4.1 Khai báo một biến kiểu số thực
Cũng tương tự như khi làm việc với số nguyên, Python cho phép chúng ta không cần khai báo biến lẫn xác định kiểu dữ liệu cho nó. Chỉ đơn giản bằng một phép gán, một biến sẽ được tạo ra và Python tự động chọn kiểu dữ liệu cho nó, phụ thuộc vào giá trị của phép gán. Đối với người lập trình bằng ngơn ngữ Python, khai báo một biến kiểu số thực sẽ thường sử dụng câu lệnh gán sau đây:
1 # Khai bao bien a , b la so thuc 2 a = 5.2
3 b = f l o a t( 6 . 7 )
4 p r i n t( a , b )
Chương trình 3.4: Khai báo một biến là kiểu số thực
4.2 Nhập số thực từ bàn phím
Một đoạn chương trình nhỏ, để nhận số thực từ việc nhập từ bàn phím, như sau:
1 a = f l o a t(i n p u t(" Nhap so thuc a : ") )
2 p r i n t( a )
Chương trình 3.5: Nhận số thực từ bàn phím
Với chức năng này, bắt buộc chúng ta phải có từ khóafloatchứ khơng thể lược bỏ như phần khai báo biến. Lý do là những gì nhập từ bàn phím, là kiểu chuỗi. Từ khóa float ở phía trước sẽ làm nhiệm vụ chuyển đổi từ kiểu chuỗi sang kiểu số. Do đó, bạn có thể nhập vào số nguyên 6, nó vẫn sẽ là con số hợp lệ để chuyển sang số thực.
4.3 Các phép toán trên số thực
Trước khi thử nghiệm các phép toán trên số nguyên, chúng ta sẽ hiện thực một đoạn chương trình nhỏ, là nhập 2 sốn n1 và n2 từ bàn phím, và in ra tổng của 2 số. Chương trình ví dụ như sau:
1 n1 = f l o a t(i n p u t(" So thu nhat : ") )
2 n2 = f l o a t(i n p u t(" So thu hai : ") )
3
4 p r i n t(" Tong cua 2 so : ", n1 + n2 )
Chương trình 3.6: Chương trình tính tốn đơn giản trên 2 số thực
Các phép toán phổ biến trên số thực, cũng gần giống với số nguyên, được liệt kê ra như sau:
• + : Phép cộng
• - : Phép trừ
• * : Phép nhân
• / : Chia số thực
• **: Phép mũ
Bây giờ, bạn có thể thử thay đổi phép tốn trong Chương trình 3.7 để hiểu rõ hơn các phép tốn được liệt kê ở trên.