Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo ở các trƣờng trung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp kỹ thuật công nghệ lê quý đôn theo tiếp cận quản lý dựa trên kết quả (Trang 42)

1.6.1. Các yếu tố chủ quan

1.6.1.1. Văn hóa tổ chức nhà trường

Nhà trường là một tổ chức với một cộng đồng người nhất định. Trong quá trình hoạt động của nhà trường, giữa con người với con người bao giờ cũng nảy sinh nhiều mối quan hệ. Mối quan hệ này được gìn giữ, truyền đạt tới nhiều người, nhiều thế hệ tạo thành nếp văn hóa truyền thống riêng của tổ chức nhà trường.

"Văn hóa" ở đây là tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ. Khái niệm văn hóa giúp cho người quản lý hiểu được những khía cạnh phức tạp, ẩn tàng bên trong một tổ chức. Văn hóa tổ chức được hiểu là mẫu hình những giá trị và giả định về những sự việc đã được thực hiện như thế nào trong một tổ chức. Các thành viên của tổ chức học hỏi được những mẫu hình này khi họ phải đối diện với những vấn đề bên trong và bên ngồi tổ chức. Rồi chính họ lại "dạy" cho những thành viên mới.

Nếu xét quá trình đào tạo hệ trung cấp trong một thời điểm nhất định khi nhà trường đã xây dựng được bản sắc văn hóa tổ chức riêng thì cơng tác quản lý quá trình đào tạo của hệ cũng bị chính văn hóa tổ chức của nhà trường chi phối. Nơi nào xây dựng được một truyền thống tốt như có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc, chia sẻ đùm bọc nhau trong công tác, chấp hành ý thức kỷ luật một cách tự giác thì nơi đó cơng tác quản lý sẽ không phải đánh nặng về khâu kiểm tra, giám sát. Hay nói theo thuyết Y của quản lý thì: tổ chức đó có các thành viên được giả định là những người chăm chỉ và tự giác làm việc. Do đó họ được ủy quyền rất nhiều, độ tự do lớn và họ tin cậy lẫn nhau trong công việc, khơng địi hỏi sự giám sát, kiểm tra đơn đốc quá ngặt nghèo. Ngược lại, nơi nào chưa xây dựng được một bản sắc văn hóa tổ chức nhà trường tốt thì ở nơi đó cơng tác quản lý cịn gặp nhiều khó khăn.

1.6.1.2. Đội ngũ giáo viên

Ơng cha ta đã có câu “Không thầy đố mày làm nên”. Người thầy giữ vai trị chỉ đạo trong cơng tác đào tạo vì người thầy vốn là người chuyên giao tri thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người học. Khơng có thầy dạy thì khơng có con đường nào con người có thể chiếm lĩnh được tri thức một cách hệ thống và tồn diện. Vì thế đội ngũ giáo viên có tính chất quyết định đối với chất lượng đào tạo.

1.6.1.3. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để hoạt động dạy và học được diễn ra. Muốn tổ chức đào tạo phải có cơ sở vật chất lớp học, thiết bị, phương tiện cho giáo viên dạy và học sinh học. Tình trạng dạy chay hiện đang được đẩy lùi triệt để trong giáo dục ở nước ta, đó là một ứng xử đúng đắn nhằm nâng cao khả năng thực hành, kỹ năng thực tiễn cho người học thay vì lý luận kinh nghiệm. Tóm lại điều kiện về cơ sở vật chất tác động và chi phối trực tiếp đến qn trình đào tạo và góp phần quyết định chất lượng đào tạo. Cơ sở vật chất kém thì khơng thể có chất lượng tốt, cơ sở vật chất tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

1.6.2. Các yếu tố khách quan

Ngoài các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến q trình đào tạo cịn có rất nhiều các yếu tố bên ngồi mà sự tồn tại của nó có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của cơng tác quản lý q trình đào tạo hệ TCCN. Cụ thể gồm các yếu tố sau:

1.6.2.1. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới cơng tác quản lý q trình đào tạo hệ TCCN tại bất cứ một cơ sở đào tạo TCCN nào. Nó tuân theo nguyên tắc đảm bảo tính chính trị trong quản lý giáo dục nói chung. Thể chế chính trị của nhà nước ta là: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bằng đường lối, chính sách; nhà nước trực tiếp quản lý thơng qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tạo ra

định hướng chiến lược, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của toàn ngành giáo dục, trong đó có cả q trình đào tạo hệ dạy nghề. Khi các đường lối, chính sách được hệ thống hóa thành các văn bản quản lý hành chính nhà nước thì nó sẽ tạo ra cơ sở hành lang pháp lý để thực thi mọi hoạt động quản lý. Đồng thời nó cũng trở thành căn cứ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác quản lý quá trình đào tạo hệ dạy nghề.

1.6.2.2. Mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh

Giáo dục - đào tạo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó nảy sinh trong lòng xã hội và phát triển khơng nằm ngồi mục đích phục vụ cho chính những nhu cầu của xã hội. Đối với quá trình đào tạo hệ dạy nghề cũng vậy. Bản thân nó tồn tại được là do mơi trường xã hội xung quanh có nhu cầu đào tạo. Trong q trình thực hiện cơng tác quản lý quá trình đào tạo hệ dạy nghề cũng bị tác động bởi môi trường. Môi trường xã hội xung quanh nơi cơ sở đào tạo dạy nghề thường đóng sẽ tác động tới cơng tác quản lý ở các khía cạnh cụ thể sau:

Quan niệm về sự cần thiết của ngành nghề đào tạo: Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng có nhu cầu đào tạo. ở nước ta quan niệm của người dân về ngành nghề đào tạo khơng thực tế. Ngun nhân là do chưa có cơ quan dự báo nhu cầu sử dụng lao động hoàn chỉnh từ trung ương đến cơ sở gây lãng phí nhiều tiền của trong q trình đào tạo.

Cơ hội việc làm và ổn định cuộc sống của người được đào tạo khi tốt nghiệp.

Trình độ dân trí và mặt bằng mức sống của người dân: Điều này ảnh hưởng tới chất lượng đầu vào của quá trình đào tạo. Trình độ dân trí cao, mức sống cao sẽ đảm bảo chất lượng học sinh được tuyển vào. Đầu vào có chất lượng sẽ tạo nhiều ưu thế, thuận lợi, dễ dàng cho cơng tác quản lý. Trình độ kém, mức sống ảnh hưởng chất lượng đầu vào sẽ làm tăng khó khăn cho cơng tác quản lý.

Điều kiện tự nhiên phù hợp với quá trình đào tạo ngành nghề sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đào tạo.

1.6.2.3. Chất lượng học sinh trúng tuyển

Chất lượng tuyển sinh đầu vào là yếu tố tiền đề cho chất lượng đào tạo. Người học được tuyển sinh thỏa mãn tốt các yêu cầu đòi hỏi của chuyên ngành đào tạo thì sẽ thuận lợi cho cơng tác đào tạo, vì người học có đủ năng lực tiếp thu kiến thức cũng như đủ khả năng hình thành kĩ năng nghề nghiệp nhanh và chắc chắn. Ngược lại nếu đầu vào chất lượng hạn chế thì cơng tác đào tạo sẽ gặp nhiều khó khăn về khả năng tiếp thu của người học, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo, sản phẩm đào tạo sẽ rất khó cập với chuẩn đầu ra của cơ sở đào tạo

1.6.2.4. Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập trong giáo dục

Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu của thế giới xuất hiện vào những năm cuối của thế kỷ XX. Xu hướng này xuất hiện do nhu cầu hợp tác và phát triển ra nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh. Dần dần sức ảnh hưởng của nó bao trùm tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có cả giáo dục. Trở thành thành viên chính thức của WTO là một tiến trình lịch sử tất yếu trên con đường đổi mới, mở cửa và tiến hành CNH- HĐH đất nước của chúng ta. Công tác quản lý giáo dục, ngoài chịu sự chế ước của các văn bản quy phạm pháp luật trong nước đã ban hành còn phải chịu sự chế ước của các bản cam kết trong quá trình hội nhập và liên kết. Quá trình hội nhập tạo nhiều điều ngắt. Mục tiêu của giáo dục ngày nay không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn kiện thuận lợi để phát triển nhanh chóng nhưng mặt khác nó cũng mang lại sự cạnh tranh ngay nhân lực trong nước mà còn phải mở rộng mục tiêu phấn đấu đáp ứng thị trường lao động quốc tế. Giáo dục của chúng ta phải thực sự nỗ lực để kéo cơ hội về với chúng ta. Nếu không chúng ta sẽ mất đi khả năng cạnh tranh và rất khó lấy lại uy tín như lúc chưa hội nhập.

Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo của các trường trung cấp được mô tả trong bảng 1.2.

Bảng 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo STT Nhóm yếu tố Chi tiết yếu tố ảnh hƣởng

1 Các yếu tố đầu vào

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực cấp vĩ mơ - Chính sách đào tạo nghề

- Chính sách tài chính

- Nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội - Nhu cầu học của học viên

- Điều kiện kinh tế của học viên

2

Các yếu tố tác động trong quá trình đào tạo

- Năng lực đội ngũ lãnh đạo quản lý của Nhà trường

- Năng lực quản lý đào tạo của Nhà trường - Năng lực đội ngũ cán bộ giáo viên.

- Chương trình đào tạo

- Điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường (Thiết bị đào tạo đáp ứng được chương trình đào tạo

3 Các yếu tố đầu ra

- Uy tín, văn hóa Nhà trường - Chuẩn đầu ra

- Năng lực học viên khi ra trường - Nhu cầu xã hội

Tiểu kết chƣơng 1

Có nhiều tác giả đã nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo tại các trường Trung cấp nghề ở Việt Nam, tuy nhiên việc nghiên cứu quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận dựa trên kết quả còn hạn chế.

Chương 1 đã nêu được tổng quan lược sử nghiên cứu vấn đề, hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lý đào tạo tại trường trung cấp nghề. Đặc biệt, đã cụ thể hóa Mơ hình Quản lý đào tạo dựa trên kết quả như lịch sử hình thành, lợi ích của mơ hình, quy trình áp dụng, các nguyên tắc áp dụng trong trường trung cấp nghề; qua đó áp dụng mơ hình quản lý đào tạo dựa trên kết quả vào quản lý đào tạo tại các trường trung cấp nghề ở Việt Nam.

Việc nghiên cứu đầy đủ và có tính hệ thống, có tính lý luận là tiền đề khoa học để nghiên cứu thực trạng đào tạo và biện pháp quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp KT-CN Lê Qúy Đôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Quốc Bảo, Bùi Tiến Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và

quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Quyết định Số 40/2007/QĐ-BGD&ĐT

ngày 01 tháng 8 năm 2007 về ban hành “Quy chế Đào tạo Trung cấp Chuyên nghiệp hệ Chính quy”.

3. Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội (2002), VINAS - “Cẩm nang

kiểm định chất lượng đào tạo”: Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề ADB/1655/VIE/SK.

4. Chính phủ nƣớc Cộng hịa XHCN Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Quyết định số 771/QĐ-TTg, ngày 15/6/2012.

5. Chính phủ nƣớc Cộng hịa XHCN Việt Nam (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ban hành theo QĐ số

1216/QĐ/TTg.

6. Nguyễn Đức Chính và tập thể tác giả (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục và đào tạo, Nxb ĐHQG Hà Nội.

7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), Lý luận đại cương về

quản lý. Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những xu thế quản lí hiện đại và việc vận dụng vào quản lí giáo dục đại học. Khoa Sư phạm

ĐHQG Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng IX. Nxb CTQG.

10. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

11. Trần Khánh Đức (2004), Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhân

lực theo ISO và TQM. Nxb Giáo dục.

12. Nguyễn Minh Đƣờng, Phan Văn Kha (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ

XXI. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Hùng (2016), Quản lý đào tạo của trường cao đẳng nghề theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo

dục Việt Nam.

15. Phan Văn Kha (2008), Xây dựng chất lượng phát triển giáo dục đào tạo

- một số quan điểm tiếp cận, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục.

16. Phan Văn Kha (1997), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế

thị trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.

17. Vũ Minh Khƣơng, Calla Wieme (2007), Quản lí theo kết quả và những

khái niệm vận dụng vào hệ thống giáo dục Việt Nam.

18. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra - Đánh giá trong dạy - học đại học. Nxb GD.

19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý Giáo dục lý luận và thực tiễn. Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Ngân hàng thế giới WB (2005), Mườì bước tiến tới hệ thống giám sát

và đánh giá dựa trên kết quả. Nxb VHTT.

21. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục – Đào tạo Trung ương I,

Hà Nội.

22. Quốc hội nƣớc Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sửa đổi.

23. Quốc hội khố XI kì họp 6 (2004), Nghị quyết về giáo dục.

24. Tổng cục dạy nghề (2012), Báo cáo tổng quan về đào tạo nghề ở Việt Nam.

25. Nguyễn Đức Trí, Phan Chính Thức (2010), Một số vấn đề về quản lý cơ sở dạy nghề. Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

26. Trần Ngọc Trình (2015), Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, Viện

27. Trần Văn Tùng (2013), Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt

Nam theo tiếp cận Quản lý dựa trên kết quả (RBM), Luận án tiến sĩ, ĐH

Quốc gia Hà Nội.

28. UBND TP Hồ Chí Minh (2005), Nghiên cứu thí đIểm áp dụng hệ thống

quản lý theo kết quả tại thành phố Hồ Chí Minh, UBND TP Hồ Chí

Minh - VIE 01/ 024b, 2005

29. UNESCO (1998), Hội nghị thế giới về GD ĐH thế kỉ 21: Tầm nhìn và hành động, Paris.

Tài liệu Tiếng Anh

30. ADB (The Asian Development Bank), What is results - based management (RBM). http: //www.adb.org/Documents/Brochures/RBM-

Capacity- Development/default.asp.

31. ADB, Managing for Development Results at ADB. www.adb.org/ Documents/.../Independent-Assessment-of-MfDR-at-ADB.pdf

32. CIDA (CANADIAN INTERNATIONAL DEVELOPMENT AGENCY), Results-based Management Policy Statement, www.acdi-cida.gc. ca/home. 33. CIDA, Results-BasedManagement Tools at CIDA, A How to Guide

http://www.acdi-cida.gc.ca/acdi-cida/ACDI-CIDA.nsf/eng/NIC- 31595014-KEF

34. CIDA, Results-based Management in CIDA Results-based Management in CIDA. http://www.acdi-cida.gc.ca/acdi-cida/ACDI-CIDA.nsf/En/ANN- 923135230-.

35. http://www.undg.org/index.cfm?P=224.

36. UNDP, Results - based management is a strategic management approach.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp kỹ thuật công nghệ lê quý đôn theo tiếp cận quản lý dựa trên kết quả (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)