Kết quả thể nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn vào thiết kế bài giảng phân môn Tiếng Việt THPT (Trang 50 - 62)

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM

3.4. Kết quả thể nghiệm

* Chỉ tiêu đánh giá

Để đánh giá kết quả thể nghiệm, tôi xác định chỉ tiêu đánh giá cơ bản dựa vào kết quả học tập của học sinh (bằng điểm số) thông qua bài làm của học sinh theo thang điểm 10. Kết quả này được chia thành 4 loại: loại giỏi (9 – 10 điểm); loại khá (7 – 8 điểm); loại trung bình (5 – 6 điểm); loại yếu (0 – 4 điểm).

 Kết quả thể nghiệm.

Sau khi tiến hành thể nghiệm tôi kiểm tra chất lượng học sinh và thu được kết quả như sau:

Lớp Số lượng bài chấm Xếp loại Giỏi (9 – 10 điểm) Khá (7 – 8 điểm) Trung bình (5 – 6 điểm) Yếu (0 – 4 điểm) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 10A3 (30 học sinh thể nghiệm 30 3 10 15 50 8 26.7 4 13.3 10B5 (30 học sinh đối chứng) 30 1 3.3 12 40 11 36.7 6 20

Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy rằng, kết quả học tập của học sinh lớp thể nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Thể hiện ở mức độ giỏi tăng từ 3.3% lên 10% (tăng 6.7%), mức độ khá tăng mạnh từ 23.3% lên tới 50% (tăng gấp 2 lần), mức độ trung bình và yếu giảm đáng kể: mức độ trung bình giảm từ 46.7% xuống 26.7% (giảm 1.7 lần); mức yếu giảm từ 26.7% xuống 13.3% (giảm 13.4%). Trong khi đó ở lớp đối chứng, mức độ giỏi không tăng (3.3%), mức độ khá tăng từ 26.7% lên 40%, mức độ trung bình giảm nhẹ từ 43.3% xuống cịn 36.7% (giảm 6.6%), mức độ yếu giảm từ 26.7% xuống 20% (giảm 6.7%).

Từ kết quả thể nghiệm, tôi đi đến một kết luận như sau:

Đối với lớp thể nghiệm, giáo viên dạy và học sinh học theo giáo án tiếng Việt có vận dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng vào để thiết kế thì hầu hết các em đã phát huy được tính chủ động sáng tạo trong học tập. Trong giờ học, các em đã hăng say phát biểu xây dựng bài. Số lượng học sinh hiểu bài cũng tăng lên rõ rệt nên trong quá trình làm bài kiểm tra các em đã đạt được những kết quả rất tốt. Ngược lại, ở lớp đối chứng việc dạy và học theo giáo án bình thường thì hiện tượng học sinh khơng tập trung chú ý vào bài còn khá phổ biến. Nội dung bài học cịn mang tính áp đặt, rập khn, phương pháp dạy học không phù hợp nên các em chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc một cách máy móc những tri thức trong vở ghi vì vậy kết quả học tập của các em chưa cao.

Như vậy, với kết quả thể nghiệm và nhận xét như trên tơi hồn toàn khẳng định rằng Giáo án tiếng Việt mà giáo viên có vận dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng vào thiết kế khi đem ra giảng dạy có tính khả thi rất cao và có tác dụng rất tích cực.

Tiểu kết chương 3

Qua q trình thể nghiệm tơi rút ra nhận xét như sau:

Những giáo án tiếng Việt có vận dụng tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng vào thiết kế khi đem ra giảng dạy đã làm cho học sinh hiểu tương đối tốt những kiến thức cơ bản của phân môn Tiếng Việt, nâng cao tính tích cực nhận thức và hứng thú học tập cho học sinh.

Từ kết quả của q trình thực nghiệm như trên tơi đã đúc rút được những kinh nghiệm rất quý giá đó là: Nếu chúng ta biết khai thác tốt tài liệu Hướng dẫn

thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ tạo điều kiện để chúng ta đổi mới, nâng

cao chất lượng dạy học. Ngược lại nâng cao chất lượng dạy học sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để phát huy hiệu quả, vai trò của tài liệu Hướng dẫn thực hiện

chuẩn kiến thức, kĩ năng trong việc điều chỉnh, định hướng dạy học cũng như

trong đánh giá sản phẩm và thẩm định chất lượng đào tạo. Nắm vững và sử dụng tốt tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng chúng ta tin tưởng rằng sẽ hoàn thiện tốt năng lực nghề nghiệp, mạnh dạn vận dụng tài liệu Hướng

dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng để nâng cao hiệu quả dạy học, tạo nên

mối quan hệ hợp tác thân thiện trong nhà trường; đóng góp phần mình vào sự nghiệp đổi mới giáo dục của đất nước.

KẾT LUẬN

Kiến thức tiếng Việt mang tính khái quát và hệ thống. Những bài học về tiếng Việt tác động nhiều đến tư duy và trí tuệ của học sinh. Dạy học tiếng Việt đòi hỏi giáo viên phải rất linh hoạt trong quá trình dạy học, sử dụng phương pháp dạy phù hợp với từng bài học, với đối tượng học sinh, với điều kiện trường lớp, địa phương. Dạy học tiếng Việt cần chú ý đến một số nguyên tắc đặc thù: nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy; nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp; nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh; nguyên tắc phát triển hài hịa giữa ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết cho học sinh. Một số phương pháp dạy học tiếng Việt cho người bản ngữ: phương pháp thông báo – giải thích; phương pháp quan sát và phân tích ngôn ngữ; phương pháp rèn luyện theo mẫu; phương pháp giao tiếp. Thiết kế hoạt động dạy học một tiết tiếng Việt cần chú ý xác định mục tiêu bài học, phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động các hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh phù hợp.

Chương trình tiếng Việt Trung học phổ thông tập trung vào bốn chủ đề chính: phong cách ngơn ngữ và biện pháp tu từ; hoạt động giao tiếp; một số nội dung khác; củng cố, hoàn thiện kiến thức kĩ năng đã học.

Chuẩn kiến thức, kĩ năng và sự ra đời của tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng có vai trị rất quan trọng. Đó khơng chỉ là căn cứ để

biên soạn sách giáo khoa; quản lí, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, từng lớp học, từng cấp học mà nó cịn là căn cứ để thiết kế hoạt động dạy học.Trong quá trình vận dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn vào thiết kế bài giảng phân môn tiếng Việt giáo viên đã đánh giá rất cao những mặt thuận lợi mà tài liệu mang lại tuy nhiên trong q trình vận dụng giáo viên cịn gặp phải một số khó khăn nhất định.

Qua việc nghiên cứu thực trạng vận dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn vào thiết kế bài giảng phân môn tiếng Việt ở trường Trung học phổ thông tôi nhận thấy hầu như các giáo viên đã vận dụng tài liệu hướng dẫn vào để thiết kế bài giảng. Có thể thấy thiết kế đã đảm bảo các bước của một thiết kế bài giảng. Tuy nhiên nội dung bên trong của các bước còn một số điểm đáng lưu ý. Thứ nhất về xác định mục tiêu bài học. Thứ hai về phương pháp dạy học. Thứ ba về tiến trình tổ chức dạy học. Nhận thức được những thực trạng đang tồn tại đó tơi đã tiến hành phác thảo các bước của một thiết kế bài giảng theo những yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng đảm bảo

dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng. Ở mỗi bước mà tôi phác thảo tơi đem ra những ví dụ cụ thể để minh họa.

Để biết được những giáo án tiếng Việt mà giáo viên có vận dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn vào thiết kế có tính khả thi cao hay không khi đem vào giảng dạy trên lớp tôi tiến hành thể nghiệm và bước đầu thu được những kết quả khả quan giờ học tiếng Việt trở nên sơi nổi và rất hiệu quả.

Cuối cùng để góp phần nâng cao hiệu quả vận dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng vào thiết kế bài giảng phân môn tiếng Việt tôi xin đưa ra một vài kiến nghị sau:

Thứ nhất đối với các cấp quản lí giáo dục cần phải hướng dẫn, động viên,

khuyến khích giáo viên ở mọi vùng miền trong cả nước sử dụng tài liệu.

Thứ hai các đơn vị trường học cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc

hội thảo khoa học về dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng để phổ biến trong giáo viên.

Thứ ba về phía nhà trường cũng cần phải cung cấp đầy đủ tài liệu Hướng

dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên trong trường để phục vụ cho công tác vận dụng tài liệu của giáo viên diễn ra thường xuyên.

Thứ tư giáo viên cần phải mạnh dạn hơn trong việc vận dụng tài liệu vào

thiết kế bài giảng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1998), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB GD.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp10, NXB. Giáo dục Việt Nam.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ

năng môn Ngữ văn 11, NXB. Giáo dục Việt Nam.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, NXB. Giáo dục Việt Nam.

5. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình ngữ dụng học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

6. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2006), Ngữ văn 10, Tập 1, 2, NXB GD. 7. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2007), Ngữ văn lớp 11, tập 1, 2, NXB GD. 8. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2008), Ngữ văn 12, Tập 1, 2, NXB GD. 9. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2006), Sách giáo viên Ngữ văn 10, Tập 1,

2, NXB GD.

10. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2007), Sách giáo viên Ngữ văn 11, Tập 1,

2, NXB GD.

11. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2008), Sách giáo viên Ngữ Văn 11, Tập 1, 2, NXB GD.

12. Bùi Trọng Ngoãn (2008), Phong cách học tiếng Việt, NXB GD Đà Nẵng. 13. Trần Đình Sử (tổng chủ biên, 2006), Ngữ văn 10 nâng cao, Tập 1,2, NXB GD. 14. Trần Đình Sử (tổng chủ biên, 2007), Ngữ văn 11 nâng cao, Tập 1,2, NXB GD. 15. Trần Đình Sử (tổng chủ biên, 2008), Ngữ văn 12 nâng cao, Tập 1,2, NXB GD. 16. Trần Đình Sử (tổng chủ biên, 2006), Sách giáo viên Ngữ văn 10 nâng cao,

Tập 1, 2, NXB GD.

17. Trần Đình Sử (tổng chủ biên, 2007), Sách giáo viên Ngữ văn 10 nâng cao,

Tập 1, 2, NXB GD.

18. Trần Đình Sử (tổng chủ biên, 2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12 nâng cao,

Tập 1, 2, NXB GD.

19. Nguyễn Thị Trúc (2008), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Đại học sư phạm

PHỤ LỤC

GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM

Tiết 5 + 6 Tiếng Việt: Văn bản

(Ngữ Văn 10, tập 1, chương trình chuẩn)

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm, đặc điểm cơ bản của văn bản và các loại văn bản. 2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng nhận diện văn bản, phân tích văn bản và tạo lập văn bản.

3. Thái độ

- Có ý thức học tập, rèn luyện.

B. Phương tiện dạy học

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án Ngữ Văn 10, tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số tài liệu tham khảo khác.

C. Dự kiến phương pháp

- Phương pháp thơng báo - giải thích, phương pháp giao tiếp. D. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỉ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới.

Trong cuộc sống các em đã được tiếp xúc với rất nhiều loại văn bản khác nhau.Vậy các em hiểu thế nào là văn bản? Văn bản có những đặc điểm gì và người ta phân ra văn bản có mấy loại? Để biết được những điều đó bài học hơm nay cơ và trị chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu khái niệm đặc điểm của văn bản

TT1: Phân tích ngữ liệu

-GV cho HS đọc ngữ liệu (1), (2), (3)

sách giáo khoa tr.23,24 và lần lượt trả

lời các câu hỏi:

+ Mỗi văn bản trên được người nói (người viết), tạo ra trong loại hoạt động nào? Đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?

+ Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?

+ Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2, 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu như thế nào? Đặc biệt ở văn bản (3), văn bản còn được tổ chức theo kết cấu ba phần như thế nào?

I. Khái niệm, đặc điểm

1. Tìm hiểu ngữ liệu

- Ngữ liệu (1), (2), (3).

+ Mỗi văn bản trên được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Đáp ứng yêu cầu trao đổi kinh nghiệm sống, trao đổi tình cảm và thơng tin chính trị xã hội. Dung lượng có thể là một câu, hoặc một số câu khá lớn.

+ Mỗi văn bản trên đề cập đến:

Văn bản (1): hồn cảnh sống có thể tác

động đến nhân cách con người theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Văn bản (2): thân phận đáng thương

của người phụ nữ trong xã hội cũ: hạnh phúc không phải tự họ định đoạt, mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự may rủi.

Văn bản (3): kêu gọi cả cộng đồng

thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Các vấn đề trên đã triển khai nhất quán trong toàn văn bản.

-Nội dung các câu trong văn bản (2) và văn bản (3) đều có quan hệ nhất quán. Đều thể hiện một chủ đề. Các câu đó có quan hệ ý nghĩa rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Đặc biệt ở văn bản 3 văn bản gồm 3 phần:

+ Về hình thức, văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?

+ Mỗi văn bản được tạo ra nhằm mục đích gì?

HĐ 2: Củng cố

- Từ sự phân tích 3 ngữ liệu trên em hãy cho biết:

+ Văn bản là gì?

+ Văn bản có những đặc điểm gì?

không chịu làm nô lệ”): nêu lí do của

lời kêu gọi.

+ Thân bài (tiếp theo đến “ai cũng phải ra sức chống thực dân pháp cứu nước”): nêu nhiệm vụ cụ thể của mỗi

công dân yêu nước.

+ Kết bài (phần còn lại): Khẳng định quyết tâm chiến đấu và tất thắng của cuộc chiến đấu chính nghĩa.

- Về hình thức của văn bản (3).

+ Mở đầu: Tiêu đề: “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.

+ Kết thúc: Dấu ngắt câu (!).

- Mục đích của văn bản (1): Nhắc nhở một kinh nghiệm sống. Văn bản (2): Nêu một hiện tượng trong đời sống để mọi người cùng suy ngẫm. Văn bản (3): kêu gọi thống nhất ý chí và hành động của cộng đồng để chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

2. Khái niệm, đặc điểm của văn bản

a. Khái niệm

- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn.

b. Đặc điểm

- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.

- Các câu trong văn bản có sự lien kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dụng theo một kết cấu mạch lạc. - Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện

HĐ 3: Tìm hiểu các loại văn bản.

TT1: Phân tích các ngữ liệu

So sánh văn bản 1,2 với văn bản 3 (ở mục I) về các phương diện sau:

Vấn đề được đề cập trong mỗi văn bản là gì? Thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống?

- Từ ngữ được sử dụng trong mỗi văn bản thuộc loại nào (từ ngữ thông thường trong cuộc sống hay từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị)?

- Cách thức thể hiện nội dung như thế nào (thông qua hình ảnh hay thể hiện trực tiếp bằng lí lẽ, lập luận)?

tính hồn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).

- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định.

II.Các loại văn bản

1.Phân tích các ngữ liệu

a. So sánh văn bản (1),(2) với văn bản (3).

+ Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm, thuộc lĩnh vực quan hệ con người với hoàn cảnh trong đời sống xã hội.

+ Văn bản (2) đề cập đến thân phận người phụ nữ ngày xưa, thuộc lĩnh vực tình cảm trong đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Vận dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn vào thiết kế bài giảng phân môn Tiếng Việt THPT (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)