Kênh cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Tác động tràn của FDI đến khu vực trong nước (Trang 25 - 27)

Thực tế cho thấy, trong khi khu vực doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất giữa các doanh nghiệp này với nhau, thì các doanh nghiệp trong nước lại cho rằng họ đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ doanh nghiệp FDI và chính các doanh nghiệp trong nước. Trong khi doanh nghiệp FDI chịu áp lực mạnh nhất về sản

phẩm (chủng loại, mẫu mã mới), thì doanh nghiệp trong nước lại đánh giá cao nhất sức ép về công nghệ có trình độ cao hơn từ phía doanh nghiệp FDI.

Đánh giá về sức ép cạnh tranh

Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp trong nước

DN NN DN TN DN FDI Hộ GĐ DN trong nước DN FDI Hộ GĐ Vệ thị phần 4.18 4.88 7.00 2.81 6.02 6.62 2.85 Về sản phẩm 4.00 5.00 7.24 2.90 6.12 6.41 2.62 Về công nghệ 3.47 4.59 7.14 2.45 6.11 7.43 2.75 Về lao động có tay nghề 3.97 4.47 6.25 2.36 5.76 7.00 3.23

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp của CIEM

Các doanh nghiệp FDI liên tục tung các sản phẩm mới ra thị trường, trong khi các doanh nghiệp trong nước dường như vẫn đang phải dồn sức lực vào dây chuyền và công nghệ sản xuất.

Bột giặt Daso đang phải đối mặt với Omo, Tide; sữa Vinamilk, Nutifood phải cạnh tranh với Nestle, Abott, Mead&Johnson, Dumex...; bia Sài Gòn, Laser đang "chống trả" Heineken, Tiger, Foster…Thị trường hàng điện tử Việt Nam dù nhỏ nhưng có sự hiện diện đầy đủ của các "anh hào" điện tử toàn cầu: Sony, Panasonic, Toshiba, Samsung, LG... Các DN Việt Nam rất vất vả trong cuộc cạnh tranh này, thất bại là khả năng khó tránh khỏi". Năm 2004 các sản phẩm lắp ráp trong nước đang chiếm khoảng 70% thị phần hàng điện tử Việt Nam, tuy nhiên phần lớn vẫn là những thương hiệu của các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới.

Trong năm 2004, các sản phẩm thương hiệu Việt Nam chỉ chiếm 6% thị phần sản phẩm điện tử nghe nhìn; 48% là các sản phẩm có thương hiệu Nhật Bản và 35% là các thương hiệu Hàn Quốc... Đối với sản phẩm điện tử gia dụng, thương hiệu Việt Nam chỉ chiếm 3%; các thương hiệu Nhật chiếm 53%; các thương hiệu Hàn Quốc là 35%...

Một số DN sản xuất hàng tiêu dùng trong nước đã nỗ lực rất lớn và đạt được những thành quả bước đầu trong cuộc cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài. Có thể kể sản phẩm nước tăng lực Number One của Công ty Tân Hiệp Phát như một điển hình. Bất ngờ xuất hiện một cách ấn tượng trên thị trường với phong cách mới lạ và độc đáo, những chai nước tăng lực Number One đã kéo tụt doanh số của những "đại gia" nước giải khát có ga, nhảy lên vị trí số một cả về thị phần lẫn doanh số của ngành giải khát trong một thời gian dài. G7 - sản phẩm cà phê hòa tan của Công ty Cà phê Trung Nguyên ngay khi xuất hiện đã lập tức cho thấy khả năng... đe dọa các đại gia khác trong lĩnh vực này. Ngay lập tức, thị trường cà phê hòa tan sôi động với những phản ứng của Nescafe khi thương hiệu này cùng lúc tung ra đến ba loại phục vụ những đối tượng thích gu cà phê từ nhạt đến đậm. Netcafe cũng đưa ra thông điệp "100% cà phê Việt Nam" nên "Hương vị Việt Nam hơn" để đối chọi với lời kêu gọi "Người Việt dùng hàng Việt" của Trung Nguyên...

Chương 3

Một phần của tài liệu Tác động tràn của FDI đến khu vực trong nước (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w