Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của các NHTM trên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng (Trang 41 - 45)

6. Kết cấu luận văn

1.5. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của các NHTM trên

Thế giới và bài học cho các NHTM Việt Nam

1.5.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của các NHTM trênThế giới Thế giới

Phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking, Online Banking) là xu thế chủ đạo tại các ngân hàng ở Anh và Mỹ. Theo nghiên cứu của Viện phân

tích Gartner (2008), dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Online Banking) hiện đã trở thành trào lưu đối với những khách hàng lẻ tại Anh và Mỹ và thực sự tạo cú hích cho sự tăng trưởng của những kênh dịch vụ khác như là giao dịch ATM. Cuộc nghiên cứu được tiến hành đối với 2.000 người trưởng thành cho thấy 33% khách hàng Mỹ (tương đương 71 triệu người) và 21% khách hàng Anh (tương đương 14 triệu người) thường xuyên sử dụng các dịch vụ ngân hàng trên web; và dịch vụ Internet Banking thực sự đem lại sự tăng trưởng cho những kênh giao dịch khác như ATM và dịch vụ ngân hàng qua điện thoại. Kết quả cũng cho thấy những khách hàng trẻ và những người có thu nhập cao là đối tượng sử dụng Internet Banking thường xuyên nhất.

Điểm đặc biệt là các ngân hàng ở Anh và Mỹ đã rất nhạy bén và thích ứng ngay với xu hướng đó của người tiêu dùng và tận dụng cơ hội này trong việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử. Các ngân hàng Anh Mỹ đã thay đổi ngay quan niệm xem Internet như một kênh giao nhận riêng biệt và ngay lập tức sử dụng trang web của mình để củng cố quan hệ với khách hàng và tạo sự khác biệt với đối thủ; đồng thời các ngân hàng Anh Mỹ đã tìm cách cải thiện và gia tăng sự phối hợp giữa các kênh dịch vụ và bộ phận kinh doanh khác nhau.

An tồn thơng tin và vai trò quản lý của NHTW Singapore trong xu hướng trong phát triển Internet Banking: Tháng 12/2006, Singapore chính thức đưa vào

đảm bảo an toàn cho hệ thống Internet Banking tại quốc gia này. Để xác thực, hệ thống ATTT sử dụng 2 nhân tố xác thực thuộc hai nhóm khác nhau kể trên để xác thực giúp tăng tính an tồn như:

- What you have (cái bạn có, chẳng hạn mật khẩu, token), - What you know (cái bạn biết – bao gồm các câu hỏi) - What you are (cái bạn làm)...

Để đạt được các thành công trong việc phát triển Ngân hàng điện tử và đảm bảo An tồn thơng tin thì sự tham gia của NHTW Singapore đóng vai trò quan trọng. Trên thực tế Chính phủ Singapore đã thiết lập luật về hoạt động của ngân hàng (Banking Act), trong đó đã quy định NHTW Singapore rất nhiều quyền quyết định các vấn đề về hệ thống ngân hàng, tiền tệ.

Trong quá trình hoạt động của mình, NHTW Singapore thường chọn phương án hợp tác với NHTM và các đối tác liên quan để cùng thảo luận, tìm ra một giải pháp có ích cho tương lai của ngành tài chính- ngân hàng. Chẳng hạn, ngoài làm việc với các NHTM, NHTW Singapore còn làm việc với các nhà cung cấp giải pháp an ninh như McAfee, Entrust, Symantec... để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất cho lĩnh vực tài chính- ngân hàng ở Singapore với giá hợp lý nhất.

NHTW Singapore đã xây dựng những quy định để điều chỉnh các hoạt động của Ngân hàng một cách an toàn, hiệu quả, mang lại các dịch vụ tốt cho người dùng, tạo cho người dùng cảm giác tin cậy. Cụ thể, NHTW Singapore đã nghiên cứu bối cảnh an ninh ở các quốc gia khác và xây dựng tiêu chuẩn phù hợp cho Singapore và giúp các NHTM triển khai được các tiêu chuẩn đó. Mặt khác, NHTW Singapore đã giúp các NHTM khơng bị ảnh hưởng đến uy tín cũng như hình ảnh của họ khi bị tấn cơng; tạo lịng tin của người dùng đối với các dịch vụ trực tuyến và khuyến khích họ sử dụng.

Sự khuyến khích phát triển Ngân hàng điện tử tại một số quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng điện tử đã được triển khai tại nhiều nước

như Hong Kong, Thái Lan... Tại Hong Kong, ngân hàng HSBC bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet Banking vào 1/8/2000.Với dịch vụ Internet Banking của HSBC,

khách hàng có thể gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, thanh toán hoá đơn dịch vụ và giao dịch ngoại hối. Tại Thái Lan, dịch vụ Internet Banking được cung cấp từ năm 1995. Đặc biệt sau cuộc khủng khoảng tài chính năm 1997, các ngân hàng Thái chịu sức ép phải cắt giảm chi phí đã chuyển hướng sang đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ Internet Banking, coi đây là một giải pháp để giảm chi phí nhân công và tăng độ thoả mãn của khách hàng.

1.5.2.Bài học cho các NHTM Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu một số kinh nghiệm triển khai Ngân hàng điện tử thành công tại một số quốc gia, ngân hàng trên thế giới; tác giả rút ra một số bài học cho NHTM Việt Nam như sau:

i. Phát huy vai trị của NHNN thơng qua chức năng là NHTW và là nhà quản lý trong việc thúc đẩy Ngân hàng điện tử. .

ii. Học hỏi, đánh giá, rút kinh nghiệp từ các quốc gia đi trước để đi tắt, đón đầu trong qua trình phát triển Ngân hàng điện tử

iii. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo điều kiện cho các dịch vụ Ngân hàng điện tử phát triển. Quy định của pháp luật cần mang tính mở để các bên cung cấp, sử dụng dịch vụ ngân hàng có thể cập nhật các tiến bộ khoa học vào hoạt động của mình.

iv. Nghiên cứu lựa chọn các cơng nghệ hiện đại và phù hợp với đặc điểm của Ngân hàng với xu hướng phát triển của công nghệ trên thế giới và khả năng chấp nhận của người tiêu dùng.

v. Trong quá trình phát triển Ngân hàng điện tử cần phải kết hợp được hài hòa 3 nhân tố: người sử dụng (khách hàng), người cung cấp dịch vụ (ngân hàng) và nhân tố mơi trường (cơng nghệ, internet, chính sách …)

vi. Cần có những biện pháp tác động làm thay đổi và phát sinh nhu cầu, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng.

vii. Triệt để tận dụng xu hướng phát triển của Internet, Mobile để phát triển các loại hình Ngân hàng điện tử và từ đó tạo ra các giá trị gia tăng cho Ngân hàng, Khách hàng.

viii. Các NHTM cần phải tổ chức, cơ cấu lại bộ máy để có thể cung cấp hiệu quả hơn các dịch vụ ngân hàng điện tử và phối kết hợp hiệu quả hơn giữa các bộ phận cung cấp các hình thức dịch vụ của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Như vậy tại chương 1, tác giả đã hệ thống lại tồn bộ các lý luận có liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm: (i) Các vấn đề chung nhất về ngân hàng điện tử, (ii) Nội dung của phát triển ngân hàng điện tử, (iii) Tiêu chí đánh giá sự phát triển ngân hàng điện tử, (iii) Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, (iv) Các điều kiện để phát triển ngân hàng điện tử, (v) và các bài học kinh nghiệm trên thế giới vận dụng cho hệ thống NHTM Việt Nam. Những cơ sở lý luận này sẽ là điều kiện cần hỗ trợ cho việc phân tích, đánh giá, triển khai hình thành ý tưởng nghiên cứu khảo sát ở chương 2 của đề tài này.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT

NAM THỊNH VƢỢNG (VPBANK)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w