Chiến dịch Điện Biên Phủ và sự thất bại hoàn toàn của kế hoạch Nava 1 Sự điều chỉnh kế hoạch của Nava và chủ trương đối phó của ta

Một phần của tài liệu Chuyên đề ôn thi đại học cao đẳng môn lịch sử năm 2014 (Trang 48 - 49)

3.1. Sự điều chỉnh kế hoạch của Nava và chủ trương đối phó của ta

Sau khi đưa quân lên Điện Biên Phủ để bảo vệ Tây Bắc và Thượng Lào không thành công, ngày 5 tháng 3 năm 1954, Na-va quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, chấp nhận một cuộc quyết chiến chiến lược tại đây và sẵn sàng “nghiền nát” bộ đội chủ lực của ta.

Như vậy, từ chỗ khơng có trong kế hoạch, Điện Biên Phủ đã trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va.

Đến tháng 3 năm 1954, Điện Biên Phủ trở thành căn cứ quân sự lớn nhất Đông Dương với lực lượng lúc cao nhất lên đến 16200 tên, được bố trí thành một hệ thống phịng thủ chặt chẽ gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu với các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại.

Đầu tháng 12/1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ để tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc.

Tồn dân, tồn qn ta với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, đã huy động 261.464 dân công với 10.301.570 ngày công và hàng vạn thanh niên xung phong tham gia vận chuyển lương thực, đạn dược, mở đường… phục vụ cho chiến dịch.

3.2. Diễn biến của chiến dịch

Ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta bắt đầu nổ súng tấn cơng tập đồn cứ điểm Điện Biên Phủ; chiến dịch diễn ra 3 đợt:

Đợt 1 (Từ 13 đến 17/3/1954): quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân

khu Bắc (Độc Lập, Bản Kéo), loại khỏi vòng chiến đấu 2000 tên địch.

Đợt 2 (Từ 30/3/1954 đến 26/4/1954): qn ta tấn cơng cứ điểm phía Đơng và

phân khu trung tâm Mường Thanh, từng bước khép chặt vòng vây và tiến sát sân bay Mường Thanh, cắt đứt con đường tiếp viện duy nhất của địch.

Sau đợt này, Mĩ viện trợ khẩn cấp cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ.

Đợt 3 (Từ 01/5/1954 đến 07/5/1954): ta tiêu diệt khu trung tâm Mường Thanh và

phân khu Nam - Hồng Cúm; quân Pháp định tháo chạy sang Lào.

3.3.1. Kết quả

Ta tiêu diệt và bắt sống 16200 tên, hạ 62 máy bay, thu tồn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.

3.3.2. Ý nghĩa

Đây là một thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam.

Đánh bại hoàn toàn kế họach Na-va của Pháp - Mĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đấu tranh ngoại giao ở Giơ-ne-vơ để đi đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Chứng minh chân lý của thời đại: dù là một dân tộc đất không rộng, dân khơng đơng nhưng nếu quyết tâm, biết đồn kết chiến đấu với đường lối cách mạng đúng đắn, được sự ủng hộ của quốc tế thì hồn tồn có khả năng chiến thắng bất cứ kẻ thù nào.

Một phần của tài liệu Chuyên đề ôn thi đại học cao đẳng môn lịch sử năm 2014 (Trang 48 - 49)