L ỜI C ẢM ƠN
1.2. Quản lý thu NSNN cấp huyện
1.2.5. Tiêu chí đánh giá quản lý thu ngân sách cấp huyệ n
1.2.5.1. Tiêu chí đánh giá mức độ hồn thành thu NSNN
Tỷ lệ thu thực tế so với thu dự toán là tỷ lệ giữa thu thực tế/thu dự toán
và được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ thực hiện thu so với dự toán (%) = Tổng thu NSNN thực hiện
Tổng dự toán thu NSNN x 100% Tỷ lệ này >100% phản ánh số thu NSNN thực tếcao hơn so với thu dự toán. Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt. Phần chênh lệch giữa thu thực tế và thu dự toán là khoản tăng thu NSNN trong năm thực hiện, 50% khoản tăng thu NSNN sẽ được chuyển nguồn thực hiện cải cách tiền lương cho năm sau còn
50% tăng thu NSNN sẽđược sử dụng cho chi đầu tư xây dựng cơ bản. Khoản
tăng thu này góp phần từng bước hồn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật của địa phương, góp thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển kinh tế tại địa phương. Kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy các khoản tăng nguồn thu cho NSNN, từng bước cho các huyện có thể tự cân đối ngân sách cấp mình, giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh.
Tỷ lệ này <100% phản ánh số thu NSNN thực tế thấp hơn so với thu dự toán. Phần chênh lệch này thể hiện sự hụt thu NSNN. Để có thểbù đắp khoản hụt thu NSNN có thể giảm chi NSNN tương ứng, tìm kiếm các nguồn thu để bù đắp hoặc đề nghị sự bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh.
1.2.5.2. Tiêu chí đánh giá tốc độtăng trưởng thu NSNN
Tỷ lệgia tăng thu NSNN so với năm trước phản ánh tốc độ tăng trưởng
thu NSNN và được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ gia tăng thu NSNN (%) = Thu NSNN năm nay−Thu NSNN năm trước
Thu NSNN năm trước x 100 %
Tỷ lệ gia tăng thu NSNN luôn biến động và phụ thuộc phần lớn vào tỷ
lệ thu NSNN thực tế so với thu dự toán. Tỷ lệ này >100% phản ánh tốc độ
tăng trưởng thu NSNN năm sau cao hơn năm trước góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế của địa phương cũng tăng lên. Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt, cho thấy dấu hiệu kinh tế địa phương phát triển. Tỷ lệ tăng thu NSNN cũng
chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi nguồn thu trong năm: các khoản thu
NSNN cấp huyện bị cắt giảm nguồn thu lướn trong năm chuyển cho nguồn thu cấp tỉnh sẽ ảnh hưởng lớn đến thu thực tế trong năm. Đây là do nguyên nhân khách quan mang lại nên không thể đánh giá là tỷ lệ gia tăng thu NSNN bị giảm.
Tỷ lệgia tăng thu NSNN <100% phản ánh số thu NSNN năm nay thấp
hơn so với năm trước, thể hiện sự thụt lùi của nền kinh tế của địa phương, nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai. Cần phải tìm giải pháp để tìm kiếm các khoản thu, nguồn thu mới thúc đẩy tỷ lệ gia tăng thu
NSNN năm sau cao hơn năm trước.
1.2.5.3. Tiêu chí đánh giá tỷ trọng các khoản thu NSNN
Để đánh giá tỷ trọng các khoản thu NSNN cần xem xét, đánh giá cơ
cấu các khoản thu NSNN cấp huyện gồm:
Một là, Thu thuế từ khu vực cơng thương nghiệp ngồi quốc doanh (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế tài nguyên)
Hai là, phí, lệ phí.
Ba là, lệ phí trước bạ, lệ phí mơn bài.
Bốn là, các khoản thu từđất (tiền sử dụng đất, đấu giá đất…) Năm là, thuế thu nhập cá nhân giao cấp huyện quản lý thu. Sáu là, thu kết dư.
Bảy là, thu từ bán tài sản. Tám là, thu khác.
Cơ cấu thu NSNN đảm bảo nguyên tắc căn bản vềcân đối ngân sách
thu thường xuyên lớn hơn chi thường xun và góp phần tích luỹ cho chi đầu
tư phát triển. Từđó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.
Cơ cấu thu NSNN hợp lý, bền vững hơn với sự tăng trưởng các khoản
thu từ sản xuất kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào thu từ tài nguyên và các khoản thu từ đất như tiền sử dụng đất và đấu giá đất. Cơ cấu thu NSNN bền vững khi các khoản thu từ thuế được cải thiện theo hướng hợp lý hơn. Thuế gián thu (thuế GTGT, thuế TTĐB) ngày càng đóng vai trị quan trọng, tỷ trọng các khoản thuế trực thu (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân) giảm dần trong tổng thu NSNN nhằm thực hiện chính sách cải thiện
mơi trường đầu tư, kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của các doanh
nghiệp.
Cơ cấu thu NSNN hợp lý và bền vững khi các khoản thu thường xuyên
chiếm tỷ trọng cao, các khoản thu không thường xuyên chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu NSNN.