Y học cổ truyền: lƣợc sử và kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tư tưởng chu dịch đối với một số lĩnh vực y học cổ truyền (Trang 36)

1.3.1. Lược sử sự phát triển của y học cổ truyền 1

1Để biên soạn nội dung này, chúng tôi tham khảo chủ yếu từ các cuốn sách: 1) Trung y học khái luận, tài liệu giảng dạy thí điểm của trƣờng Cao đẳng y dƣợc - Viện Trung y Nam Kinh, Nxb y học, 1961

Trƣớc Công nguyên từ tám đến ba thế kỉ (thời kỳ Xuân thu Chiến quốc), lịch sử Trung Quốc đã từng xuất hiện một cao trào văn hóa là “trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng”. Nhiều học phái triết học ra đời và đạt đƣợc những thành tựu rực rỡ. Trong hoàn cảnh xã hội, học thuật ấy, nhiều nhà y học xuất sắc đã tổng kết đƣợc những thành tựu y học đáng kể. Hoàng đế Nội kinh là pho sách y học đầu tiên của YHCT đƣợc biên soạn từ giai đoạn này trở về trƣớc nữa.

Cùng thời, có danh y Biển Thƣớc (Tần Việt Nhân) giỏi về chẩn đoán và vận dụng những phƣơng pháp bằng thuốc thang, châm cứu để chữa bệnh. Về mạch học ông cũng đã có thành tựu nhất định, cho nên Sử ký có chép: “Trong thiên hạ ngày nay nói đến mạch là từ Biển Thƣớc mà ra”. Ông là một thầy thuốc giỏi, sở trƣờng về các khoa nội, phụ, nhi và ngũ quan. Biển Thƣớc còn là ngƣời sáng tạo ra phép xem mạch, bổ sung mơn thiết chẩn, hồn thiện tứ chẩn: “Vọng, văn, vấn, thiết”; tác giả của nạn kinh, gồm 81 điều, tiếp tục làm sáng tỏ những vấn nạn trong nội kinh và những vấn đề khác.

Nhà y học lâm sàng kiệt xuất đời hậu Hán là Trƣơng Trọng Cảnh (142 - 220 sau CN), ngƣời đã sáng lập ra phƣơng dƣợc, trị pháp, sƣu tầm nhiều phƣơng thuốc, trên cơ sở lý luận của Hoàng đế nội kinh, đã phát triển thêm phép “biện chứng luận trị”, đã soạn ra quyển Thương hàn tạp bệnh luận (bao gồm cả hai bộ Thương hàn và Kim qũy

yếu lược, là bộ sách đầu tiên chuyên về lâm sàng, ngày nay vẫn còn sử dụng. Ngoài giá

trị thực dụng, Thương hàn tạp bệnh luận còn thay thế quyển ngoại kinh đã bị thất lạc từ trƣớc, (ngoại kinh là một bộ sách về lâm sàng cùng tƣơng đƣơng với bộ nội kinh là

sách lý luận y học của thời xƣa). Tác phẩm này là kinh điển về YH lâm sàng, bàn sâu đến 379 bệnh án, 113 phƣơng, vận dụng đến 97 loại thuốc để chữa bệnh. Trƣơng Trọng Cảnh khi viết Thương hàn luận căn cứ vào lý luận AD của Chu Dịch, nội kinh xây

dựng hệ thống lý luận tam âm, tam dƣơng (biện chứng lục kinh). Lục kinh bao gồm Thái dƣơng, Thiếu dƣơng, Dƣơng minh, Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm có sự vận động

(nhóm giảng viên Đơng y dịch, Phịng Tu thƣ huấn luyện Viện nghiên cứu Đơng y hiệu đính); 2) Nguyễn

theo xu hƣớng từ thịnh đến suy và ngƣợc lại. Theo Trƣơng Trọng Cảnh, nguyên lý chung của sự chuyển biến lục kinh là từ dƣơng vào âm, từ biểu vào lý, trƣớc là tam âm, sau là tam dƣơng, phản ánh quy luật tiêu trƣởng AD của 6 hào AD đồng thời cũng phản ánh quá trình chuyển hoá bệnh tật trong mỗi kinh. Thương hàn luận đƣợc tôn vinh là Thiên cổ bất san chi diệu điển. Tuy nhiên, mới chỉ bàn nhiều đến bệnh thƣơng hàn do lục khí gây nên mà chƣa bàn tới các bệnh do thị dục, ẩm thực... gây nên. Y giới sau này tôn xƣng Trƣơng Trọng Cảnh là: “y thánh”.

Đồng thời với Trƣơng Trọng Cảnh có danh y Hoa Đà (110 - 207). Ơng tinh thông các khoa nội, ngoại, phụ, nhi, châm cứu. Đặc biệt là chữa bệnh ngoại khoa, ơng đã có thành tựu vƣợt bậc. Hậu Hán thư chép chuyện Hoa Đà rằng; nếu bệnh bị kết lại ở trong dùng châm, dùng thuốc khơng đƣợc, thì trƣớc tiên dùng Ma phi tán cho uống với rƣợu. Khi đã say khơng biết gì nữa thì mổ lƣng và bụng ra, cắt chỗ tích tụ ấy đi, nếu bệnh ở trƣờng vị thì cắt ra và rửa sạch, trừ hết chất bẩn của bệnh rồi khâu lại và dán Thần cao vào, trong 4, 5 ngày chỗ cắt sẽ lành, khoảng một tháng thì sẽ bình phục nhƣ cũ. Đó là lời ghi chép sớm nhất trên thế giới về việc sử dụng thuốc mê để mổ bụng. Về thể dục liệu pháp, ông phát minh ra; ngũ cầm hý. Đây đƣợc xem là mở đầu cho võ thuật Trung Quốc.

Thời Hán, sự phát triển của Đạo giáo là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển của y học. Thuật luyện đan làm thuốc trƣờng sinh, sử dụng thuỷ ngân chế luyện thành Hồng Thăng, Bạch Giáng đƣợc xem là kỹ thuật hoá dƣợc đầu tiên trên thế giới, có đóng góp lớn cho ngoại khoa YHCT. Nhiều thầy thuốc thành danh theo Đạo giáo nhƣ: Cát Hồng (đạo hiệu Bão Phác Tử), Vƣơng Thúc Hoà (đạo hiệu Thái Ất Tử), Hoàng Phủ Bật (đạo hiệu Huyền Yến Tử), Đào Hoằng Cảnh (đạo hiệu Hoa Dƣơng Tử), Tôn Tƣ Mạo (đạo hiệu Diệu Ứng Chân Nhân), Vƣơng Băng (đạo hiệu Huyền Băng Tử), Chu Đan Khê (đạo hiệu Xung Châu Tử)… Dƣới đây khái lƣợc những đóng góp của các vị ấy đối với sự phát triển của YH.

Vƣơng Thúc Hòa đời Tấn (210 - 285 sau CN), soạn ra quyển Mạch kinh, đã tập

hợp tất cả những cơng trình về mạch học từ đời Tấn trở về trƣớc, là bộ sách đầu tiên chuyên về mạch học, chuyên môn về chẩn đốn học. Đặc biệt là ơng đề xuất ra cách “xem mạch” “nghe thanh âm”, “trơng khí sắc”, “hỏi chứng bệnh” đều cần phải kết hợp với nhau và đều phải coi trọng thì mới có thể theo đƣợc các bậc hiền triết đời xƣa”, đủ thấy ông là ngƣời có kiến thức vƣợt bậc. Ông là ngƣời chỉnh lý trƣớc tác sách y của Trƣơng Trọng Cảnh, chia thành hai tập là Thương hàn luận và Kim Quỹ yếu lược.

Cát Hồng (278 - 339 sau CN), nhà YH vĩ đại trong thực tiễn chữa bệnh và uống thuốc theo phép “thiêu đan luyện hống”1. Ông đã xúc tiến phát triển việc chế thuốc hóa học và cịn soạn ra quyển trửu hậu phương vừa giản dị, vừa có cơng hiệu nhanh chóng, tiện cho việc sử dụng của quảng đại quần chúng nhân dân. Trong đó có chép nhiều thứ bệnh truyền nhiễm, nhƣ về chứng hậu và đƣờng lối truyền nhiễm của các bệnh đậu mùa... đều có chép rất kỹ càng.

Đào Hoằng Cảnh (452 - 536 sau CN) nhà dƣợc vật học đời Tấn, chịu ảnh hƣởng lớn của Cát Hồng, từ quan đi ở ẩn chuyên tâm nghiên cứu dƣợc học. Ơng là ngƣời có cơng lớn trong việc hiệu chỉnh Thần Nông bản thảo. Ông cho rằng, Thần Nông vốn

không viết bản thảo, nên đã tiến hành chỉnh lý những bản sách bị cắt xén phiến diện thành tập sách thần nơng thuật lại, ngồi giữ lại 365 vị thuốc trong thần nông bản thảo kinh, bổ sung 365 vị mới, cộng lại thành 730 vị gọi là Thần Nông bản thảo kinh tập chú. Ông sử dụng chữ mực đỏ để chép các vị thuốc nguyên gốc của thần nông bản thảo,

chữ mực đen để chép các vị thuốc do mình thêm vào.

YH thời kỳ Tùy, Đƣờng (589 - 709 sau CN) chẳng những đã kế thừa đƣợc học thuyết của tiền nhân, mà cịn có sự phát triển thêm nữa. Sào Nguyên Phƣơng (năm 610) soạn ra quyển Chu bệnh nguyên hậu luận chép 1720 bài, bàn về triệu chứng các loại

bệnh, trong đó đều có chép rõ ràng cách xem xét phân biệt về bệnh lên đậu, bệnh sởi

(thời kỳ phát ban) và về những bệnh Thƣơng hàn, Ơn bệnh, Phong hủi là bệnh có tính chất truyền nhiễm mà gây nên. Đó là một bộ sách sớm nhất chuyên về nguyên nhân và bệnh lý học hiện cịn ở Trung Quốc.

Tơn Tƣ Mạc (581 - 682) là một nhà đại danh y ở đời Đƣờng, ông nhận thấy rằng: “Nhân mạng là rất trọng, quý hơn nghìn vàng, một phƣơng thuốc mà cứu chữa đƣợc, cịn q hơn thế nữa”. Vì thế ơng mới soạn ra sách Thiên kim yếu phương, Thiên kim

dực phương là một bộ sách có đầy đủ lý luận, phƣơng dƣợc và các cách chữa bệnh.

Ông rất coi trọng phụ khoa và nhi khoa, đem những bệnh phụ nữ, trẻ em đặt vào đầu sách, dùng bệnh chứng của tạng phủ để phân loại cũng là do ơng sáng tạo ra. Ơng nêu cao y đức, cứu tử phù nguy, coi mạng ngƣời quý hơn ngàn vàng, khi cứu ngƣời không hỏi giàu sang, nghèo hèn… Ông cũng khá sớm phát hiện ra những chứng bệnh phát sinh theo vùng miền, chẳng hạn ở miền núi sẽ thiếu (i - ốt), nên đã sử dụng Côn bố, Hải tảo, Tuyến giáp trạng của Dê để chữa; dùng gan bò, gan dê để chữa quáng gà; Hạnh nhân, Phịng phong, Ngơ thù du, Thục, Tiêu để chữa tê phù (cƣớc khí)[14, tr.15].

Tiếp sau đó, Vƣơng Đạo (năm 752) soạn ra quyển Ngoại đài bí yếu, sách đó chia

thành 1104 môn, sƣu tầm rất đầy đủ những trƣớc tác từ đời Đƣờng trở về trƣớc của nhiều nhà YH nổi danh nhƣ Thâm Sƣ, Thôi Thị, Hứa Nhân Tắc, Trƣơng Văn Trọng đã bị mất từ trƣớc đời Nam Tống...

Đến đời Tống nghề in hoạt bản (typo) phát triển, các sách thuốc nhờ đó mà đƣợc truyền bá rộng rãi nhƣ từ triều Nhân Tôn đến Anh Tôn (1029 - 1067), triều đình đã triệu tập các ông Cao Bảo Hành, Lâm Ức để tu chỉnh và biên tập các sách thuốc cổ nhƣ

Nội kinh, Thương hàn luận. Nhiều sách thuốc từ đời Tùy, Đƣờng trở về trƣớc đều đã

qua các ông này chỉnh lý, in và phát hành, đồng thời việc giáo dục YH đã chính thức mở rộng, các khoa học thuật về phƣơng diện YH đều rất phát triển, nhiều bộ sách lớn có tính lý luận, hoặc chun về phƣơng dƣợc nhƣ bộ Thái Bình thánh huệ phương, bộ

Thanh tế tổng lục, và bộ Thái Bình hịa tễ cục phương do các danh y tập thể thực

đại toàn lương phượng của Trần Tự Minh. Chun về ngoại khoa thì có bộ sang dương toàn thư của Đậu Hàn Khanh. Ngoài ra, cịn có bộ Tẩy oan lục tập chứng của Tống Từ

là bộ sách pháp y đầu tiên của Trung Quốc. Tẩy oan lục có những phân tích nhận xét đặc biệt tinh tế về các loại tử thi… Tẩy oan lục hay đƣợc làm quà tặng cho các quan khi nhận chức.

Chuyên về nhi khoa có bộ Tiểu nhi dược chứng trực quyết của Tiền Trọng Dƣơng (Tiền Ất 1035 - 1117). Tiền Trọng Dƣơng cho rằng, trẻ con phần dƣơng còn non nớt, tạng phủ cũng dễ thực dễ hƣ, nên phải biết thật rõ để điều trị cho đúng. Về phƣơng tễ, ông sáng tạo ra nhiều bài thuốc chữa bệnh cho trẻ em vẫn còn giá trị đến ngày nay nhƣ: Thăng ma cát căn thang (chữa đậu sởi), Đạo xích tán (chữa tâm huyết), Tả bạch tán (chữa ho suyễn, kéo hen), Lục vị hồn (chữa cịi xƣơng, hở mỏ ác)…

Đến đời Kim, Nguyên, YH đặc biệt phát triển. Sự hình thành các phái học giả đã làm phong phú học thuật của YHCT nhƣ:

Lƣu Hoàn Tố (Thủ Chân 1120 - 1200) là thầy thuốc giỏi YH dân gian, giỏi về dùng thuốc mát, nhƣ trong quyển tố vấn huyền cơ nguyên bệnh thức ông nhận định

rằng: “Lục khí đều theo hỏa mà hóa”, do đó mà có lý luận “giáng tâm hỏa, ích thận thủy”, ngƣời sau gọi ơng và học trị là phái hàn lƣơng. Tác phẩm để lại có: y phương

tinh yếu, thương hàn trực cách, tố vấn huyền cơ nguyên bệnh thức.

Ông là ngƣời theo Đạo giáo, tƣ tƣởng chủ đạo trong YH là “thiên nhân tƣơng ứng”, coi trọng học thuyết vận khí trong Nội kinh, cho rằng sự biến hoá của vận khí dễ phát sinh bệnh tật cho con ngƣời. Từ đó, ơng cho rằng khi chữa bệnh cần tham khảo chủ khí bốn mùa để tiến hành chủ trị. Ơng phê phán Hồ Tể Cục dùng phƣơng hay sử dụng thuốc ôn bổ, cay ráo. Luận điểm của ơng là “lục khí đều từ hoả hố ra”, nóng dữ sinh viêm, đây là nguyên nhân dẫn đến các thứ bệnh tật. Nguyên tắc trị liệu của ông là hàn có thể thắng nhiệt, nguyên tắc trị liệu là tân lƣơng giải biểu, tả nhiệt dƣỡng tâm. Ông sáng lập thuyết hoả nhiệt luận. Lý luận của ông dựa trên nền tảng của “càn cƣơng cứng, khôn âm nhu”, “giảm cƣơng, tăng nhu” của Chu Dịch và giảm dƣơng tăng âm

của nội kinh, hình thành đƣờng lối trị liệu là “giáng tâm hoả, ích thận thuỷ”. Tƣ tƣởng của ơng khai mở ra các học phái ôn nhiệt, phái hàn lƣơng, và phái tƣ âm.

Cho nên, trong lời tự của Tố vấn - Huyền cơ nguyên bệnh thức, ông cho rằng

Dịch, nho, y là “kỳ tam môn, kỳ đạo nhất”, tức là chúng cùng một đạo, khẳng định ba mơn đó bổ sung cho nhau, cùng nhau phát triển.

Trƣơng Tử Hòa (1156 - 1230) trong việc chữa bệnh giỏi về ba phép “hãn”, “thổ”, “hạ”. Ơng soạn ra quyển Nho mơn sự thân rất chú trọng đến phép hạ. Lập luận của ông viết trong Nho môn sự thân là: nhà nho phải biết rõ đạo lý, tự thân phải biết nghề y để chữa bệnh cho cha mẹ. Ông nhận định rằng, chữa bệnh trƣớc hết phải coi trọng việc đuổi tà khí, tà khí hết thì chính khí n, khơng thể sợ cơng phạt mà ni bệnh tà đƣợc, ngƣời sau nhân đó mà gọi ơng và các học trị là phái cơng hạ. Ơng đề xuất học thuyết: “lục môn tam pháp” với luận điểm chủ yếu là bệnh thực thì phải cơng, hƣ thì phải bổ, có tà phải cơng tà trƣớc, tà hƣ thì chính khí mới khơi phục; cơng tà thì phải dồn đuổi từ chỗ gần, dƣỡng sinh nên cho ăn đồ bổ; dùng thuốc không nên uống mãi, khỏi bệnh thì thơi; khơng nên lạm dụng thuốc bổ, dƣỡng sinh ăn đồ bổ là tốt, chữa bệnh thì cần dùng thuốc cơng; bệnh khơng phải do nhân thể có sẵn mà đến từ “ngoại lai” hoặc “nội tích” mà sinh ra.

Lý Đông Viên (Minh Chi 1180 - 1251) là học giả uyên bác, thông hiểu Xuân Thu,

Chu Dịch, Nội kinh, Nạn kinh. Ông là chuyên gia về Thương hàn, Ung thư, Nhãn mục.

Chịu ảnh hƣởng của Chu Dịch, quẻ Khơn - Thốn truyện: “至哉坤 元,萬物資生, 乃 順承天, 坤厚載物. - Chí tai Khơn ngun, vạn vật tƣ sinh, nãi thuận thừa thiên, khôn

hậu tải vật. - Đức nguyên của Khôn lớn thay, vạn vật sinh trưởng, cịn theo đạo trời,

đức dày của Khơn là chở vật”[13, tr.116]. Nhấn mạnh vai trò sinh, dƣỡng của đất, mẹ

天地. - Tỳ giả thổ dã, thổ giả sinh vạn vật nhi pháp thiên địa dã. - Tỳ thường được tiếp

xúc trước cái tinh khí của vị, thổ sinh ra mn vật mà bắt chước sự biến hóa của trời đát, nên trên dưới tới khắp cả đầu và chân, mà không chuyên chú một mùa nào”[30,

tr.214]. Nội Kinh Tố vấn - Linh lan bí điển luận: “脾 胃 者 倉 廩 之 官,五味出焉. -

Tỳ vị giả, thƣơng lẫm chi quan, ngũ vị xuất yên. - Tỳ vị là một cơ quan thương lẫm

(kho đụn), năm vị đó mà sinh ra”[30, tr.106], ơng chữa bệnh chú trọng vào tỳ vị, cho

rằng “thổ” là mẹ đẻ ra vạn vật, tất cả các bệnh đều cần điều lý tỳ vị, làm cho tỳ vị đƣợc kiện tồn. Ơng biên soạn Tỳ vị luận, Nội ngoại thương biện hoặc luận và sáng lập ra

những phƣơng “Bổ trung ích khí”, “Thăng dương ích vị”… Ông coi trọng hậu thiên, lấy điều trị tỳ vị làm cơ bản, đề xƣớng tỳ vị luận, đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của lý luận nội thƣơng, ngƣời đời sau và các học trị gọi ơng là ơng tổ của phái bổ thổ.

Chu Đan Khê (1281-1358) tiếp thu tƣ tƣởng của Lƣu Hồn Tố về Khảm thuỷ, Khơn âm, nêu quan điểm “陽有余,陰不足. - Dƣơng hữu dƣ, âm bất túc” (dƣơng

thịnh âm suy), đƣa phƣơng pháp trị liệu dƣỡng âm, khi chữa bệnh chú trọng về tƣ âm, vì thế ngƣời sau và các học trị gọi ơng là phái tư âm. Ông chủ trƣơng phải căn cứ vào bệnh cụ thể để xây dựng phƣơng, chứ khơng theo phác đồ cứng nhắc. Ơng cho rằng, vấn đề đam mê dâm dục là nhân tố trọng yếu gây bệnh. Ông biên soạn cuốn Cách trí

dư luận, chủ trƣơng tiết dục để phòng và chữa bệnh; biên soạn Cục phương để sửa

chữa những sai lầm của Hoà Tể Cục dùng phƣơng đang thịnh hành lúc bấy giờ. Phê phán Hoà tể Cục dùng phƣơng sử dụng khoáng vật nhƣ lƣu huỳnh, thuỷ ngân, vàng, bạc để chữa bệnh trúng phong, dùng thuốc kích thích có tính cay, nóng, thơm để chữa bệnh tinh thần, thần kinh, gây hại khơng ít. Sau sự phê phán ấy, y giới đã thay đổi đƣờng lối chữa trị rất nhiều.

Trên phƣơng diện học thuật, bốn nhà Lƣu Hoàn Tố, Trƣơng Tử Hịa, Lý Đơng Viên, Chu Đan Khê đều là những ngƣời không những kế thừa lý luận của Chu Dịch,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tư tưởng chu dịch đối với một số lĩnh vực y học cổ truyền (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)