CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
6. Lịch sử nghiên cứu và những vấn đề chưa được nghiên cứu
6.1 Lịch sử nghiên cứu
6.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nhiều nghiên cứu chuyên sâu về CLKK đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Các phương pháp đánh giá chủ yếu được sử dụng thông qua số liệu quan trắc, tính tốn bằng mơ hình hóa. Những năm gần đây, xu hướng đánh giá sử dụng các chỉ số đánh giá tổng hợp CLKK dựa vào các số liệu tính được từ số liệu quan trắc và mơ hình khuếch tán ngày càng được công bố rộng rãi. Một số nghiên cứu điển hình tại một số nước phải kể đến là Mỹ, Anh, Canada, Đan Mạch, Séc, Hy Lạp, Trung Quốc, Singapo, Mã Lai, Thái Lan. Nội dung nghiên cứu tương đối đa dạng bao gồm những vấn đề về xu thế biến đổi của chất lượng khơng khí; tác hại của bụi và khí độc, thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái; ảnh hưởng của cây xanh đối với CLKK; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng mơi trường dựa vào phương pháp mơ hình hóa và cơng cụ GIS.
Hệ thống này có thể ước tính mức độ ơ nhiễm khơng khí xung quanh với độ phân giải cao theo thời gian và không gian. Hệ thống cũng cho phép xây dựng các bản đồ phát thải và các mức CLKK. Từ các bản đồ đánh giá CLKK hiện tại và kết quả tính tốn theo các kịch bản, giá trị nồng độ chất ô nhiễm được so sánh với các tiêu chuẩn cho phép. Các kết quả này cũng là cơ sở để đánh giá tác động của các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khơng khí
Những năm gần đây nhất, một số nước như Mỹ, Anh, Canada có xu hướng nghiên cứu chuyên sâu về khả năng loại bỏ ô nhiễm của cây xanh trong đô thị. Các nghiên cứu cũng chỉ ra vai trị của mơ hình hóa trong việc định lượng khả năng loại bỏ bụi và một
số chất ơ nhiễm cũng như ước tính giá trị kinh tế do cây xanh mang lại. Bên cạnh đó phương pháp mơ hình hóa và cơng cụ GIS đóng vai trị quan trọng trong qui hoạch vùng trồng cây xanh, tăng cường loại bỏ ô nhiễm nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
6.1.2 Tình hình nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh
Trong những năm qua, rất nhiều chương trình, hoạt động với sự tham gia của nhiều bên liên quan đã được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề ơ nhiễm khơng khí ở Tp Hồ Chí Minh như Chương trình hợp tác Thụy Sỹ - Việt Nam về làm sạch không khí, Mạng lưới làm sạch khơng khí ở các thành phố Châu Á...Những chương trình này tập trung vào giám sát CLKK, đánh giá các giải pháp số liệu từ các trạm quan trắc hiện có hoặc dự báo sự thay đổi của CLKK trong những kịch bản chính sách khác nhau
Năm 2005 là năm đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu quan trắc nồng độ
Benzen trong khơng khí tại các khu vực của thành phố. Kết quả quan trắc tại 6 điểm cho thấy nồng độ benzen ghi nhận được có nơi cao nhất đạt 35-40 μg/m3, trong khi theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ mơi trường Mỹ thì nồng độ cho phép chỉ 10 μg/m3. Nồng độ Benzen có trong khơng khí là do khí thải từ các phương tiện giao thơng trong q trình đốt cháy nhiên liệu xăng, dầu gây nên . [21]
Năm 2016, báo cáo về vấn đề bụi ở Tp Hồ Chí Minh (Tp HCM) cho thấy có 14
ngày (4% số ngày trong năm) nồng độ bụi có đường kính xấp xỉ 2,5 µm (PM 2.5), vượt quá tiêu chuẩn hàng ngày của Việt Nam (50 μg/m3) và 175 ngày vượt quá tiêu chuẩn WHO AQGs.
Nguồn gây ơ nhiễm chính được chỉ ra trong báo cáo của GreenID là do khí thải từ phương tiện giao thông, phát thải từ hoạt động công nghiệp, hoạt động xây dựng, nhà máy nhiệt điện, đốt chất thải, đun nấu hộ gia đình và ơ nhiễm xun biên giới. Trong đó, hiện tượng ơ nhiễm bụi siêu mịn ở các thành phố lớn đang gia tăng, đạt tình trạng đáng báo động vì gây nhiều bệnh liên quan tới đường hô hấp.
Nồng độ bụi siêu mịn PM2.5 trung bình năm 2016 ở Tp HCM là 28,3 μg/m3 (cao hơn so tới tiêu chuẩn trung bình hàng năm của Việt Nam là 25 μg/m3), số giờ vượt quá giới hạn là 337 giờ. Nếu tính theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn của WHO AQGs, số giờ có nồng độ bụi siêu mịn PM2.5 vượt quá ngưỡng là 4.128.
Xét trung bình năm 2016, chỉ số AQI của TP HCM nằm trong ngưỡng Trung bình. Chất lượng khơng khí thuộc nhóm này ở mức chấp nhận đươc, tuy nhiên một số chất gây ơ nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe những người nhạy cảm với ơ nhiễm khơng khí. Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất về sức khỏe do những tác động của ơ nhiễm khơng khí.
Năm 2019, Giám đốc Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường (Sở Tài
nguyên và Mơi trường TPHCM) Cao Tung Sơn cho biết: Tình hình ơ nhiễm mơi trường khơng khí diễn biến khá phức tạp, đặc biệt trong khoảng thời gian từ ngày 18 đến ngày 25/9/2019, xuất hiện hiện tượng mù quang hóa gây cản tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Kết quả quan trắc ơ nhiễm khơng khí 9 tháng đầu năm 2019 cho thấy: Ơ nhiễm chất lượng khơng khí trên địa bàn TPHCM chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức ồn do các hoạt động giao thông gây ra, với 50,8% số liệu bụi lơ lửng và 93,9% số liệu mức ồn quan trắc được tại 19 vị trí giao thơng vượt quy chuẩn cho phép.
Nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại các vị trí Cát Lái, Ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, Gị Vấp, An Sương, Bình Phước ln có giá trị cao và thường xun vượt quy chuẩn. Trong đó, vị trí Cát Lái (tại vịng xoay Mỹ Thủy) có nồng độ các chất ô nhiễm cao nhất với 99% số liệu bụi lơ lửng và 100% số liệu ồn quan trắc được trong 9 tháng đầu năm 2019 vượt quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, nhìn chung nồng độ các chất ơ nhiễm quan trắc được tại 30 vị trí quan trắc trong 9 tháng đầu năm 2019 có xu hướng tăng so với 9 tháng đầu năm 2018.
Theo Bộ Tài ngun và Mơi trường, Chất lượng khơng khí từ ngày 01/01/2020
đến ngày 10/4/2020 có xu hướng được cải thiện hơn so với cùng kỳ của những năm trước. Kết quả tính tốn chỉ số AQI cho thấy, chất lượng khơng khí tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số đơ thị trong phần lớn thời gian duy trì ở mức tốt và trung bình. Đặc biệt, từ thời gian nửa cuối tháng 3/2020 về sau, trong đó có giai đoạn cả nước thực hiện cách ly xã hội để phòng ngừa dịch bệnh Covid 19, giá trị thông số PM2.5 và CO thấp hơn hẳn thời gian cùng kỳ những năm trước đó. Đây cũng là những khoảng thời gian ghi nhận lượng phương tiện tham gia giao thông trong các khu vực nội đô giảm so với thời gian từ tháng 02 năm 2020 về trước, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội phải tạm dừng hoặc giảm. Điều này cho thấy ảnh hưởng của các nguồn phát thải như giao thông và hoạt động sản xuất có tác động đáng kể đến chất lượng khơng khí đơ thị,
thể hiện khá rõ tại Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian nêu trên cũng có xu hướng tốt hơn thời gian trước.