Điểm công suất cực đại (MPP)

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) TÍNH TOÁN tác ĐỘNG của hệ THỐNG NĂNG LƯỢNG mặt TRỜI hỗn hợp tới lưới điện TRUNG THẾ 22KV 2 (Trang 32)

Các tấm pin năng lượng mặt trời được sản xuất từ các vật liệu Silicon nên dòng điện và điện áp của chúng cũng có liên hệ với nhaụ Khi pin năng lượng mặt trời ở một điện áp nào đó thì nó cũng có một dịng điện tương ứng. Tập hợp các cặp điểm này lại ta có Đường cong đặc tính V-I của pin mặt trờị Với một điểm làm việc nào đó của nó ta sẽ có một V và một I tương ứng, và cơng suất tác dụng nó tạo ra sẽ là p = VI.[6]

Chắc chắn là công suất P sẽ thay đổi khi điểm làm việc thay đổi, và điểm nào cho ta P lớn nhất thì gọi là điểm cơng suất cực đại của tấm pin mặt trời (Maximum Power Point: MPP). Đường cong đặc tính dịng điện – điện áp của tấm pin mặt trời cho ta quan hệ I và V để từ đó xác định được MPP của nó có hình dạng như hình 2.3.1. [6]

2.3.2. Dị tìm điểm cơng suất cực đại (MPPT)

MPPT (Maximum Power Point Tracking) là một thuật toán mà bộ điều khiển sạc dùng để chỉ thị điều khiển cho các tấm pin năng lượng mặt trời kết nối vào nó để hấp thụ và chuyển đổi tối đa hết mức có thể nguồn năng lượng mặt trờị Khi lượng bức xạ thay đổi những điểm MPP trên pin cũng thay đổị Vi xử lý của bộ charge controllers bên trong luôn theo dõi được quan hệ V-I, làm điểm công suất cực đại trong tấm pin phải thay đổi, giúp cho pin nhận được năng lượng tối đa.[6]

MPPT (Maximum Power Point Tracker) là bộ tìm điểm có lượng cơng suất cực đại của hệ thống thơng qua q trình điều khiển các chu kỳ đóng mở của khố điện tử dùng trong bộ biến đổi DC/DC.[6]

Hình 2.3.11 Bộ điều khiển MPPT trong hệ thống pin mặt trờị[6]

Phương pháp MPPT được dùng rộng rãi trong hệ thống năng lượng mặt trời làm việc độc lập và đang dần được áp dụng trong hệ quang điện làm việc với lướị Điểm phân công suất cực đại MPPT là thiết bị điện tử có cơng suất ghép nối nguồn điện PV với tải để khuyếch đại nhằm đưa công suất ra khỏi pin năng lượng mặt trời trong khi điều kiện làm việc thay đổị Nâng cao được hiệu suất làm việc của hệ thống.[6]

2.4. Hệ thống điện mặt trời

2.4.1. Tổng quan về hệ thống điện năng lượng mặt trời

Điện năng lượng mặt trời là ý tưởng tuyệt vờị Lấy năng lượng từ mặt trời và chuyển thành điện năng cung cấp cho các thiết bị. Một nguồn năng lượng sạch được tạo ra nhờ vào ánh sáng mặt trời chiếu vào các panel pin mặt trời tạo ra nguồn điện 1 chiều DC qua các bộ biến tần chỉnh thành các nguồn điện xoay chiều AC cung cấp cho các thiết bị điện.[8]

Các hệ thống điện mặt trời thường được sử dụng:

 Hệ thống điện mặt trời độc lập.

 Hệ thống năng lượng mặt trời nối lưới hoàn toàn.

 Hệ thống năng lượng mặt trời hỗn hợp (hybrid).

2.4.1.1. Hệ thống năng lượng mặt trời nối lưới hoàn toàn

Hệ thống năng lượng mặt trời nối lưới hoàn toàn này được sử dụng phổ biến ở Châu Âu và Hoa Kỳ, do lợi ích của nó làm giảm chi phí lắp đặt và có thêm thu nhập nhờ bán điện lại cho công ty điện lực. Hệ thống này hoạt động ở các khu có hệ thống lưới điện càng ổn định càng tốt. Đặc biệt nó có hiệu quả nhất ở nơi có khí hậu nóng, nhiều ánh nắng.[8]

 Ưu điểm:

+ Với việc sử dụng hệ thống này chúng ta có thể sử dụng được điện mặt trời vào ban ngày, lượng điện năng dư thừa sẽ được truyền vào lưới điện để bán cho các công ty điện lực. Vào buổi chiều hoặc buổi tối thì ta lại dùng điện từ cơng ty điện lực cung cấp. Giúp giảm được điện năng mà nhà máy sản xuất bằng các phương thức gây ô nhiễm môi trường.

+ Hệ thống không dùng pin lưu trữ nên giúp giảm được khá nhiều chi phí đầu tư ban đầu và chi phí bảo trì cho hệ thống.

+ Việc khai thác điện năng hiệu quả nhất từ nguồn năng lượng mặt trời do đó cơ cấu nổi bật là thu nhận, biến đổi và bổ sung điện năng trực tiếp vào lưới điện ngay mà không bị tổn hao trên acquy dự trữ.

+ Việc lắp đặt đơn giản, chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp nên thời gian thu hồi vốn được rút ngắn tối đa và chắc chắn theo sự tính tốn đầu tư ban đầụ

 Nhược điểm:

+ Hệ thống này nếu lưới điện bị cắt thì vào ban đêm hoặc khi trời có cường độ ánh sáng yếu thì hệ thống sẽ khơng thể sản xuất được năng lượng điện.

2.4.1.2. Hệ thống năng lượng mặt trời độc lập

Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập là kiểu hệ thống điện năng lượng mặt trời phổ biến nhất trên tồn thế giớị Với mục đích chính là cung cấp điện năng cho những nơi khơng có lưới điện quốc gia hay khơng có một nguồn điện năng nào khác. [8]

Hình 2.4.13 Hệ thống điện mặt trời độc lập ngoài lưới điện.[8]

 Ưu điểm:

+ Hệ thống này sẽ đơn giản, dễ thiết kế và thường dùng trong các khu vực chưa có lưới điện hoặc nơi thường xuyên bị cắt điện liên tục.

 Nhược điểm:

+ Hệ thống này vì khơng có lưới điện hoặc nguồn điện dự phịng nên phụ thuộc rất nhiều vào cường độ chiếu sáng của mặt trời hơn những hệ thống điện mặt trời khác.

+ Hệ thống này phải cung cấp điện năng lớn hơn cơng suất phụ tải mà nó cung cấp để nạp vào pin lưu trữ. Như vậy vào ban đêm khi mà các tấm pin mặt trời khơng thể tạo ra điện năng thì các phụ tải vẫn có thể hoạt động nhờ sử dụng nguồn điện năng đã được nạp vào pin lưu trữ từ trước.

2.4.2. Hệ thống năng lượng mặt trời hỗn hợp

Hệ thống điện mặt trời nối với lưới điện có pin lưu trữ cịn gọi là hệ thống tương tác lưới kết hợp với hệ thống mặt trời nối với lưới điện và dãy các acquỵ Hệ thống sử dụng điện năng từ các panel pin mặt trời khi trời nắng và bán điện dư cho công ty điện lực qua lưới điện. Hệ thống có dãy các acquy sẽ cung cấp điện ngay khi lưới điện đột ngột bị cắt. Do đó hệ thống sẽ hoạt động liên tục mà khơng bị đình trệ.[8]

Hình 2.4.14 Hệ thống điện mặt trời hịa lưới có lưu trữ.[8]

2.4.2.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống năng lượng điện mặt trời hỗn hợp

Khi khởi động hệ thống, acquy (battery) luôn được ưu tiên nạp điện từ mặt trời cho đến khi đầỵ Khi acquy đầy, hệ thống sẽ tự động biến đổi điện DC từ pin mặt trời thành điện AC 220V để cung cấp cho các phụ tải sử dụng. [8]

Phần năng lượng điện cịn dư thì hệ thống sẽ được hịa lưới điện ( điện áp ra của hệ thống có tần số, pha trùng với điện lưới có thể là 1 pha hoặc 3 pha) để bán cho công ty điện lực. [8]

Khi mất điện lưới, hệ thống sẽ tự động lấy điện DC từ acquy và pin mặt trời để biến đổi thành điện AC 220V cung cấp cho tải ưu tiên. [8]

+ Ưu điểm:

+ Hệ thống có thể cung cấp điện liên tục dù lưới điện có bị gặp sự cố hay kọ + Phần điện năng dư thừa có thể bán cho cơng ty điện lực nhằm rút ngắn thời

gian lấy lại vốn đầu tư. + Nhược điểm:

+ Hệ thống này trên lý thuyết là sự kết hợp giữa hệ thống điện mặt trời độc lập và hệ thống điện mặt trời nối lưới nên cấu tạo phức tạp.

2.5. Một số yêu cầu khi kết lưới của nhà máy điện mặt trời

2.5.1. Hệ thống điện mặt trời nối lưới điện quốc gia cần phải tuân thủ theo các quyđịnh về yêu cầu vận hành hệ thống điện phân phối định về yêu cầu vận hành hệ thống điện phân phối

Trích thơng tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về Quy định hệ thống điện phân phốị

 Yêu cầu kỹ thuật: [9]

+ Tần số:

Tần số danh định trong hệ thống điện quốc gia là 50 Hz. Trong điều kiện bình thường, tần số hệ thống điện được dao động trong phạm vi ± 0,2 Hz so với tần số danh định. Trường hợp hệ thống điện chưa ổn định, tần số hệ thống điện được dao động trong phạm vi ± 0,5 Hz so với tần số danh định.

+ Điện áp:

Các cấp điện áp danh định trong hệ thống điện phân phối bao gồm 110 kV, 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 6 kV và 0,4 kV.

Trong chế độ vận hành bình thường điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối được phép dao động so với điện áp danh định như sau:

 Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện là ± 5 %.

 Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là + 10% và - 5 %.

Trong chế độ sự cố đơn lẻ hoặc trong q trình khơi phục vận hành ổn định sau sự cố, cho phép mức dao động điện áp tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực tiếp do sự cố trong khoảng + 5 % và - 10 % so với điện áp danh định.

Trong chế độ sự cố nghiêm trọng hệ thống điện truyền tải hoặc khôi phục sự cố, cho phép mức dao động điện áp trong khoảng ± 10 % so với điện áp danh định.

+ Cân bằng pha:

Trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không vượt quá 3 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 5 % điện áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.

+ Sóng hài điện áp:

Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp (THD) là tỷ lệ giữa giá trị hiệu dụng của sóng hài điện áp với giá trị hiệu dụng của điện áp bậc cơ bản (theo đơn vị %):

THD=√∑Vi2

Trong đó:

THD : Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp.

Vi : Giá trị hiệu dụng của sóng hài điện áp bậc i và N là bậc cao nhất của sóng

hài cần đánh giá.

V1 : Giá trị hiệu dụng của của điện áp tại bậc cơ bản (tần số 50 Hz).

Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp tại mọi điểm đấu nối không được vượt quá giới hạn quy định trong bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1 Độ biến dạng sóng hài điện áp.[9]

Cấp điện áp Tổng biến dạng sóng hài Biến dạng riêng lẻ

110kV 3,0 % 1,5 %

Trung và hạ áp 6,5 % 3,0 %

Cho phép đỉnh nhọn điện áp bất thường trên lưới điện phân phối trong thời gian ngắn vượt quá tổng mức biến dạng sóng hài quy định nhưng khơng được gây hư hỏng thiết bị của lưới điện phân phốị

+ Nhấp nháy điện áp:

Trong điều kiện vận hành bình thường, mức nhấp nháy điện áp tại mọi điểm đấu nối không được vượt quá giới hạn quy định trong bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2 Mức nhấp nháy điện áp.[9]

Cấp điện áp Mức nhấp nháy cho phép

110 kV Pst95% = 0,80 Plt95% = 0,60 Trung áp Pst95% = 1,00 Plt95% = 0,80 Hạ áp Pst95% = 1,00 Plt95% = 0,80 Trong đó:

Mức nhấp nháy điện áp ngắn hạn (Pst) là giá trị đo được trong khoảng thời gian 10 phút bằng thiết bị đo tiêu chuẩn theo IEC868. Pst95% là ngưỡng giá trị của Pst sao cho

trong khoảng 95 % thời gian đo (ít nhất một tuần) và 95 % số vị trí đo Pst khơng vượt

q giá trị nàỵ Mức nhấp nháy điện áp dài hạn (Plt) được tính từ 12 kết quả đo Pst liên

tiếp (trong khoảng thời gian 02 giờ), được tính theo cơng thức:

P¿=√3 1 12×

j=1 12

Pstj3 (2.2)

Plt95% là ngưỡng giá trị của Plt sao cho trong khoảng 95 % thời gian đo (ít nhất 01 tuần) và 95 % số vị trí đo Plt khơng vượt q giá trị nàỵ

Tại điểm đấu nối trung và hạ áp, mức nhấp nháy ngắn hạn (Pst) không được vượt quá 0,9 và mức nhấp nháy dài hạn (Plt) không được vượt quá 0,7 theo tiêu chuẩn IEC1000-3-7.

+ Dòng ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố:

Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ chính được quy định trong bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3 Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian tối đa loại trừ sự cố.[9]

Điện áp

Dòng ngắn mạch lớn nhất (kA)

Thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ chính (ms)

Thời gian chịu đựng tối thiểu của thiết bị (s) Áp dụng tới ngày 31/12/2017 Áp dụng từ ngày 01/01/2018 Trung áp 25 500 03 Trung áp 110 kV 31,5 150 03 110 kV

Đối với lưới điện trung áp cấp cho khu đơ thị có mật độ dân cư đơng và đường dây có nhiều phân đoạn, khó phối hợp bảo vệ giữa các thiết bị đóng cắt trên lưới điện, cho phép thời gian loại trừ sự cố của bảo vệ chính tại một số vị trí đóng cắt lớn hơn giá trị quy định nhưng phải nhỏ hơn 1 giây (s) và phải đảm bảo an toàn cho thiết bị và lưới điện.

Đơn vị phân phối điện phải thơng báo giá trị dịng ngắn mạch cực đại cho phép tại điểm đấu nối để khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối phối hợp trong quá trình đầu tư, lắp đặt thiết bị.

+ Chế độ nối đất:

Chế độ nối đất trung tính trong hệ thống điện phân phối được quy định trong

bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4 Chế độ nối đất.[9]

Cấp điện áp Điểm trung tính

110 kV Nối đất trực tiếp.

35 kV Trung tính cách ly hoặc nối đất qua trở kháng.

15 kV, 22 kV Nối đất trực tiếp (3 pha 3 dây) hoặc nối đất lặp lại

(3 pha 4 dây).

6 kV, 10 kV Trung tính cách lỵ

Dưới 1000 V Nối đất trực tiếp (nối đất trung tính, nối đất lặp lại,

Trường hợp chế độ nối đất trung tính trong hệ thống điện phân phối thực hiện khác với quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc giạ

+ Hệ số sự cố chạm đất:

Hệ số sự cố chạm đất của lưới điện phân phối không được vượt q 1,4 đối với lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp và 1,7 đối với lưới điện có trung tính cách ly hoặc lưới điện có trung tính nối đất qua trở kháng.

 Độ tin cậy cấp điện và tổn thất điện năng: Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện,

các chỉ số tính tốn về độ tin cậy của lưới điện phân phối.[9]

+ Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối bao gồm:

 Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System

Average Interruption Duration Index - SAIDI).

 Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System Average Interruption Frequency Index - SAIFI).

 Chỉ số về số lần mất điện thống qua trung bình của lưới điện phân phối

(Momentary Average Interruption Frequency Index - MAIFI). + Các chỉ số về độ tin cậy của lưới điện phân phối được tính tốn như sau:

 SAIDI được tính bằng tổng số thời gian mất điện kéo dài trên 05 phút của

Khách hàng sử dụng điện và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện, xác định theo cơng thức sau: SAIDIj= ∑ i=1 n Ti× Ki K (2.3) SAIDI=j=1 4 SAIDIj (2.4) Trong đó:

Ti: Thời gian mất điện lần thứ i kéo dài trên 5 phút trong quý j.

Ki: Số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện thứ i trong quý j.

K: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý j.

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) TÍNH TOÁN tác ĐỘNG của hệ THỐNG NĂNG LƯỢNG mặt TRỜI hỗn hợp tới lưới điện TRUNG THẾ 22KV 2 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)