1.2.3 .Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân
3.2.3 Hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh
Trong năm 2018 nợ quá hạn và nợ xấu tăng mạnh tại chi nhánh, mặc dù năm 2019 tỷ lệ này có giảm nhưng chi nhánh cũng cần phải có biện pháp xử lý triệt để, làm giảm các khoản nợ xấu, nợ quá hạn đến mức thấp nhất, bằng cách:
- Nâng cao chất lượng các khoản cho vay mới, theo dõi các khoản cho vay hiện tại, giảm thiểu nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh.
Hạn chế thấp nhất nợ quá hạn phát sinh từ hoạt động cho vay KHCN qua
việc phân loại khách hàng, thẩm định cho vay, thẩm định tài sản thế chấp, kiểm tra trước, trong và sau cho vaỵ
Gắn trách nhiệm của cán bộ QLKH, lãnh đạo vào từng khoản vay vì cán bộ tín dụng, lãnh đạo kiểm sốt là người hiểu biết rõ về khách hàng, cần thường
xuyên liên hệ và cập nhật thông tin khách hàng.
Khi có dấu hiệu nợ quá hạn xuất hiện, cán bộ tín dụng phải làm việc với KH tìm biện pháp tháo gỡ như tư vấn cho khách hàng về việc bán sản phẩm, thu hồi công nợ, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với thu nhập và chi phí của khách hàng để tập trung trả nợ.
Thường xuyên rà soát phân loại nợ để rà soát các khoản vay của khách hàng, phân loại khách hàng kịp thời, kiểm tra báo cáo nợ quá hạn và nợ xấu phải thu hồi để đề ra biện pháp thu hồi hiệu quả.
- Xử lý nợ quá hạn, nợ xấu còn tồn đọng tại chi nhánh.
Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ xấu đã phát sinh, ngoài việc thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, đơn đốc khách hàng trả nợ. Chi nhánh cịn cần áp dụng
những biện pháp cụ thể để xử lý nợ như:
Thường xuyên làm việc với khách hàng tìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan của các khoản nợ của khách hàng để có biện pháp xử lý.
Xem xét đánh giá lại khách hàng(tình hình tài chính, tài sản đảm bảo, các thơng tin liên quan đến gia đình, nhân thân khách hàng), từ đó có thể đề xuất cơ cấu, gia hạn nợ cho khách hàng, đồng thời NH phải giám sát chặt chẽ hoạt động
sản xuất kinh doanh hoặc tình trạng thu nhập của khách hàng cho đến khi thu hết được nợ.
Động viên, thuyết phục khách hàng thanh lý bớt tài sản, huy động vốn từ người thân, bạn bè để giảm dần dư nợ, có thể áp dụng các biện pháp miễn giảm lãi, tiến tới tất toán khoản vaỵ Trường hợp khách hàng khơng hợp tác, cố tình
khơng trả nợ, sử dụng các biện pháp quyết liệt như khởi kiện, thi hành án để thu hồi nợ.
Định kỳ rà sốt, dùng quỹ dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu, làm giảm tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh.
Phối hợp với các đơn vị như VAMC, BAMC để bán các khoản nợ xấu nhằm có thời gian cơ cấu tài chính, tìm các biện pháp để thu hồi nợ của khách
hàng.