.18 Aptomat ngồi thực tế

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) THIẾT kế CHẾ tạo mô HÌNH hệ THỐNG tưới RAU THÔNG MINH (Trang 37 - 38)

- Phân loại.

 Phân loại theo cấu tạo

+ Aptomat dạng tép MCB (Miniature Circuit Breaker): bảo vệ quá tải và ngắn mạch.

+ Aptomat dạng khối MCCB (Moulded Case Circuit Breaker): bảo vệ quá tải và ngắn mạch.

 Phân loại theo chức năng

+ Aptomat thường (bảo vệ quá tải, ngắn mạch): MCB, MCCB.

+ Aptomat chống rò: aptomat chống dòng rò dạng tép, aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng tép, aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng khối.

 Phân loại theo số pha, số cực: + Aptomat 1 pha: 1 cực

+ Aptomat 1 pha + trung tính (1P+N): 2 cực + Aptomat 2 pha: 2 cực

+ Aptomat 3 pha: 3 cực

+ Aptomat 3 pha + trung tính (3P+N): 4 cực + Aptomat 4 pha: 4 cực

 Phân loại theo dòng cắt ngắn mạch

+ Dòng cắt thấp: thường dùng trong dân dụng.

+ Dịng cắt tiêu chuẩn: thường dùng trong cơng nghiệp.

+ Dòng cắt cao: thường dùng trong công nghiệp và các ứng dụng đặc biệt...  Phân loại theo khả năng chỉnh dòng

+ Aptomat có dịng định mức khơng đổi.

+ Aptomat chỉnh dòng định mức. - Nguyên lý hoạt động:

Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, aptomat được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một tiếp điểm động. Bật aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút. Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút ở nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3 và móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt (xem Hình 2.19)

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) THIẾT kế CHẾ tạo mô HÌNH hệ THỐNG tưới RAU THÔNG MINH (Trang 37 - 38)