Sự cần thiết khách quan nhà nước phải quản lý doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 29 - 34)

1.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.3. Sự cần thiết khách quan nhà nước phải quản lý doanh nghiệp nhỏ và

nhỏ và vừa

1.1.3.1. Xuất phát từ vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa Thứ nhất, về kinh tế:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Với số lượng đặc biệt lớn thường chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, các DNNVV đã có vai trị hết sức quan trọng đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến ngày 31/12/2019, cả nước có

758.610 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó tổng số DNNVV chiếm tới 98%. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước đạt khoảng 7,2%, trong đó có đóng góp khơng nhỏ của 758.610 doanh nghiệp trên cả nước.

- Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Các DNNVV với thế mạnh của mình là hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực của nền KT-XH đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực như giảm tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế cuả đất nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này cũng sẽ kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động theo hướng tích cực trong tương lai.

- Gia tăng giá trị xuất khẩu: Với đà phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kết hợp với thị trường mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa. Nhiều DNNVV đã mạnh dạn chuyển sang sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu, số lượng hàng hóa tham gia xuất khẩu ngày càng tăng, nhiều sản phẩm được các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất ủy thác qua các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp nước ngồi.

- Giúp thu hút vốn và dịng tiền nhàn rỗi trong dân: Vốn đầu tư là một yếu tố cơ bản của q trình sản xuất, có vai trị to lớn trong việc đầu tư trang thiết bị, cải tiến cơng nghệ, đào tạo nghề, nâng cao trình độ tay nghề cho lao động cũng như trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp. Trong bối cảnh lạm phát, việc huy động vốn của ngân hàng chưa hấp dẫn, các cá nhân có tiền nhàn rỗi có nhu cầu thành lập các cơ sở sản xuất nhỏ là hợp lý, đây là yếu tố tích cực của việc huy động vốn trong dân cư, do vậy hàng năm đã có hàng trăm DNNVV được thành lập.

Thứ hai, về xã hội

- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Nhiều DNNVV có thể tạo ra nhiều việc làm cho số lượng lớn người lao động. Ở những nước khác, các DNNVV là nguồn tạo ra nhiều việc làm nhất và

năng động nhất. Sự xuất hiện ngày càng nhiều DNNNV ở các địa phương, các vùng nơng thơn góp phần giải quyết vấn đề lao động dôi dư, nhàn rỗi trong xã hội và ổn định KT-XH. Vai trị của các DNNVV khơng chỉ thể hiện ở giá trị kinh tế mà nó tạo ra, quan trọng hơn và có ý nghĩa hơn là tạo cơng ăn việc làm cho người dân. Các cơ hội tăng thêm việc làm sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, kể cả những người đang thất nghiệp. Xét về sốlượng việc làm tạo mới, các DNNVV luôn chiếm ưu thế, bởi trên thực tế với qui mơ trung bình về vốn nhỏ hơn doanh nghiệp các khu vực khác, các nhà đầu tư DNNVV thường khởi nghiệp và phát triển từ các ngành thâm dụng lao động hơn là thâm dụng vốn, đầu tư cho một chỗ làm việc trong các DNNVV lại rất thấp so với doanh nghiệp lớn.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động, thúc đẩy quá trình khởi nghiệp kiến quốc

Trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh của các DNNVV luôn cần sử dụng một đội ngũ nhân lực nhất định, để nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các DNNVV thì hoạt động ĐTBD để nâng cao năng lực (về kiến thức, kỹ năng và thái độ) của đội ngũ nhân sự doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng.

- Góp phần vào việc thúc đẩy q trình đơ thị hoá

Việc phát triển các DNNVV ở nơng thơn khơng những góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm bớt sự chênh lệch về đời sống giữa thành thị và nơng thơn, mà cịn thúc đẩy đơ thị hóa các vùng nơng thơn. Để nơng thơn thực sự phát triển bền vững theo hướng CNH-HĐH, trước hết phải phát triển mạnh DNNVV.

1.1.3.2. Xuất phát từ chức năng của nhà nước

QLNN về doanh nghiệp là một chức năng đặc thù của QLNN. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của DNNVV có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Đồng thời nó chịu sự tác động và chi phối của nhiều yếu tố như luật pháp, kinh tế, văn hóa xã hội do đó việc QLNN về DNNVV là cần thiết. Nhà nước dựa trên chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có thể điều tiết và khống chế những hành vi khơng có lợi của doanh nghiệp với cộng đồng, khắc phục những khuyết điểm của cơ chế thị trường, điều chỉnh hoạt động của các DNNVV tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành cơng nghiệp có hiệu quả, thúc đẩy q trình CNH-HĐH đất nước. Việc QLNN về DNNVV vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của họ, vừa hướng mục tiêu của doanh nghiệp vào việc thực hiện tốt nhất mục tiêu chung của phát triển KT-XH.

Mặt khác, QLNN về DNNVV còn nhằm phát huy ưu điểm và thế mạnh của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình hợp tác giữa các doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trong nước. Đồng thời, QLNN về DNNVV phải nhằm khai thác được các lợi thế của doanh nghiệp về nguồn nhân lực, về tài nguyên thiên nhiên cũng như những nguồn lực khác của nền kinh tế.

Thông qua việc ban hành các thể lệ, chính sách và giám sát thực thi các quy định của pháp luật thì đồng thời nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy việc xây dựng và phát triển DNNVV thực hiện thành công chiến lược CNH– HĐH đất nước.

QLNN về DNNVV là điều kiện cần thiết góp phần giúp cho các DNNVV sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm có hiệu quả, đồng thời bảo vệ mơi trường sinh thái. Bên cạnh đó nhà nước còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển mở rộng đầu tư hợp tác phát triển với nhau thơng qua việc hình thành các chuỗi cung ứng. Chính hoạt động QLNN nhằm đảm

bảo cho các doanh nghiệp được phát triển theo quy hoạch đã định, chủ động phối hợp mục đích riêng của từng doanh nghiệp nhằm đạt tới mục đích chung của nền kinh tế.

1.1.3.3. Xuất phát từ chính đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình sản xuất kinh doanh

Các DNNVV trong quá trình thành lập, tổ chứcvà hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng có nhiều những thuận lợi và rất cần nhà nước, với vai trò định hướng, điều chỉnh và tạo khung pháp lý cho các DNNVV phát triển, phát huy những lợi thế của DNNVV vào q trình sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó DNNVV vẫn cịn nhiều bất cập nên rất cần sự điều chỉnh, định hướng, trợ giúp của nhà nước. Các bất cập mà DNNVV hay gặp phải trong q trình hoạt động có thể kể tới như sau: thiếu vốn sản xuất kinh doanh;khó khăn về mặt bằng sản xuất, kinh doanh; khó khăn về các yếu tố đầu vào, nguyên vật liệu, chi phí trong hoạt động kinh doanh và nhiều khó khăn cần tháo gỡ khác.

1.1.3.4. Đáp ứng yêu cầu của quá trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Trong q trình tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, Việt Nam đã có mối quan hệ về kinh tế với khoảng 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007. Việt Nam trở thành nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại với 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng, tiếp cận thị trường toàn cầu.

Với khoảng 98% tổng số doanh nghiệp trong nước là DNNVV thì việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và đón đầu những cơ hội hợp tác do q trình tồn cầu hố và hội nhập này mang lại thì càng cần có sự quản lý của nhà nước đối với DNNVV để cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam nói

chung và DNNVV nói riêng phát huy được các tiềm năng, thế mạnh đồng thời cũng hạn chế được những rủi ro nhất định đối với quá trình tổ chức, hoạt động và sản xuất, kinh doanh của hệ thống các DNNVV.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w