a. Giống
- Hai tác giả đều sinh trước 1945 (1930), đều vào bộ đội năm 1950, đều là những nhà văn trưởng thành trong quân đội qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, sau 1975 tiếp tục sáng tác với nhiều đóng góp, sáng tạo mới, do đó có thể nói đều rất từng trải. Sự từng trải đó thể hiện rõ trong việc lựa chọn điểm nhìn trần thuật (của một nhân vật trong câu chuyện) ; chọn ngôi kể (ngôi thứ nhất) ; giọng văn giọng văn đôn
hậu, trầm lắng, nhiều chiêm nghiệm (của Nguyễn Khải), giản dị mà sâu sắc, thấm thía, nhiều dư vị (của Nguyễn Minh Châu).
- Về vị trí, cả hai nhà văn đều được đánh giá rất cao : Nguyễn Khải thuộc số những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau Cách mạng Tám 1945. Hành trình sáng tác của Nguyễn Khải tiêu biểu cho quá trình vận động của văn học dân tộc hơn nửa thế kỉ qua ; Nguyễn Minh Châu đã trở thành một trong những người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học nước nhà từ sau năm 1975. Điều đó thể hiện rõ ở hai tác
phẩm, trong đó có việc xây dựng thành công hai nhân vật tôi.
- Hai tác phẩm đều thuộc giai đoạn sáng tác sau 1975 quan tâm tới số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường : Sau 1978, sáng tác của Nguyễn Khải ngả dần sang cảm
hứng triết luận và có sự quan tâm đến số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường ; từ
đầu thập kỉ tám mươi Nguyễn Minh Châu chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những
dựng hai nhân vật tôi để thông qua đó gián tiếp phát biểu những quan niệm về con người ; về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống ; về chủ nghĩa nhân đạo chân chính...
b. Khác
- Do yêu cầu sáng tạo của văn học nghệ thuật nói chung - Do cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn nói riêng.
4. Đánh giá khái quát
- Với hai nhân vật tôi, hai tác phẩm đã có một điểm nhìn trần thuật hết sức khách quan, chân thật, đúng đắn, sâu sắc góp phần không nhỏ vào thành công của hai tác phẩm, khẳng định tên tuổi, vị trí của nhà văn.
- Xây dựng thành công hai nhân vật tôi là đóng góp của hai nhà văn vào hệ thống nhân vật đặc sắc của nền văn học dân tộc.