MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ Ở CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM HÀ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về lữ hành du lịch và tình hình kinh doanh lữ hành quốc tế ở Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội (Trang 44 - 49)

DOANH LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ Ở CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM - HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN VỪA QUA.

Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội có những thuận lợi đặc biệt mà ít đơn vị khác có thể có được vì Công ty được thừa hưởng cả số lượng thị trường quốc tế lớn (hơn 60 đầu mối các Hãng, Công ty Du lịch nước ngoài của Tổng Công ty Du lịch Việt nam (cũ) chuyển sang), cho nên kể từ khi thành lập tới nay, Công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh, có được sự tin tưởng và uy tín nhất định trên thị trường. Rất nhiều khách du lịch đến với Công ty đã nhận xét rằng những dịch vụ mà họ nhận được do Công ty cung cấp trong các tour du lịch phần lớn là có chất lượng tốt và họ rất hài lòng... Công ty đã duy trì được mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống và giành được tín nhiệm với nhiều bạn hàng mới.

Tuy nhiên, Công ty còn có một số mặt hạn chế trong công tác tổ chức quản lý:

- Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty phần nào còn cồng kềnh, hoạt động chưa đạt đến hiệu quả cao nhất, hiện tượng trì trệ không năng động, linh hoạt ở một vài bộ phận đã kìm hãm sự phát triển của Công ty.

- Đội ngũ cán bộ của Công ty tuy có trình độ học vấn tương đối cao so với nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác nhưng số người được đào tạo về chuyên ngành du lịch còn ít. Phần đông đội ngũ cán bộ được duy trì từ Tổng cục Du lịch trước đây và Tổng Công ty Du lịch Việt nam (cũ), nên hoạt động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nhiều người chỉ đơn thuần có ngoại ngữ, còn kiến thức khác rất yếu, trước hết là chưa được trang bị kiến thức đầy đủ về kinh tế, đặc biệt là các vấn đề về kinh tế thị trường. Song hiện nay, sự sáng tạo và hiệu quả trong công việc là đòi hỏi tất yếu khách quan của thực tế kinh doanh. Do vậy, Công ty phải có những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.

- Công tác chỉ đạo, điều hành của Ban lãnh đạo còn có lúc chưa kịp thời, chưa sát sao dẫn đến có sự trục trặc trong điều hành công việc của một số phòng có liên quan thường xuyên xảy ra mà chưa có biện pháp khắc phục triệt để.

- Tuy đã sắp xếp lại các phòng ban trong Công ty nhưng vẫn còn một số ít cán bộ, nhân viên chưa có việc làm phù hợp với khả năng của bản thân họ, trong khi đó có nhiều nhân viên lại làm việc căng thẳng quá khả năng của họ.

- Công ty chưa có chiến lược trong công tác tiếp thị, công tác tuyên truyền quảng cáo. Đặc biệt, những cán bộ được trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này còn có những mặt hạn chế về năng lực và kinh nghiệm công tác...

Tóm lại, những năm qua, mặc dù còn gặp một số khó khăn trong việc khai thác khách, nhưng Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội vẫn đạt được những thành công. Công ty đã hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu kế hoạch được giao về lượng khách, doanh thu và lợi nhuận. Sự đóng góp của Công ty vào ngân sách Nhà nước tuy chưa lớn nhưng đã phần nào khẳng định vị trí của Công ty trong ngành Du lịch Việt nam.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển và bùng nổ của du lịch trên thế giới, các Công ty lữ hành cũng chứng tỏ vai trò của mình trong hệ thống các doanh nghiệp dịch vụ du lịch. Công ty lữ hành ra đời đã giải quyết được sự mất cân đối giữa nhu cầu của du khách và khả năng cung cấp các dịch vụ du lịch của các nhà cung cấp. Ngày nay, một quốc gia muốn phát triển du lịch thì không thể thiếu hệ thống Công ty lữ hành hoạt động hùng mạnh. Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội là một trong những doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt nam. Trong quá trình hơn tám năm hoạt động và phát triển, Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển chung của toàn ngành du lịch và của đất nước.

Ở Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế đóng vai trò chủ đạo, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty những năm qua. Tuy hoạt động này đã được tập trung thúc đẩy nhưng vẫn bộc lộ những yếu kém như sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, các chương trình du lịch còn có sự trùng lặp, khả năng về thu hút khách, các yếu tố thúc đẩy cho việc tiêu thụ sản phẩm du lịch như quảng cáo, khuếch trương, mở rộng thị trường... của Công ty còn hạn chế ở nhiều mặt. Báo cáo chuyên đề này tập trung làm rõ một số vấn đề chung về lữ hành du lịch, tính chất và nội dung hoạt động của một tổ chức hoặc Công ty lữ hành. Đồng thời, phản ánh rõ nét quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, thực trạng hoạt động và những kết quả kinh doanh của Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội trong những năm qua...

Do sự hạn chế trong hiểu biết và thời gian nghiên cứu nên bài viết còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cô chú trong Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội để chuyên đề đạt được chất lượng tốt và tiếp tục phát triển, hoàn thiện thành luận văn tốt nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng môn "Kinh tế Du lịch" - TS. Trần Thị Minh Hoà - Khoa QTKD, ngành quản lý du lịch, Trường ĐHDL Phương Đông. ngành quản lý du lịch, Trường ĐHDL Phương Đông.

2. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Lữ hành du lịch quốc tế của Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội các năm 1998, 1999, 2000. ty Du lịch Việt nam - Hà nội các năm 1998, 1999, 2000.

3. Báo cáo tổng kết công tác năm 2000 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2001 của Tổng cục Du lịch Việt nam (ngày 28/12/2000). của Tổng cục Du lịch Việt nam (ngày 28/12/2000).

4. Báo Du lịch năm 1999, và 6 tháng đầu năm 2000.

5. "Du lịch và kinh doanh du lịch" - PTS. Trần Nhạn.NXB Văn hoá - thông tin, Hà nội - 1996. NXB Văn hoá - thông tin, Hà nội - 1996.

6. Giáo trình "Hướng dẫn du lịch" - PGS. TS. Nguyễn Văn Đính và Thạc sĩ Phạm Hồng Chương. Phạm Hồng Chương.

NXB Thống kê, Hà nội - 2000.

7. Giáo trình "Quản trị kinh doanh lữ hành" - PGS. PTS Nguyễn Văn Đính và Thạc sĩ Phạm Hồng Chương. Thạc sĩ Phạm Hồng Chương.

NXB Thống kê, Hà nội - 11/1998.

8. Giáo trình "Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch" - PTS Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh. - PTS Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh.

NXB Thống kê, Hà nội - 1996.

9. Marketing trong lĩnh vực Lữ hành và khách sạn - Alastain M. MorisionTổng cục Du lịch Việt Nam, 1998. Tổng cục Du lịch Việt Nam, 1998.

10. Những văn bản liên quan đến quản lý và kinh doanh Lữ hành tại Việt Nam.Tổng cục Du lịch - NXB Thống kê, Hà nội - 1996. Tổng cục Du lịch - NXB Thống kê, Hà nội - 1996.

11. Pháp lệnh Du lịch Việt nam.

NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội - 1999.

12. Tạp chí du lịch các số: 10/1999; 3/2000; 7/2000; 8/2000; 9/2000; 11/2000; 12/2000. 12/2000.

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH DU LỊCH

3

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về lữ hành du lịch và tình hình kinh doanh lữ hành quốc tế ở Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w