Đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 43 - 46)

III- Đánh giá kết quả và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế do tác

2. Đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ

* Tích cực

- Bước đầu phát huy được lợi thế vùng, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá - Xây dựng được các vùng kinh tế trọng điểm, chiếm 50% GDP, 75–80% giá trị gia tăng sản phẩm công nghiệp, 60-65% giá trị sản phẩm dịch vụ của cả nước.

- Các vùng kinh tế trọng điểm ngày càng phát huy vai trò là các “cực tăng trưởng” của nền kinh tế. Trong thời gian qua,ba vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy được tiềm năng lợi thế của mình nhờ đó tăng trưởng khá nhanh.Hiện nay các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp khoảng 50% GDP của cả nước thời kỳ 1996- 2000 và tăng lên 63,16% vào năm 2005.đóng góp khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu và khoảng 73% về thu ngân sách nhà nước,75-80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60-65% giá trị gia tăng khu vực dịch vụ

* Hạn chế

Đầu tư còn mang tính bình quân, dàn trải. Ở một số vùng đặc biệt khó khăn như Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ có nền kinh tế chậm phát

triển, tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng chưa được đầu tư đúng mức để tạo ra những chuyển biến rõ nét về phát triển kinh tế của vùng

Đầu tư phát triển trong các vùng kinh tế trọng điểm chưa đạt được hiệu quả cao. Đầu tư chưa thực sự gắn với quy hoạch ngành, vùng nên có sự chồng chéo, lãng phí. Nhiều dự án đầu tư hiệu quả thấp, nhất là trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nhiều nơi chưa được phát huy. Việc đầu tư ở các khu công nghiệp thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng nên nhiều địa phương có những khu công nghiệp với chức năng tương tự nhau dẫn đến tình trạng cạnh tranh không cần thiết, chèn ép lẫn nhau để thu hút vốn đầu tư trong khi các kết cấu hạ tầng lại chưa được quan tâm đúng mức.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể làm gia tăng khoảng cách giữa các vùng: Tuy những năm gần đây vốn đầu tư đã được chú trọng hơn cho các vùng miền núi, những vùng kém phát triển song thực tế còn chưa cao.Vốn tập trung quá nhiều cho những vùng có điều kiện tự nhiên ưu đãi đôi khi trở thành theo phong trào và dần dần sẽ không thu được hiệu quả kinh tế cao. Nguồn lực ở mỗi địa phương là có hạn,vì thế phải biết mở rộng ra những vùng khác tận dụng thế mạnh của từng vùng.

Mặc dù những năm qua đã cố gắng điều chỉnh cơ cấu đầu tư giữa các vùng, nhưng tỷ lệ đầu tư của các vùng miền Núi phía Bắc, Duyên hải Miền Trung, vùng Tây Nguyên vẫn còn ở mức khiêm tốn (chỉ ở mức từ 8 đến 12% tổng mức đầu tư toàn xã hội), vốn đầu tư vẫn tập trung cao ở các vùng Đồng bằng sông Hồng (khoảng 24%) và vùng Đông Nam bộ (khoảng 27%). Đầu tư cho các công trình liên vùng, liên tỉnh còn kém, bị chia cắt theo địa giới hành chính địa phương. Trong những năm vừa qua, quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh chóng,những khu đô thị mọc lên cùng với nó là những sức ép đè nặng. Dân số tập trung quá đông ở những vùng kinh tế phát triển,ngược lại,lại quá thưa thớt ở những vùng nông thôn hay miền núi. Đô thị hóa là một sự chuyển dịch rất tốt song nếu đô

thị hóa tập trung quá nhiều ở một khu vực thì chính nó lại tạo ra quá nhiều sức ép, những vấn đề xã hội nổi cộm và chắc chắn lại hao tốn sức lực và tiền của.ở những vùng có địa hình tự nhiên không ưu đãi ,thưa thớt về nguồn vốn đầu tư,thưa thớt về dân số,thưa thớt nhà máy,công trình…trong khi đó tài nguyên lại sẵn có và không được khai thác sử dụng hợp lý. Mà thực chất phát triển đô thị nên tìm cách đưa người nghèo vào những cộng đồng bao quanh các khu đô thị mới hơn là sự phân hoá. Sự gần gũi của các tầng lớp nghèo, thu nhập trung bình với khu vực dân cư giàu có hơn sẽ đem lại lợi ích cho cả hai phía: Người giàu hưởng lợi từ sự có mặt của lao động rẻ trong khi người nghèo dễ dàng tìm việc bằng việc cung cấp dịch vụ cho những hộ giàu hơn. Mặc dù đầu tư đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nhiều địa phương song bản thân nó vẫn tiềm ẩn sự chênh lệch lớn về phát triển giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng chậm phát triển và vùng phát triển.

Trong quá trình ra quyết định đầu tư, nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xác định những thế mạnh của vùng để đầu tư một cách đúng đắn. Điều này dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực của vùng, đặc biệt là việc sử dụng tài nguyên đất, nước, khoáng sản. Hơn nữa mối liên hệ giữa các địa phương, vùng còn chưa cao, mỗi địa phương đều có chính sách riêng nhưng nhìn tổng thể lại mâu thuẫn, cạnh tranh nhau. Mỗi địa phương đều tự tìm cho mình một hướng đi riêng nhưng phải trong định hướng phát triển chung của đất nước. Nguồn vốn ngân sách là có hạn vì vậy việc phân bổ cho các vùng sao cho hợp lý là việc khó khăn. Không thể phân bổ một cách dàn trải, và không theo định hướng phát triển của mỗi vùng. Do đó để có nguồn lực cho đầu tư phát triển mỗi địa phương phải có những chính sách thu hút đầu tư riêng. Tuy nhiên trong những năm gần đây,thiếu sự đồng bộ trong chính sách phát triển ở mỗi địa phương. Địa phương nào cũng muốn phát triển mà không mấy quan tâm xem đầu tư như thế nào cho phù hợp với tiềm lực và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương mình. Nguồn vốn đầu tư có hạn nếu tập

trung đầu tư cho địa phương này đồng nghĩa với mất cơ hội vốn đầu tư cho địa phương khác.

Sự chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội là hết sức cần thiết. Cần có sự liên kết giữa các địa phương vùng miền trong cả nước để hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cao hơn. Tránh sự trùng lặp nơi cần thì thiếu nơi không cần thì lại nhiều.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w