Các bước thiết kế WebQuest

Một phần của tài liệu Đồ án lý thuyết công nghệ dạy học (Trang 73 - 74)

Để thiết kế một WebQuest ta cần phải thực hiện theo các bước: xác định cấu trúc bài giảng, khởi động chương trình Notepad, nhập nội dung bài giảng, chèn hình ảnh, đồ họa, âm thanh...., xây dựng các hoạt động nhận thức cho học sinh, kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh.

3.2.2.1.1 Xác định cấu trúc bài giảng

Công việc quan trọng đầu tiên khi làm WebQuest là phải xác định được cấu trúc của bài g iảng. Mỗi bài giảng là tập hợp của nhiều thông tin, hình ảnh minh họa, các đoạn phim thí nghiệm... Tất cả sẽ được lưu trong cùng một thư mục

3.2.2.1.2 Khởi động chương trình Notepad

Chọn Start\ Program\ Accessories\ Notepad.

Nhập vào nội dung sau là cấu trúc chung của một trang web (HTML):

<html> <head>

<title> Tiêu đề </title> Các thẻ tiêu đề khác </head>

<body> Văn bản và các thẻ của trang web </body>

</html>

Lưu tập tin với phần mở rộng là HTM hoặc HTML

3.2.2.1.3 Nhập nội dung bài giảng.

- Tạo biên dùng chung: có thể dùng nhiều thẻ <TABLE> lồng vào nhau để trang trí, tạo khung viền cho trang

- Nhập nội dung bài giảng vào phần chính của

trang: trên phầnchính của trang web thể hiện nội dung của tiến trình dạy học bao gồm: + Mục tiêu bài giảng: học sinh đạt được những yêu cầu ở mục tiêu sau khi học

xong bài.

+ Nội dung kiến thức đã được trình bày dựa theo SGK và tài liệu tham khảo. + Các hình ảnh minh họa...

+ Các đoạn phim thí nghiệm...

+ Các hình thức tổ chức tiết học và hoạt động nhận thức của học sinh. Để phân biệt mỗi đoạn không thể dùng phím Enter mà phải dùng các thẻ. Thẻ <p> có cấu trúc <p>....</p> để ngắt đoạn.

Thẻ <br> để xuống dòng.

3.2.2.1.4 Chèn hình ảnh, đồ họa, âm thanh, các đoạn phim thí nghiệm vào trang web

Chọn hình ảnh, âm thanh hay các đoạn phim thí nghiệm thích hợp với nội dung bài giảng. Để chèn một file ảnh (.jpg, .gif, .bmp) hoặc các đoạn phim (.mpg, .avi) vào trang web ta dùng thẻ <IMG> có cấu trúc:

Alt= text Border= n Src= url Width= width Height= height Hspace= vspace Vspace= hspace Title = title Dynsrc=url> Trong đó:

- Align = top/ middle/ bottom/ left/ right: căn hàng văn bản bao quanh ảnh. - Alt = text: chỉ định văn bản sẽ được hiển thị nếu chức năng showpicture của browser bị tắt đi hay hiển thị thay thế cho ảnh trên những trình duyệt không

có khả năng hiển thị đồ họa. Chú ý phải đặt văn bản trong dấu “ ” nếu trong văn bản chứa cá c dấu cách hay các kí tự đặc biệt – trong trường hợp ngược lại có thể không cần dấu “ ”. - Border = n: đặt kích thước đường viền được vẽ quanh ảnh (tính theo đơn vị pixel). - Src = url: địa chỉ của file ảnh cần chèn vào tài liệu.

- Width/ height: chỉ định kích thước của ảnh được hiển thị.

- Hspace/ Vspace: chỉ định khoảng trống xung quanh hình ảnh (tính theo đơn vị pixel) theo bốn phía trên, dưới, trái, phải.

- Title = title: văn bản sẽ hiển thị khi con chuột trỏ trên ảnh. - Dynsrc = url: địa chỉ của file video.

Tuy nhiên, với thẻ <IMG> thì không thể chèn các thí nghiệm có đuôi .swf và video chèn vào có sự bất tiện là ta không thể cho dừng lại nửa chừng được. Vì vậy, đối với phim thí nghiệm và thí nghiệm ảo ta nên dùng thẻ <OBJECT>

Một phần của tài liệu Đồ án lý thuyết công nghệ dạy học (Trang 73 - 74)