Tổng quát về môi trường biên tập dữ liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình arcmap 9.2 căn bản (Trang 29 - 33)

Biên tập thông tin không gian địa lý là một phần phát triển GIS tốn nhiều chi phí và thời gian nhất. dữ liệu không gian được tạo sẽ có giá trị nếu nó được thường xuyên cập nhật và có độ chính xác cao. Để giảm giá thành trong việc phát triển dữ liệu và cập nhật dữ liệu, dữ liệu phải có công cụ và qui trình cập nhật thích hợp.

ArcGIS có một bộ công cụ biên tập dữ liệu hoàn chỉnh, trong đó ArcMap là một chương trình quan trọng cho việc tạo và chỉnh sửa dữ liệu. ArcMap cung cấp các công cụ giúp ta tạo dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng bảo trì toàn vẹn dữ liệu. Đối với phát triển dữ liệu cho tổ chức cần nhiều người sử dụng cập nhật cùng một lúc, sản phẩm tích hợp ArcMAp và ArcSDE cung cấp nhiều công cụ cho tạo dữ liệu Version và giải quyết các trường hợp xung đột do cập nhật đồng thời.

Tùy theo phiên bản ta đang sử dụng mà có thể có các công cụ xử lý dữ liệu thích hợp. Shapefile có thể chỉnh sửa với mọi phiên bản của ArcMap, trong khi đó Geodatabase thì phụ thuộc vào phiên bản sử dụng Với các loại dữ liệu như bản vẽ CAD và Coverage, có thể xem và tham gia thực hiện các phân tích chứ không chỉnh sửa được trong ArcMap. Để chỉnh sửa được các loại dữ liệu không được phép chỉnh sửa trong ArcMap ta thực hiện chuyển đổi chúng sang Shapefile hoặc Geodatabase.

 Qui trình tạo và chỉnh sửa dữ liệu:

Trước khi tạo và chỉnh sửa dữ liệu trong ArcMap, ta cần phải có một Feature Class sẵn để thực hiện chỉnh sửa. Nếu ta không có Feature Class, ta có thể tạo một

Để tạo một Feature Clas mới ta phải tạo nó trong ArcCatalog, hoặc sử dụng công cụ Create Feature Class trong ArcToolBox.

Một khi đã có Feature Class, ta thêm nó vào ArcMap và thực hiện chỉnh sửa theo qui trình sau

Bước1: chọn Workspace và Data frame muốn thực hiện chỉnh sửa Những tác động chỉnh

sửa đều thực hiện trên một workspace trong một Data Frame duy nhất. Workspace làm việc có thể là một file GeoDatabase hoặc một Folder chứa các nguồn dữ liệu. nếu ta có nhiều hơn một Data Frame trong Map Document, ta cũng chỉ có thể thực hiện biên tập một Data Frame trong một phiên chỉnh sửa. ArcMap có thể hiển thị nhiều dữ liệu có hệ thống toạ đô khác nhau trên Data Frame, mặc dù ta có thể chỉnh sửa dữ liệu trên Data Frame có nhiều hệ thống toạ độ nhưng tốt nhất ta nên chuyển đổi chúng cùng một hệ thống toạ độ.

Bước 2: khởi động một phiên chỉnh sửa (Start Editing)

Để thực hiện chỉnh sửa, ta cần phải khởi động một phiên chỉnh sửa (edit Section). Trong phiên chỉnh sửa, ta có thể thực hịện tạo và cập nhật đối tượng, nhưng khi biên tập xong dữ liệu cần phải chấm dứt phiên chỉnh sửa. các thao tác chỉnh sửa chỉ được lưu trữ tạm

trên máy tính chỉ khi nào ta chọn Save thì dữ liệu mới lưu trữ vĩnh viễn trên dữ liệu nguồn.

- chọn Data Frame muốn thực hiện chỉnh sửa

- trên thanh công cụ Editor, click thanh xổ Editor, chọn Start Editing để khởi động phiên chỉnh sửa

- chọn Workspace nếu trên Data Frame có nhiều hơn một Workspace

- nếu trên Workspace các Layer sử dụng các hệ thống toạ độ khác nhau thì ta có thể gặp một hộp thoại cảnh báo.

- Ta chọn Start Editing để tiếp tục chỉnh sửa

Bước 3: chọn Layer trong WorkSpace mà ta muốn làm mục tiêu cho các thao tác chỉnh sửa (the Target Layer)

Khi ta chọn Workspace thực hiện Workspace, một số thao tác chỉnh sửa đòi hỏi phải chỉ định Layer để thực hiện. ví dụ khi ta thực hiện tạo mới đối tượng, ta cần phải biết tạo đối tượng trên Layer nào? Trên thanh xổ Target chứa tất cả các Layer đang làm việc có trong Workspace, chọn Layer để làm Target Layer.

Một khi ta chọn Target Layer, ArcMap sẽ mang môi trường chỉnh sửa phù hợp với Target ta chọn. ví dụ công cụ Sketch sẽ tạo mới đối tượng phù hợp với kiểu không gian mà Target Layer có.

Bước 4: lựa chọn đối tượng mới hoặc chỉnh sửa một đối tượng đã có sẵn

Thao tác mà ta thực hiện biên tập trên đối tượng gọi là Edit Task. Một trong những Edit task phổ biến là Create New Features. Các thao tác chỉnh sửa được phân loại theo nhóm chức năng như là tạo mới, chỉnh sửa và làm việc với Topology. Ta phải chọn thao tác làm việc để thực hiện biên tập. Edit Task được chọn sẽ thực hiện chức năng tương ứng khi ta chọn công cụ Sketch trên thanh công cụ Editor

Bước 5: định

thêm các tuỳ chọn hay thuộc tính khác như là chế độ truy bắt điểm, các Layer có thể được chọn, đơn vị đo.

Để việc biên tập hiệu quả hơn ta phải định các thuộc tính hay tuỳ chọn trên môi trường làm việc.

Môi trường truy bắt điểm: là một cách nhanh nhất và chính xác nhất để định vị vị trí của một Vertex. Truy bắt điểm sẽ thiết lập quan hệ vị trí chính xác với Feature khác trên bản đồ. Thay vì phải phóng to, làm việc cẩn thận để định vị một vị trí chính xác của một điểm đã có sẵn trên bản đồ, khoảng cách truy bắt điểm sẽ tự động bắt tọa độ vị trí đó nếu ta đưa chuột trong khoảng cách từ chuột tới điểm cần truy bắt.

Giao diện, phím tắt, đơn vị:

Cách bố trí các công cụ thường dùng, phím tắt, đơn vị sẽ giúp các thao tác chỉnh sửa trên bản đồ

nhanh chóng hơn. Ta có thể dùng cửa sổ Customize để

sắp xếp các vị trị Button thường được dùng để khi nào cần thiết ta có thể nhanh chóng sử dụng chúng. Phím tắt là một cách thực hiện các chức năng mà không phải

chọn màn hình. Sự kết hợp hài hoà giữa hai thiết bị nhập bàn phím và chuột sẽ tăng khả năng tương tác thay vì sử dụng một.

Đôi khi ta cần phải nhập một giá trị đo có đơn vị khác với đơn vị trên bản đồ. Thay vì phải tính toán chuyển đổi đơn vị rồi mới nhập trên bản đồ ta có thể nhập các ký tự tương ứng với đơn vị đo. Ví dụ: khi ta sử dụng đơn vị đo là mét ta nhập kí tự “m” sau giá trị đó

Chọn Layer:

Trên bản đồ có nhiều lớp, các thao tác trên bản đồ sẽ nhầm lẫn với các lớp không cần biên tập khi tương tác trên bản đồ. Ta có thể hạn chế sự phiền phức đó bằng cách định Layer nào sẽ có khả năng chọn khi tương tác trên bản đồ. Trong hình minh hoạ, những Layer nào được chọn sẽ có hộp kiểm trong thẻ Selection trên TOC

Bước 6: chọn công cụ trong thanh công cụ chỉnh sửa

Trong ArcMap, ta sẽ sử dụng Edit Sketch để tạo và chỉnh sửa Feature. Edit Sketch là một bản thảo tạo thời của Feature cho phép ta thực hiện chỉnh sửa. Khi hoàn thành vẽ, bản thảo tạm thời này sẽ trở thành không gian mới cho đối tượng đang vẽ.

Công cụ Sketch hoạt động giống cây bút chì của hoạ sĩ, tuỳ vào đối tượng mà thao tác vẽ cũng khác nhau. Khi đối tượng là Polygon thì Sketch

phải vẽ ít nhất 3 điểm, khi đối tượng là Line thì Sketch phải vẽ điểm đầu và điểm cuối. Sketch được hỗ trợ thêm menu trợ giúp khi click phải chuột trên màn hình để định vị điểm thêm chính xác.

Đôi khi gặp các đối tượng có nhiều hơn một thành phần (Multipatch), Sketch phải hoàn thàn từng phần của chúng trước khi hoàn thành bản vẽ. ví dụ khi ta vẽ đối tượng quần đảo là tập hợp nhiều đảo, tất cả các đối tượng này sẽ chỉ là một Feature trong Layer, ta phải hoàn thành từng đảo trước khi hoàn thành quần đảo

Ngoài công cụ Sketch còn có nhiều công cụ khác giúp biên tập chính xác và tiện lợ hơn.

Bước 7: thêm hoặc chỉnh sửa thuộc tính cho đối tượng mới tạo

Sau khi hoàn thành bản vẽ phác thảo, cần phải nhập thêm thuộc tính mô tả đối tượng. thuộc tính đối tượng là một hàng trong bản đối tượng. ta có thể nhập thủ công trên mỗi đối tượng hoặc cũng có thể Copy và Paste những giá trị đã có sẵn trên Feature khác. Vài Feature được thiết kế với giá trị mặc định (Default Value), kiểu con (Subtype), giới hạn thuộc tính(Range domains). Những đối tượng này giúp nhập thông tin nhanh và tránh được những lỗi do nhập dữ liệu.

Có hai cách để nhập dữ liệu: sử dụng hộp thoại Attribute và cửa sổ Table. Hộp thoại Attribute chỉ hiển thị thuộc tính thô các đối tượng đang chọn. Cửa sổ Table hiển thị toàn bộ dữ liệu có trong Layer dưới dạng bảng

Bước 8: lưu lại những thay đổi và ngừng phiên chỉnh sửa

Khi đã hoàn thành chỉnh sửa dữ liệu ta có thể lưu chúng vào nguồn dữ liệu. cần phân biệt giữa lưu Map Document và lưu Feature đang chỉnh sửa, Map Document không thực hiện lưu trữ Feature. sau khi lưu các chỉnh sửa, ta cần phải kết thúc phiên chỉnh sửa trong ArcMap. chỉ khi kết thúc phiên chỉnh sửa này thì ta mới có thể thực hiện phiên chỉnh sửa khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình arcmap 9.2 căn bản (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w