.4-/ Con người

Một phần của tài liệu giải pháp cho việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 33 - 46)

3.4.1- Con người xét trên phương diện là chủ thể tham gia vào TTCK.

Mới thốt khỏi những năm nghèo đói và khốn khổ vì chiến tranh, chúng ta lại phải trải qua giai đoạn nền kinh tế phát triển trì trệ của những năm kinh tế kế hoạch hoá, bao cấp và qua liêu bao cấp. Hậu quả của nó là mặc dù là nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường đã có tốc độ tăng trưởng cao ổn định thì thu nhập đại bộ phận dân cư là thấp, nước ta vẫn là một trong những nước có thu nhập quốc dân bình qn theo đầu người thấp nhất thế giới, lương không đủ chu cấp cho những nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của đời sống thì nói chi đến tiết kiệm và đầu tư. Vì vậy, khi cổ phần hố doanh nghiệp, số lượng người mua cổ phiếu là không đáng kể.

Một số bộ phận, một số vùng có tập quán ăn tiêu xa hoa, nhất là một số vùng Miền Nam, nhân dân vẫn chưa quen với TTCK, chưa hiểu luật chơi.

Tệ nạn tham ô, tham nhũng thụt két, hối lộ, chiếm đoạt tài sản Nhà nước có xu hướng gia tăng.

Tập quán thanh tốn bằng tiền mặt vẫn cịn là phổ biến trong dân và đặc biệt kể cả trong các doanh nghiệp, bên cạnh đó là tâm lý thích dự trữ vàng đã ngăn cản người dân gửi tiền vào ngân hàng. Về phía ngân hàng, hệ thống thanh tốn qua ngân hàng cịn yếu. Sự đổ vỡ của một ngân hàng, quỹ tín dụng làm mất lịng tin của nhân dân vừa qua là ảnh hưởng xấu đối với quá trình xây dựng TTCK.

Một trở ngại nữa cũng nên lưu ý đó là tâm lý sợ rủi ro, thích cầu tồn tồn tại trong dân cư, nguyên do là để có những đồng tiền họ đang có là mồ hơi nước mắt, họ khơng thể đánh đổi nó với cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường- những giấy tờ

mà họ không chắc chắn rằng là sẽ mang lại lợi nhuận cho họ không hay họ sẽ mất tất cả.

Sự hiểu biết về chứng khoán, TTCK và kinh doanh chứng khoán trong dân chúng hiện nay ở Việt Nam còn ở mức rất thấp. Những khái niệm căn bản về chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, mơi giới chứng khốn, bảo lãnh phát hành chứng khoán.v.v... chưa được phổ cập, chưa được lý thuyết hoá và luật pháp hoá ở mức tối thiểu cần thiết. Trong thực tế việc ứng dụng hoàn toàn tuỳ thuộc vào nhận thức chủ quan của từng người.

3.4.2- Con người nhìn từ góc độ là những chủ thể quản lý, vân hành TTCK.

Bởi đây là một lĩnh vực còn mới mẻ, chưa được khai thác. Đội ngũ cán bộ điều hành và quản lý TTCK còn non trẻ, thiếu cả về số lượng, kinh nghiệm và kiến thức nghiệp vụ, chưa được huấn luyện nhiều, thách thức vẫn ở phía trước.

Các nhà quản trị doanh nghiệp chỉ biết một phương cách tạo vốn duy nhất là tự tích luỹ (tích luỹ nội bộ) và vay vốn ngân hàng. Các công ty cổ phần với công cụ huy động vốn hữu hiệu là cổ phiếu, một hình thức “vay” khơng phải trả, cũng khơng được sử dụng triệt để, để nó có thể phát huy vai trị là mơ hình doanh nghiệp thích dụng nhất trong nền kinh tế hiện đại.

Về phía đội ngũ quản lý các doanh nghiệp, trên thực tế do chìm qua lâu trong cơ chế kế hoạch hoá, làm ăn lãi giả lỗ thật, thiếu trách nhiệm.

chương III

Giải pháp cho việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Mặc dù đã rất nố lực và cố gắng trong việc sớm cho ra đời thị trường chứng khoán(TTCK) ở Việt Nam, nhưng bên cạnh nhữnh kết quả rất khiêm tốn- chúng ta

vấp phải vơ vàn khó khăn: về con người, tri thức, luật pháp, kinh tế...v.v Tất cả những cái đó chúng ta sẽ phải khắc phục tùng bước 1 bởi những ưu

điểm không thể phủ nhận của nó, TTCK tất yếu sẽ phải được xây dựng ở Việt Nam cho dù có khó khăn đến đâu đi chăng nữa.

Sau đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển TTCK ở Việt Nam.

I-/ Tạo “hàng hoá” cho TTCK

Muốn xây dựng “chợ” trước tiên chúng ta sẽ phải trả lời câu hỏi sẽ mua bán gì ở đó? Hơn nữa chợ muốn hoạt động tốt địi hỏi phải có lượng hàng hố phong phú về chủng loại, số lượng, đảm bảo chất lượng. Đối với TTCK cũng vậy, chứng khoán được mua bán trên thị trường phải là loại chứng khoán trung và dài hạn, muốn chứng khoán được niêm yết tại trung tâm giao dịch CK thì phải đáp ứng được tiêu chuẩn niêm yết của trung tâm.

Hiện nay chúng ta có rất các loại ck hội đủ những yêu cầu đó. Như vậy, trong thời gian tới, để có thể có TTGDCK chúng ta phải giải quyết vấn đề trên càng sớm càng tốt bằng cách:

1) Tạo ra một lượng CK đảm bảo về qui mô và chất lượng đáp ứng nhu cầu mua bán trên TTCK mà cụ thể sắp tới là TTGDCK;

-Sử dụng biện pháp phát hành trái phiếu của các NHTMQD để đưa vào các cơng trình lớn, vì chúng có uy tín, sức hấp dẫn cao, xuất phát từ việc qui định lãi suất cao, dễ chuyển nhượng.

-Trái phiếu chính phủ loại trung và dài hạn là loại hàng hố có sức thuyết phục trên thị trường do chúng có ít rủi ro. Nên tăng cường phát hành CK loại này bằng nội tệ và ngoại tệ để bán cho các thể nhân và pháp nhân. Với số vốn huy động dưới hình thức này Chính phủ có thể đầu tư vào các cơng trình lớn quốc gia về điện, dầu khí...

-Khuyến khích các tổng cơng ty 90,91 trong một số ngành như ngân hàng, bưu chính viễn thơng...những doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu công ty loại trung và dài hạn để huy động vốn cho những cơng trình đang đuợc Quốc hội phê duyệt hoặc đang được tiến hành.Những loại trái phiếu này phải đảm bảo được tiêu chuẩn niêm yết trên TTCK và là cầu nối giữa nhu cầu to lớn về vốn của DN với nguồn vốn tiết kiệm đang trơi nổi ngồi xã hội. Khuyến khích DN có vốn điều lệ lớn hơn 10 tỷ đồng khi có nhu cầu về vốn cũng có thể phát hành trái phiếu loại trung và dài hạn với điều kiện họ phải tuân thủ nghị định 48/CP và qui chế niêm yết CK.

-Loại trái phiếu đô thị cũng cần được các tỉnh thành phố quan tâm như là một công cụ để huy động vốn cho các tỉnh thành. Cần mở rộng phát hành trái phiếu đô thị trung hạn. Uỷ ban CK nhà nước cần phải bổ sung qui định qui trình phát hành trái phiếu đô thị.

-Tăng cường, chú trọng phát hành trái phiếu có mệnh giá phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân Việt Nam, phát hành CK vô danh ( phiếu, trái phiếu dài hạn) có thể mua đi bán lại được, chuyển ký danh đã có thành các CK vơ danh; cho phép mua đi bán lại các CK này.

-Riêng đối với cổ phiếu, do những nguyên nhân như đại đa số doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiến trình cổ phần hóa DNNN diễn ra chậm chạp, TTGDCK theo qui định để tránh cho việc TT nhỏ bé, đơn điệu thì cần khoảng 10-20 cơng ty có CK được niêm yết trên TT, bởi vậy cho nên đến nay chúng ta vẫn chưa có TTGDCK. Để trung tâm này sớm được hình thành và đi vào hoạt động ta cần có những biện pháp trước mắt như:

+Sát nhập những công ty cổ phần nhỏ để hình thành những cơng ty cổ phần lớn hơn, hoạt động an tồn hơn. Những cơng ty đã được sát nhập này sẽ có vốn điều lệ lớn, đủ tiêu chuẩn để niêm yết trên TTCK, cổ phiếu của họ sẽ có uy tín. Những cổ phiếu nào được uỷ ban CK nhà nước phát hành sẽ mặc nhiên được phép niêm yết ở TTGDCK.

+Hiện nay, có loại cổ phiếu phát hành trước NĐ 48/CP như vậy phải căn cứ vào tiêu chuẩn vốn điều lệ tối thiểu đạt 10 tỷ dồng và trong 2 năm liên tục gần đây nhất phải kinh doanh có lãi thì CK của cơng ty đó sẽ được lưu thơng tại TTGDCK cịn khơng đủ điều kiện như trên sẽ được lưu thông ở thị trường phi tập trung đặt tại trong trung tâm để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đơng.

+Về tiến trình cổ phần hóa, muốn thúc đẩy cổ phần hóa được nhanh chóng cần phải thực hiện:

Phải tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức cũng như ý nghĩa, mục đích của việc cổ phần hố để các doanh nghiệp hiểu và có nhận thức đúng đắn về việc làm này.

Nhưng cần có những biện pháp, chính sách chế độ thật kiên quyết với những doanh nghiệp phản đối CPH. Có thể dùng những biện pháp khuyến khích tuyên truyền để DN tiến tới CPH kết hợp với xử lý kiên quyết nếu thấy cần thiết.

Sớm tổng kết lại các kiểu công ty cổ phần đã ra đời và hoạt động trong cả nước trong thời gian qua, kể cả cơng ty cổ phần có nguồn gốc tư nhân cũng như từ DNNN để chọn lựa mơ hình thích hợp, có hiệu quả từ đó làm mẫu để xây dựng và phát triển cơng ty cổ phần phù hợp.

Trên cơ sở chọn ra các DN không thuộc diện nhà nước gửi lại 100% vốn đầu tư để đưa vào danh sách CPH, với phương châm triển khai cụ thể, dứt điểm từng giai đoạn. Mở rộng các hình thức tiến hành CPH. Khơng nhất thiết chỉ bán một phần tài sản DN, mà cịn có thể triển khai thêm các hình thức như phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn mở rộng và hiện đại hố DN, đa dạng hóa các loại cổ phiếu và các lĩnh vực phát hành cổ phiếu (đây là hình thức mà Trung Quốc áp dụng thành cơng).

Bằng hình thức thơng tin qua báo chí, đài, các tổ chức đồn thể cung cấp thơng tin chính xác, tin cậy về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả tài chính của doanh nghiệp cổ phần hố đã qua kiểm toán độc lập.

áp dụng những điều kiện ưu đãi như nhau đối với các DNNN và công ty cổ phần.

Nhanh chóng triển khai và cụ thể hố cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc cổ phần hố theo Nghị định 28-CP của chính phủ ban hành ngày 07/05/1996 như:

Xác định danh mục loại hình DN cần phải cổ phần hố ở những mức độ nào. Xác định giá trị DN khi tiến hành cổ phần hố trên cơ sở phần giá trị cịn lại của DN phải sát đúng thực tế.

Vai trò làm chủ của những người lao động trong DN cổ phần hóa (trong Nghị định 28-CP qui định về việc bán chịu một số cổ phiếu trong 5 năm với lãi suất 4%/năm...) và thông tư 50 TC/TCDN ngày 30/08/1996 của Bộ Tài chính còn qui định thêm: “Hàng năm người lao động phải trả tối thiểu 20% giá trị cổ phiếu mua chịu và 4% lãi tiền số nợ vay, nếu người lao động không trả được nợ trong 2 năm

tiền giá trị cổ phiếu mua chịu thì phải hồn trả cho Nhà nước. Như vậy rất khó khăn cho người lao động. Bên cạnh đó, Ngân hàng phải tiếp tục cung ứng vốn tín dụng theo cơ chế cho vay đối với vốn DNNN và tham gia mua cổ phần trong DN cổ phần hoá. Qua vai trị cổ đơng, Ngân hàng sẽ nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của DN tạo điều kiện thúc đẩy q trình sản xuất có hiệu quả hơn vì lợi ích DN bao gồm cả lợi ích của NH.

2)áp dụng phương pháp phát hành chứng khoán hợp lý.

Phương pháp phát hành có tác dụng rất lớn trong việc phân phối tới người đầu tư một cách nhanh chóng, thu hồi vốn tốt.

Đối với trái phiếu, tốt hơn cả là tín phiếu kho bạc nên được phát hành toàn bộ qua đấu thầu tại NH nhà nước, cịn trái phiếu kho bạc có thể do kho bạc NN trực tiếp bán.

Trái phiếu doanh thì có thể bán dưới nhiều hình thức bảo lãnh phát hành theo NĐ 48/CP.

Cổ phiếu của DN có vốn điều lệ lớn hơn 10 tỷ đồng khi phát hành phải tuân theo NĐ 48/CP.

Các DN có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng cũng được phép tự phát hành cổ phiếu với sự đồng ý của Uỷ ban CK Nhà nước.

II-/ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp. Có biện pháp xử lý kiên quyết đối với những trường hợp làm trái luật pháp:

1)Đảm bảo sự quản lý của NN đối với TTCK.

Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận của nó TTCK cịn có nhiều khuyết tật hạn chế có thể dẫn đến tổn thất to lớn như khủng hoảng kinh tế, tiền tệ có tính chất khu vực và thế giới. Những quản lý nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia các quan hệ TTCK, khai thác được tốt những đặc tính ưu việt, những thế mạnh của TT và hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của nó. Nhà nước có thể quản lý việc hình thành và phát triển TTCK bằng nhiều cơng cụ dưới nhiều hình thức khác nhau như: ban hành luật để thực hiện các chính sách của nhà nước về tài chính, tiền tệ, lãi suất, đầu tư và thuế khố... hoặc thơng qua việc kiểm tra, giám sát các pháp nhân và thể nhân tham gia TTCK một cách thường xuyên nhằm ngăn chặn, xử lý những sai phạm theo luật định.

Uỷ ban CK quốc gia trực thuộc Chính phủ có chức năng quản lý các mặt hoạt động liên quan đến phát hành và kinh doanh CK. UBCKQG sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo các căn bản luật liên quan đến CK đệ trình chính phủ phê duyệt.

Sau đó tổ chức đào tạo và cấp giấy phép hoạt động cho các nhà môi giới CK. Khi các điều kiện chín muồi, sẽ tiến hành cấp giấy phép hoạt động cho từng sở giao dịch và có trách nhiệm theo dõi giám sát các mặt hoạt động trong suốt q trình hồn thành và phát triển TTCK theo hướng nhất định.

2)Xác lập qui chế pháp lý của các chủ thể tham gia TTCK.

Các chủ thể tham gia TTCK bao gồm các doanh nghiệp TC, ngân hàng, bảo hiểm, các tổ chức XH (pháp nhân). Các chủ thể này không hoạt động độc lập trên thị trường CK mà chúng có nhiều mối quan hệ khăng khít. TTCK hoạt động có hiệu quả, lành mạnh hay không đều do tính chất của các mối quan hệ này quyết định. Nếu tích cực thì TTCK có thể vận hành một cách hữu hiệu còn ngược lại TT bị lũng đoạn, bị thao túng rất dễ dẫn đến những hậu quả tai hại đôi khi các quốc gia phải trả giá rất đắt như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua.

Chính vì vậy cần có luật để điều chỉnh các mối quan hệ đó bằng cách xác định rõ vị trí, vai trị, chức năng, quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào TTCK, khơng những thế cần phải có luật qui định điều kiện để các chủ thể tham gia vào TTCK, tránh tình trạng tham gia một cách lộn xộn gây rối loạn TTCK, qui định trình tự, thủ tục tổ chức thành lập các pháp nhân tham gia TT, điều kiện đăng ký, xin giấy phép.

Pháp luật cần phải qui định rõ trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ tương ứng của các chủ thể liên quan với nhau và với nhà nước và toàn XH. Trong thực tế không phải mỗi chủ thể chỉ có một chức năng và chỉ có một mối quan hệ mà có nhiều chức năng, quan hệ nhiều chiều với các chủ thể khác. Do vậy để đảm bảo có một TTCK vận hành một cách nhịp nhàng có hiệu quả, pháp luật cần qui điịnh một cách cụ thể rõ ràng quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng với mỗi chức năng, phù hợp với tính chất và nội dung của từng loại hình hoạt động.

3)Pháp luật đảm bảo cho các hoạt động diễn ra trên thị trường một cách có trật tự, tuân thủ qui luật, điều lệ.

Như đã biết, TTCK được phân thành: TT sơ cấp và TT thứ cấp. TT sơ cấp là nơi CK được phát hành lần đầu, làm phát triển vốn đầu tư cho DN phát hành, là tiền

Một phần của tài liệu giải pháp cho việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)