niên
1.3.1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta ln ghi nhận, đề cao vai trị của thanh niên, đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ; lịch sử đã khẳng định vị trí và vai trị của thanh niên là rường cột và tương lai của đất nước, “Sự nghiệp đổi mới có
thành cơng hay khơng, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay khơng phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. [1] Chính vì vậy, Đảng xác định cơng tác đồn kết,
tập hợp, giáo dục thanh niên đi theo lý tưởng của cách mạng là cơng tác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về công tác thanh niên:
Thứ nhất, đánh giá khách quan, đúng bản chất cách mạng của thanh niên,
tin tưởng vào thanh niên sẽ là người kế tục xuất sắc sự nghiệp của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thứ hai, chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên, thành lớp người “Vừa
hồng, vừa chuyên” là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ ba, Đảng lãnh đạo CTTN và trực tiếp lãnh đạo Đồn TNCS Hồ Chí
Minh, xây dựng Đồn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước.
Thứ tư, Nhà nước quản lý thanh niên và CTTN; thể chế hóa đường lối, chủ
35
hành động và cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.
Thứ năm, động viên toàn xã hội chăm lo giáo dục và đào tạo thanh niên trở
thành công dân tốt và nguồn nhân lực chất lượng cao. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các nước để chăm lo phát triển thanh niên.
Thứ sáu, coi trong sự nỗ lực trong học tập, rèn luyện và phấn đấu của thanh
niên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ thanh niên trong thời kỳ mới.
Để sự lãnh đạo của Đảng thống nhất, các cấp ủy Đảng và đảng viên cần nhận thức sâu sắc: Chăm lo CTTN và xây dựng Đoàn là xây dựng Đảng trước một bước, là quá trình xây dựng và chuẩn bị đội dự bị tin cậy bổ sung lực lượng cho Đảng. Trong chương trình cơng tác định kỳ của mình, cấp ủy đảng cần có chương trình cơng tác cụ thể lãnh đạo, chỉ đạo Đồn thanh niên; phân cơng cấp ủy viên phụ trách CTTN; chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nội dung CTTN; kiểm tra việc thực hiện các chủ trương về CTTN, trong đó chú trọng kiểm tra cơng tác phát triển đảng từ đoàn viên; thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và đối thoại với thanh niên; xây dựng quy chế, lề lối làm việc với cấp bộ Đoàn và các ngành về CTTN là nhân tố quan trọng và tác động trực tiếp đến hiệu quả của QLNN về CTTN.
1.3.2. Hệ thống thể chế, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác thanh niên
Thể chế hành chính nhà nước là tồn bộ các yếu tố cấu thành hành chính nhà nước để hành chính nhà nước hoạt động QLNN một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu của quốc gia. Thể chế và chính sách pháp luật là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN; xác lập nhân sự trong các cơ quan hành chính nhà nước; xác định mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và tổ chức trong xã hội;
36
xác lập mức độ và phạm vi can thiệp của nhà nước đối với hoạt động của các đối tượng trong xã hội; căn cứ để quản lý, điều chỉnh việc sử dụng các nguồn lực xã hội một cách có hiệu quả. Để hệ thống thể chế, chính sách pháp luật phát huy được vai trị của mình trong hoạt động QLNN nói chung và trong QLNN về CTTN nói riêng thì việc cải cách thể chế hành chính và chính sách pháp luật là việc làm hết sức cần thiết, cụ thể như: Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ trong giai đoạn hiện nay; chính sách hỗ trợ đào tạo thanh niên vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách đào tạo và giải quyết việc làm cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
1.3.3. Tổ chức bộ máy
Tổ chức bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về CTTN. Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy trong công tác QLNN về thanh niên là vấn đề cần thiết bởi vì đây là cơ quan đảm nhận chức năng nghiên cứu, tham mưu cho nhà nước các cơ chế, chính sách về CTTN như các văn bản pháp luật, đề xuất việc tổ chức bộ máy QLNN về CTTN tại địa phương, kiến nghị cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan và xây dựng quy định về kiểm tra, giám sát, tổ chức hướng dẫn thực hiện CTTN cho các địa phương. Để thực hiện được các nội dung trên địi hỏi các cơ quan tham mưu cơng tác QLNN về thanh niên phải phát huy hết vai trị trách nhiệm của mình trong q trình tham mưu, phối hợp tổ chức thực hiện vai trò, chức năng và nhiệm vụ được giao.
1.3.4. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng QLNN về CTTN là những
người trực tiếp tham gia xây dựng, hoàn thiện, và là nhân tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của QLNN về CTTN.
37
Đội ngũ cán bộ, cơng chức có năng lực, trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ, am hiểu về CTTN cùng với tinh thần làm việc khoa học và nhiệt huyết là nhân tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của QLNN về CTTN.
Vì vậy xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức thực hiện chức QLNN về CTTN có phẩm chất chính trị, đạo đức, có tuy duy khoa học, khả năng nghiên cứu, am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, có kinh nghiệm thực tiễn có năng lực thi hành cơng vụ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho thanh niên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, nhà nước và tồn xã hội.
Bên cạnh đó, cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng QLNN về CTTN ngoài việc đảm bảo cơ sở vật chất, bố trí nhân lực, cần có chính sách, chế độ chăm lo đời sống vật chất, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm CTTN để đội ngũ này yên tâm công tác.
1.3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong xu thế tồn cầu hóa, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều điều kiện thuận lợi, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức song hành với thời cơ, trong khi đó nền kinh tế của nước ta vẫn cịn nhiều khó khăn, với nền kinh tế phát triển chậm, tỷ lệ lạm phát cao, nợ công lớn cho nên vẫn chưa đáp ứng đủ các thiết chế cũng như đảm bảo các nhu cầu của thanh niên trên nhiều lĩnh vực như: học tập, nghề nghiệp, việc làm nhu cầu vui chơi, giải trí. Quá trình phát triển kinh tế thị trường như hiện nay sẽ tạo ra những thách thức đối với thanh niên về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, bản lĩnh; sự tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, tác phong, lối sống của thanh niên.
Mặt khác, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như hiện nay là tác nhân kéo theo sự chuyển dịch lao động tri thức, cơ cấu xã hội, nghề nghiệp của thanh niên. Bên cạnh đó cịn có một bộ phận khơng nhỏ trong thanh niên thiếu ý thức học tập, rèn
38
luyện, tu dưỡng để hồn thiện nhân cách của mình, có nhận thức lệch lạc về chính trị với biểu hiện cụ thể “phai Đoàn, nhạt Đảng”, chưa xác định được lý tưởng, mục tiêu sống. Sự gia tăng các tệ nạn xã hội như: Ma túy, mại dâm, tội phạm chưa được ngăn chặn hiệu quả; môi trường xã hội chưa lành mạnh, đang có tác động xấu đến nhận thức và lối sống của thanh niên.
Điều kiện kinh tế xã hội của nước ta cịn nhiều khó khăn, ngân sách eo hẹp cho nên việc đầu tư các thiết chế văn hóa, cơng trình, sân chơi cho thanh niên chưa đồng bộ và cịn có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các vùng, miền, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt ngày càng lớn của thanh niên. Công tác giải quyết việc làm cho thanh niên cịn hạn chế, các chương trình, dự án khởi nghiệp, lập nghiệp chưa thực sự hiệu quả và đi vào chiều sâu.
1.3.6. Nhận thức của thanh niên
Thế hệ thanh niên ngày nay được sống, lao động, học tập trong mơi trường hịa bình; được thừa hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới đất nước, của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; được cống hiến và trưởng thành trong mơi trường chính trị ổn định, sự phát triển vững chắc của kinh tế - xã hội. Những lợi thế đó là hành trang giúp thanh niên vững bước tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, năng lực và trình độ của thanh niên là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động QLNN về CTTN, địi hỏi cần có những giải pháp nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trị, sức mạnh, trí tu của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
39
Tiểu kết chương 1
Thanh niên là người chủ hiện tại và tương lai của nước nhà, là lực lượng kế thừa và phát huy những thành tựu của cha anh đi trước, có tác động lớn đến vận mệnh của quốc gia dân tộc, có vai trị ngày càng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. QLNN về thanh niên là sự tác động có tổ chức, mang tính quyền lực nhà nước, là hoạt động lập pháp, lập quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước về thanh niên và CTTN thành chính sách, pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hoạt động của tổ chức và hành vi của công dân liên quan đến thanh niên; là hoạt động điều hành của nhà nước trong việc tổ chức và phối hợp các cơ quan, các tổ chức trong công CTTN; đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách pháp luật đã đươc cấp có phẩm quyền ban hành nhằm đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trong chương này tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản về lý luận và thực tiễn của QLNN về CTTN làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu cũng như xây dựng các giải pháp ở các chương tiếp theo.
40
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC