đã trả lãi vay thì lợi nhuận rịng là 8.325.226 đ/ha, đầu tư 1 đồng thì thu được 1.75 đồng lãi, vay với lãi suất 16.83%/ năm thì trồng rừng là hồ vốn.

4.10.4, Hiệu quả tổng hợp (Ect).

Từ hiệu quả sinh thái, xã hội và kinh tế, kết quả tính hiệu quả tổng hợp của rừng trồng các dòng Bạch đàn được thể hiện trong biểu sau.

Biểu 4.30: Hiệu quả tổng hợp của rừng trồng Bạch đàn 7 tuổi.

Chỉ tiêu Đất PTS Đất ST

GU8 PN14 U6 U16 Đ.C TB GU8 PN14 U6 U16 Đ.C TB

1, Sinh thái 0.98 0.77 0.62 0.84 0.76 0.79 0.73 0.72 0.56 0.67 0.64 0.67

2, Xã hội 0.88 0.81 0.68 1.00 0.56 0.79 0.73 0.75 0.55 0.66 0.25 0.59

3, Kinh tế 0.79 0.75 0.57 1.00 0.38 0.70 0.37 0.40 0.32 0.40 0.18 0.33 Ect 0.88 0.78 0.62 0.95 0.56 0.76 0.61 0.62 0.48 0.58 0.36 0.53

Dẫn liệu trong biểu cho thấy:

Hiệu quả tổng hợp của Bạch đàn trồng trên đất PTS ( 0.76 ) cao hơn đất ST ( 0.53 ) là 44.2%. Cụ thể về sinh thái là 19.3% ( PTS là 0.79, ST là 0.67 ), về

xã hội là 35.3% ( PTS là 0.79, ST là 0.58 ), về kinh tế là 109.1%.

Trên đất PTS, rừng trồng GU8 đạt hiệu quả sinh thái cao nhất ( 0.98 ) và thấp nhất là U6 ( 0.62 ). Rừng trồng U16 đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất ( 1.00 ) và thấp nhất là Uro hạt ( xã hội là 0.56 và kinh tế là 0.38 ). Hiệu quả tổng hợp của rừng trồng U16 là cao nhất ( 0.95 ) và thấp nhất là Uro hạt.

Trên đất ST, rừng trồng GU8 đạt hiệu quả sinh thái cao nhất ( 0.73 ), PN14 đạt hiệu quả xã hội cao nhất ( 0.75 ), hiệu quả kinh tế PN14 và U16 tương đương nhau ( 0.40 ) và cao hơn GU8 ( 0.37 ), U6 ( 0.32 ), Uro hạt ( 0.18 ). Hiệu quả tổng hợp của PN14 là cao nhất ( 0.62) và thấp nhất là Uro hạt ( 0.36 ).

Nhìn chung: Qua nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng, sản lượng, chất lượng, hiệu quả sinh thái - kinh tế - xã hội của 4 dòng Bạch đàn trồng thuần loài, 7 tuổi cho thấy: Trên đất PTS tốt nhất là dòng U16 và kém nhất là U6. Trên đất ST tốt nhất là dòng PN14 và kém nhất là U6.

Chương 5

Kết luận – Tồn tại – Kiến nghị.

5.1, Kết luận.

- Sinh trưởng, tăng trưởng D1.3, Hvn, V, M, chất lượng, hiệu quả sinh thái - kinh tế - xã hội của rừng trồng Bạch đàn GU8, PN14, U6U16 bằng cây hom trên đất Phiến thạch sét cao hơn trên đấetSa thạch. Trên cả hai dạng đất, sinh trưởng, tăng trưởng D1.3, Hvn, V, M, chất lượng và hiệu quả kinh tế của rừng trồngGU8, PN14, U6U16 bằng cây hom cao hơn Urophylla hạt.

- Trên đất Phiến thạch sét, sinh trưởng, tăng trưởng D1.3, Hvn, V, M, hiệu quả sinh thái, kinh tế, xã hội của U16 là cao nhất và U6 là thấp nhất; Trên đấetSa thạch: Sinh trưởng, tăng trưởng D1.3 của PN14 và Hvn của GU8 là cao nhất, sinh trưởng, tăng trưởng D1.3 và Hvn của U6 là thấp nhất. Sinh trưởng, tăng trưởng V, M và hiệu quả kinh tế củaPN14 là cao nhất vàU6là thấp nhất.

- Có thể sử dụng hàm phân bố chuẩn hoặc Weibull để mô tả phân bố N - D1.3 và N - Hvn. Hàm mũ thích hợp để mơ tả tương quan Hvn - D1.3. Hàm Gompertz, hàm Schumacher và Sohn-Schumacher thích hợp để mơ tả sinh trưởng D1.3, Hvn và thể tích thân cây theo tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của một số dòng bạch đàn trồng thuần loài phục vụ cho công tác trồng rừng tại công ty lâm nghiệp đông bắc​ (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)