- So sánh bằng mắt: Trong các phân xưởng sản xuất người ta mang vật mẫu so sánh với bề mặt gia công và kết luận xem bề mặt gia cơng đạt cấp độ bóng nào. Tuy nhiên phương pháp này chỉ cho phép xác định được cấp độ bóng từ cấp 3 đến cấp 7 và có độ chính xác thấp, phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người thực hiện.
- So sánh bằng kính hiển vi quang học.
3.3. Thiết kế thí nghiệm. Mục đích: Mục đích:
- Thơng qua thực nghiệm khi tiến hành dùng dao phay cầu phủ TiAlN phay
thép hợp kim CR12MOV (phay trên mặt nghiêng) với các chế độ cắt khác nhau rồi đưa ra nhận xét và kết luận tương ứng.
- Xác định giới hạn tuổi bền của dao theo các thông số chế độ cắt khác nhau.
Từ đó đưa ra mối quan hệ giữa chúng. Các cơ sở sản xuất có thể dùng kết quả đó cho việc gia cơng với các điều kiện tương tự.
- Mục tiêu của việc xây dựng thí nghiệm là nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố thơng số chế độ cắt và góc nghiêng của phôi đến tuổi bền của dao phay cầu phủ TiAlN khi gia công thép CR12MOV.
3.3.1. Các giới hạn của thí nghiệm
. - Nghiên cứu ảnh hưởng của vận tốc cắt và góc nghiêng của phôi đến tuổi
bền của dao phay cầu phủ TiAlN khi gia công thép CR12MOV. - Vận tốc cắt v = 50 110 (m/phút).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Lượng chạy dao không đổi s = 0.2 (mm/răng). - Chiều sâu cắt không đổi t = 0,5 (mm).
- Góc nghiêng của phơi θy=100÷750
- Tổng hợp các nhiễu ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt gia công là ổn định.