DƯỢC HẬU GIANG
3.3.4. Trách nhiệm với xã hộ
Trách nhiệm xã hội là một khái niệm rộng nếu hiểu một cách toàn diện, không
chỉ ở khía cạnh đạo đức của doanh nghiệp, ở hoạt động từ thiện mà cả ở khía cạnh kinh tế lẫn pháp lý. Nghĩa là coi việc thực thi trách nhiệm xã hội như một yêu cầu
bắt buộc đối với các doanh nghiệp.
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, đã từ lâu, DHG ý thức
được việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ giúp DHG phát triển bền vững
mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội nói chung:
-Quan hệ tốt với người lao động
Trách nhiệm đối với xã hội trước tiên thông qua những hoạt động nâng cao chất
lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ.
-Giá trị cộng thêm cho tất cả các bên tham gia
Giá trị mang lại cho tất cả các bên liên quan khi cùng đồng hành, hỗ trợ và phát triển cùng DHG để hướng đến sự trường tồn.
-Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng
Tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, mang hàm lượng khoa học kỹ
thuật cao cho xã hội. Ứng dụng những giá trị khoa học vào thực tiễn; thay thế
nguyên liệu hóa dược bằng nguyên liệu thiên nhiên; thực hiện mục tiêu phát triển
vùng nuôi trồng nguyên liệu; giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu; ứng
dụng công nghệ sinh học tế bào; đồng thời góp phần phát triển những ngành nghề
vệ tinh.
-Quan hệ tốt với các đối tác: Nhà đầu tư, nhà cung cấp, các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan ban ngành...
-Bảo vệ môi trường, sức khỏe, tài sản và an toàn lao động
Xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, phòng chống cháy nổ; xây dựng an toàn trong sản xuất, bảo quản, vận
chuyển, sử dụng và lưu trữ các hóa chất nguy hiểm; giám sát quản lý sức khỏe nghề
nghiệp, các điều kiện vệ sinh lao động và môi trường lao động. Bên cạnh đó, có sự
chuẩn bị chu đáo và toàn diện cho tất cả các trường hợp cứu người, trang thiết bị khi
có sự cố.
-Đóng góp cho cộng đồng xã hội: năm 2011 DHG Pharma đã dành 6 tỷ đồng cho các hoạt động cộng đồng.
-Chia sẻ văn hóa doanh nghiệp
Thiết lập và duy trì một nền văn hóa doanh nghiệp còn gọi là bản sắc doanh
nghiệp thông qua thực hiện các nguyên tắc: trở thành một Công ty uy tín, có bản sắc
văn hóa riêng ; đặt lòng trung thành của nhân viên là tiêu chí cao nhất và lâu dài; không đánh đổi lợi nhuận bằng giá trị của các nguyên tắc đạo đức ; chủ động gương
mẫu thực hiện những điều được luật pháp thừa nhận.