Về vị trắ của bài báo và độ dài của bài cũng như tầm quan trọng của bài báo trên một trang, ba báo cũng thể hiện sự khác nhau khá rõ rệt. Trong khi 60% các bài về nợ công trên báo Nhân Dân là các bài chủ đạo, bài "đinh" thì 63 số bài, về lĩnh vực này trên Thời báo Tài chắnh Việt Nam lại chủ yếu chỉ là các bài nhỏ trong trang (lớp 2), mà không được xác định là bài chắnh. Trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, cũng dành phần lớn giao diện Ờ trang nhất để đăng tải các bài viết về nợ công, vị trắ bắt mắt nhất (chiếm khoảng 78%).
Tuy nhiên, một điều dễ dàng nhận thấy trên cả ba tờ báo trên là, thời gian các bài viết hiện hữu trên trang nhất Ờ vị trắ bắt mắt nhất khơng được lâu. Trung bình trên báo Nhân Dân khoảng 8 giờ; Thời báo Tài chắnh khoảng 12 giờ; Thời báo Kinh tế Việt Nam khoảng 6 giờ. Các tờ càng có số lượng tin bài nhiều thì khoảng thời gian hiện hữu trên vị trắ giao diện nổi bật càng ngắn lại.
Trong quá trình thu thập số liệu, người viết luận văn cũng nhận ra một đặc điểm, các bài về nợ công trên báo Nhân Dân là các bài viết thường có độ dài hơn các báo khác. Một bài đăng trên báo Nhân Dân trung bình là khoảng 1.100 đến 1.300 từ; trong khắ đó tỷ lệ này ở Thời báo Kinh tế Việt Nam là từ 700 đến 1.000 từ; Thời báo Tài chắnh Việt Nam khoảng từ 800 đến 1000 từ. Các bài phản ánh các báo có số chữ nhiều, nội dung bao quát thậm chắ có loạt bài dài kỳ (Thời báo Kinh tế Việt Nam). Các tờ báo cũng đã tận dụng được thế mạnh của thể loại tin để thông tin. Thời báo Tài chắnh Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam đăng tải rất nhiều tin ngắn phản ánh thông tin về nợ công; Báo Nhân Dân thường sử dụng tin sâu và tin có bình luận để thông tin... Thực tế cũng cho thấy, ngay sau khi các tin này được đăng tải, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ có bài viết phản ánh sâu hơn về vấn đề đã mữa vừa được đưa tin. Đây là yêu cầu bắt buộc của các Tịa soạn đặt ra đối với các phóng viên, khi tiếp thơng tin phải xử lý tin trước gửi về Tịa soạn đăng trước một mặt để cạnh tranh thơng tin với các báo khác, một khác ngầm định r ng chỉ sau một thời gian ngắn sẽ có bài viết phản ánh, phân tắch chuyên sâu được đăng tải. Các số liệu khác nhau qua khảo sát, cũng thể hiện tương đối rõ xu hướng lựa chọn hình thức truyền tải thơng tin của mỗi tờ báo cũng có sự khác biệt.
2.2.3. Thời gian đăng tải thông tin
Qua khảo sát thực tế trên ba tờ báo cho thấy, vấn đề nợ công được đăng tải nhiều nhất trong năm tập trung vào hai gian đoạn diễn ra kỳ họp thường kỳ Quốc hội, đó là vào khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 6 và từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 11 hàng năm. Bên cạnh đó, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp bàn về vấn đề liên quan cũng thu hút sự quan tâm của báo chắ.
Theo đó, trong tổng số 46 tin bài đăng trên Báo Nhân Dân: có 12 tin, bài đăng trước khi diễn ra Kỳ họp Quốc hội; 19 tin, bài đăng trong thời điểm diễn ra Kỳ họp Quốc hội; 6 tin, bài đăng ngay ra sau khi Kỳ họp kết thúc; Còn lại, 9 tin, bài đăng rải rác trong năm.
Trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, trong tổng số 86 tin, bài viết về nợ công năm 2014: có 53 tin, bài đăng vào thời điểm diễn ra 2 kỳ họp Quốc hội; 15 tin, bài đăng vào thời điểm trước khi Kỳ họp Quốc hội diễn ra; 6 tin, bài đăng ngay sau khi Kỳ họp kết thúc; Còn lại 12 tin, bài được đăng rải rác trong năm.
Trên Thời báo Tài chắnh Việt Nam, trong tổng số 76 tin, bài viết về nợ cơng năm 2014: có 33 tin, bài đăng tải vào thời điểm diễn ra 2 kỳ họp Quốc hội; 9 tin, bài đăng vào thời điểm trước khi Kỳ họp Quốc hội diễn ra; 8 tin, bài đăng ngay sau khi Kỳ họp kết thúc; Còn lại 26 tin, bài được đăng rải rác trong năm.
Như vậy, có thể thấy phần lớn các tin, bài viết về nợ công được đăng tải vào thời điểm ngay trước, trong và ngay sau khi 2 Kỳ họp Quốc hội thường niên diễn ra. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi tại các kỳ họp Quốc hội nợ công luôn được bàn thảo nhiều và hâu như các thông tin, số liệu về nợ mới chắnh thống được công bố rộng rãi với sự giải trình của cơ quan hữu quan. Cịn lại các bài viết được đăng rải rác trong năm. Điều này thể hiện thế mạnh của báo điện tử so với báo in và truyền hình. Đồng thời, nó cũng thể hiện việc đưa thơng tin đúng thời điểm vấn đề đang nóng bỏng được các báo rất quan tâm.
2.2.4 Quan điểm và giọng điệu đưa tin, bài 2.2.4.1. Quan điểm đưa tin, bài
Về tỷ lệ các bài có giọng điệu phê phán, phê bình, phản biện: Thời báo Kinh tế Việt Nam có chiếm đến trên 70% tin bài thể hiện giọng điệu chỉ trắch về con số nợ công tăng cao và cách điều hành, quản lý và cách tắnh nợ cơng cịn bất cập; Thời báo Tài chắnh chỉ có khoảng 4% số bài được khảo sát là mang xu hướng giọng điệu này. Báo Nhân Dân tỷ lệ này gần như khơng có.
Về số bài có giọng điệu ủng hộ, ca ngợi cơ chế chắnh sách và phương thức quản lý nợ công cũng như đánh giá về nợ cơng trong ngưỡng an tồn báo Nhân Dân đứng đầu với tỷ lệ hầu hết các bài viết đều thể hiện rõ quan điểm khen. Trong khi đó, Thời báo Tài chắnh Việt Nam chiếm khoảng 78 ; Trái ngược với báo Nhân Dân, Thời báo Kinh tế Việt Nam thể hiện rõ quan điểm phản biện cao, thể hiện sự khen -
chê ngay trong mỗi tin, bài. Tất cả các bài viết đăng tải trên Thời báo Kinh tế Việt Nam đều phân tắch thẳng thắn những kết quả đạt được sau đó đưa ra những tồn tại.
Tỷ lệ các tin tức, bài viết không thể hiện rõ giọng điệu, quan điểm trên các báo cũng có sự khác nhau: Trong đó, báo Nhân Dân, các tin bài không thể hiện giọng điệu chỉ trắch, phê phán cách quản lý nợ công và tác động tiêu cực của nợ cơng gần như khơng có, hoặc giọng điệu rất nhẹ nhàng, vừa phải. Thời báo Tài chắnh chiếm tỷ lệ thập khoảng 4%; Trong khi Thời báo Kinh tế Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong số các bài viết không thể hiện rõ quan điểm chủ yếu rơi vào các bài phản ánh, hoặc tin ngắn.
Qua khảo sát cho thấy, báo Nhân Dân và Thời báo Tài chắnh Việt Nam, cơ quan chủ quản quản lý là Nhà nước có xu hướng ca ngợi, ủng hộ với các hoạt động của ngành, nhiều hơn là phê bình, phê phán, phản biện, ắt động chạm đến vấn đề nhạy cảm. Còn Thời báo Kinh tế Việt Nam, cơ quan chủ quan là Hội Kinh tế Việt Nam có tắnh độc lập hơn về quan điểm thông tin truyên truyền, thẳng thắn phân tắch, đánh giá và đưa ra những phản biện mang tắnh gai góc, nhạy cảm.
Như vậy, có thể thấy rõ ý đồ của cơ quan báo chắ trong định hướng thông tin, tuyên truyền là tạo dựng hình ảnh các đơn vị ngành dọc của ngành Tài chắnh cơ quan trực tiếp quản lý thu Ờ chi, cân đối các nguồn lực tài chắnh trong xã hội, trong đó có vấn đề nợ cơng. Báo Nhân Dân cơ quan của Đảng, đặt cao vấn đề tuyên truyền về quan điểm, chủ trương cơ chế, chắnh sách, của Đảng, Nhà nước, khen ngợi, cổ vũ những thành tựu, kết quả đạt được. Trong khi đó, Thời báo Kinh tế Việt Nam sẵn sàng thông tin, phanh phui những mặt trái, những tồn tại của hoạt động quản lý nợ công so với Thời báo Tài chắnh Việt Nam và báo Nhân Dân.
2.2.4.2. Giọng điệu đưa tin, bài
Về giọng điệu của bài viết, cũng có rất nhiều tiêu chắ để đánh giá. Tuy nhiên, dựa theo lý thuyết về vai trò của báo chắ trong tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, ngôn từ giọng điệu của bài viết trực tiếp biểu hiện tắnh nhân văn của thông tin báo chắ, cũng là thang đo đẳng cấp văn hóa và tắnh chuyên nghiệp của nhà báo. Cũng là giọng điệu chỉ trắch phê phán, nhưng dùng từ chỉ trắch phê phán như thế
nào để công chúng dễ chấp nhận và bài viết thể hiện sự thiện chắ và cái tâm sáng của người viết, tránh dùng từ chì chiết, thóa mạ hoặc gây sốc. Giọng điệu khơng bợ đỡ hay nịnh nọt mà là tắnh chất và cấp độ của từ ngữ sử dụng cần tương thắch với bản chất của sự kiện giao tiếp, tắnh chất mục đắch và bối cảnh thông tin.
Tỷ lệ phần trăm các cách thể hiện ngơn từ của bài báo trên hai báo cũng có sự khác nhau rõ rệt. Với giọng điệu chỉ trắch phê phán, 10% số bài được khảo sát trên Thời báo Kinh tế Việt Nam được xác định có giọng điệu này. Chỉ có 03 bài báo mạng giọng điệu này trên Thời báo Tài chắnh Việt Nam trong số bài được khảo sát. Giọng điệu tắch cực xây dựng (với ý nghĩa ủng hộ, ca ngợi đối tượng được đề cập) chiếm 78% số bài trên Thời báo Tài chắnh và 16% số bài trên Thời báo Kinh tế Việt Nam. Các bài mang giọng điệu trung tắnh, không thể hiện quan điểm rõ ràng nào chiếm tới 17% ở cả hai báo.
Giữa lựa chọn chi tiết và cách dùng từ ngữ giọng điệu liên quan mật thiết với nhau. Ngôn ngữ báo chắ chủ yếu là ngôn ngữ sự kiện, người viết để cho sự kiện và chi tiết giao tiếp trực tiếp với cơng chúng, để cho sự kiện nói lên bản chất của chắnh nó, vấn đề thơng tin và ý đồ, ý định của nhà báo.
2.2.5. Lựa chọn sử dụng chi tiết trong bài báo
Về cách lựa chọn chi tiết, cả ba tờ báo lại có các thống kê tương đối khác nhau trong cách lựa chọn chi tiết. Trong khi, Báo Nhân Dân không sử dụng chi tiết giật gân câu khách trong bài viết; Thời báo Tài chắnh Việt Nam sử dụng ắt và mức độc sử dụng chi tiết cũng ở mức vừa phải (khoảng 5%) thì ở Thời báo Kinh tế Việt Nam lại coi việt giật gân là một thế mạnh để thu hút độc giả và tăng thêm tắnh thời sự cho bài viết, với tỷ lệ khoảng 35%.