+ Da trời (C) hòa với vàng (Y) cho lục (Green - G) + Vàng (Y) hịa với tím hồng (M) cho đỏ (Red - R)
Như vậy, trong màu hóa chất thì đỏ, lục và lam lại là 3 màu thứ cấp. Hịa 3 màu sơ cấp hóa chất M, C, Y với nhau vể mặt nguyên tắc ta được màu đen. Nhưng vì các màu hóa chất khơng tuyệt đối tinh khiết, nên vẫn cần có màu đen riêng. Vì thế, trong in ấn, chỉ cần 4 màu da trời (C) tím hồng (M) vàng (Y) đen(K) (trong đó K = key, tức màu đen), là in ra được tất cả các màu, trừ màu trắng (là màu của giấy).
Tại sao màu hóa chất lại tuân theo quy ḷt trừ màu? Đó là bởi vì vật chất bản thân nó khơng có màu sắc (trừ những vật tự phát sáng) mà chỉ tán xạ và hấp thụ các bước sóng ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng chiếu vào nó. Một vật có màu đỏ là vì khi ánh sáng trắng chiếu vào nó, nó hấp thụ các ánh sáng lục và lam, chỉ phản chiếu ánh sáng đỏ vào mắt ta. Một vật có màu đen khi hấp thụ tất cả ánh sáng chiếu vào nó. Một vật có màu trắng vì nó phản xạ tất cả các bước sóng ánh sáng. [9] và [10]
Hình 2.12 Sự khác biệt khi kết hợp 2 màu của sơn và ánh sáng (vàng+lam)
Hình 2.13 Sự khác biệt khi kết hợp 2 màu của sơn và ánh sáng (lam+đỏ)
Hình 2.14 Sự khác biệt khi kết hợp 2 màu của sơn và ánh sáng (đỏ+lục) Lựa chọn quy luật pha màu cho đề tài
Trên thực tế các hạt màu trong màu sơn không phải là các màu sơ cấp lý tưởng. Vì thế bảng pha màu (hay vịng trịn màu sắc) chỉ có tác dụng định hướng. Chỉ các hãng sản xuất sơn mới nghiên cứu và thực sự hiểu màu pha trộn với nhau như thế nào để tạo thành màu khác, dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia và tự tạo ra được một cơng thức pha màu sơn cho riêng mình.
Trong đề tài, chúng tôi áp dụng nguyên tắc pha màu tuân theo quy tắc trừ màu và chọn 3 màu sơ cấp (Primary, hay cịn gọi là màu chính, màu cơ bản, màu bậc nhất) là đỏ (Red – R), vàng (Yellow – Y) và lam (Blue – B). Từ đó có thể pha ra các màu khác (trừ đen và trắng – khơng màu nào pha trộn ra nó).
Như vậy 3 màu thứ cấp là:
Đỏ + Vàng -> Da cam (Orange) Vàng + Lam -> Lục (Green) Lam + Đỏ -> Tím (Violet)
Trộn màu sơ cấp với màu thứ cấp cạnh nó thì được màu tam cấp (Tertiary).