Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu
3.2.1. Phải luôn đảm bảo sự lãnh đạo sát sao của các cấp bộ Đảng đối với cơng tác
cơng tác Đồn và phong trào thanh niên
Đảng là hạt nhân tổ chức lãnh đạo hệ thống chính trị, trong đó có lãnh đạo Đồn thanh niên. Những thành tựu quan trọng từ cơng tác Đoàn và phong trào thanh niên trong 10 năm qua cũng như những hạn chế còn tồn tại cho thấy một kinh nghiệm quan trọng hàng đầu đối với cơng tác Đồn và phong trào thanh niên của tỉnh Thanh Hóa, đó chính là phải ln ln đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.
Đảng bộ tỉnh cần phải tuyên truyền, quán triệt cho tất cả các cấp ủy đảng, cho mọi cán bộ, đảng viên, nhất là ở cơ sở nhận thức, trách nhiệm về công tác thanh niên, có niềm tin vào lực lượng thanh niên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; khắc phục tình trạng thiếu sát sao đến cơng tác Đồn và phong trào thanh niên ở một số cấp ủy đảng; tình trạng nhiều vấn đề xử lý không sát đúng với với tâm lý và những nhu cầu mới của thanh niên. Các cấp ủy đảng cần có chế độ chăm lo, quy hoạch, đào tạo bài bản đội ngũ cán bộ Đồn, duy trì thường xun chế độ định kỳ làm việc với BTV các cấp bộ Đoàn nhằm lắng nghe các kiến nghị để có hướng chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ; thường xuyên
gặp gỡ thơng báo tình hình thời sự, chính trị, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cho đội ngũ cán bộ Đoàn. Thực tế cho thấy ở đâu cấp ủy, chính quyền có nhận thức đúng đắn, có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tích cực, sát sao thì ở đó cơng tác Đồn và phong trào thanh niên đạt hiệu quả cao. Vì thế, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành cần quán triệt sâu sắc và có tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương của Đảng về thanh niên, công tác thanh niên trong thời kỳ mới.
Tỉnh ủy cũng cần tăng cường lãnh đạo chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị phối hợp làm công tác thanh niên. Các cấp ủy đảng cần lãnh đạo chính quyền cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng về cơng tác Đồn, phong trào thanh niên thành các văn bản pháp quy, các chương trình, kế hoạch, chính sách kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh của ĐVTN. Chính quyền nên đưa các chỉ tiêu phát triển thanh niên vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho tổ chức Đồn, tạo cơ hội cho tổ chức Đoàn triển khai tốt các chương trình, phong trào thanh niên. Đồng thời, các cấp ủy đảng cũng cần lãnh đạo các đoàn thể nhân dân tùy theo chức năng, nhiệm vụ đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phối hợp với Đoàn thanh niên giáo dục, đoàn kết, tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn - Hội, phối hợp hoạt động giữa Hội Cựu chiến binh và Đồn thanh niên trong cơng tác giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, lý tưởng Cộng sản để nâng cao nhận thức về lý luận, chính trị trong thanh niên. Hiện nay có một số nơi đã thành lập các CLB Lý luận trẻ để tăng cường cơng tác giáo dục chính trị cho đội ngũ cán bộ Đồn, đây là mơ hình tốt mà cấp ủy đảng cũng nên cân nhắc, tham khảo để áp dụng phù hợp với địa phương.
Sự lãnh đạo của Đảng có tính chất quyết định đối với cơng tác Đồn và phong trào thanh niên. Đồn cần có sự chỉ đạo, hỗ trợ của cấp ủy và cấp ủy
cần có sự tham mưu có chất lượng của Đồn đối với cơng tác Đồn và phong trào thanh niên. Trong chương trình cơng tác hàng năm, BTV Tỉnh ủy và các huyện, Thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc đều có chương trình gặp gỡ, tiếp xúc với ĐVTN, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của ĐVTN và chỉ đạo các ngành giải quyết những vấn đề bức xúc trong thanh niên. Cấp ủy phải thường xuyên chú ý theo dõi mọi hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên để kịp thời động viên, biểu dương khen thưởng những thành tích tốt đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém; tin tưởng, giao nhiệm vụ cho ĐVTN, khuyến khích ĐVTN tự tin tham gia vào các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của các địa phương, đơn vị. Chăm lo quyền lợi chính đáng của ĐVTN, tạo điều kiện thuận lợi để ĐVTN được học tập, phát triển toàn diện. Tổ chức Đoàn phải là chỗ dựa tin cậy của ĐVTN, tạo được môi trường hoạt động và sân chơi lành mạnh cho ĐVTN thông qua các hoạt động phong phú, thiết thực như: hỗ trợ thanh niên trong học tập, tư vấn, định hướng, giới thiệu việc làm và hỗ trợ giải quyết việc làm cho ĐVTN; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; các diễn đàn, câu lạc bộ; các phong trào tình nguyện…nhằm gắn kết các ĐVTN với nhau. Các chương trình hành động do Đoàn thanh niên đề ra phải bám sát chủ trương của Đảng bộ tỉnh; đồng thời Đoàn thanh niên phải chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong toàn tỉnh để đẩy mạnh cơng tác Đồn và phong trào thanh niên phát triển. Đảng bộ tỉnh cho phép Tỉnh đoàn thành lập thêm các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm; tiếp tục đầu tư kinh phí và nguồn lực cho các trung tâm dạy nghề, các trung tâm sinh hoạt văn hóa có tính chất hiện đại hơn thu hút ĐVTN tham gia đông đảo.