Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học phần hidrocacbon hóa học 11 nâng cao 001 (Trang 66 - 68)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm 3.4.1.1. Đối tượng: HS khối 11 3.4.1.1. Đối tượng: HS khối 11

3.4.1.2. Địa bàn

+ Trường THPT Lương Thế Vinh, Vụ Bản, Nam Đinh. + Trường THPT Hoàng Văn Thu, Vụ Bản, Nam Định.

- Nhóm đối chứng: Là các lớp học ban nâng cao học theo phân phối chương

trình của Bộ GD&ĐT, GV dạy theo phương pháp truyền thống.

- Nhóm thực nghiệm: Là các lớp học ban nâng cao học theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT, GV dạy theo PPĐT phát hiện để phát huy tính tích cực học tập của HS.

Các lớp ĐC và TN được chọn tương đương nhau về trình độ, khả năng học tập và khơng phải là lớp chọn. Cả hai nhóm này đều học chương trình hóa học lớp 11 chương trình nâng cao.

Thực hiện cùng một bài dạy theo 2 phương pháp khác nhau (lớp ĐC theo phương pháp truyền thống, lớp TN dạy theo PPĐT phát hiện).

Cụ thể như sau: Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng Trường Lớp thực nghiệm (TN) Lớp đối chứng (ĐC) GV thực hiện Lớp Số HS Lớp Số HS

THPT Lương Thế Vinh 11A2 42 11A3 42 Vũ Mạnh Dũng THPT Hoàng Văn Thụ 11A2 40 11A3 40 Nguyễn Thị Hương

3.4.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm

3.4.2.1. Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm

Trước khi TNSP, chúng tôi đã gặp GV cùng dạy thực nghiệm để trao đổi một số vấn đề sau:

- Nhận xét của GV về các lớp TN - ĐC đã chọn.

- Tìm hiểu tình hình học tập và năng lực tư duy của các HS trong lớp TN. - Mức độ thông hiểu kiến thức cơ bản của HS.

- Tình hình học bài, chuẩn bị bài và làm bài tập của HS trước khi đến lớp. - Yêu cầu của chúng tôi về việc áp dụng PPĐT phát hiện để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm vào học kì II của năm học 2013 -2014. Ở các lớp đối chứng GV dạy theo phương pháp truyền thống, không sử dụng PPĐT phát hiện. Với lớp thực nghiệm tiến hành dạy theo PPĐT phát hiện.

Sau khi đã thực hiện bài dạy TN ở lớp TN và ĐC, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả TN để xác định hiệu quả tính khả thi của phương án TN. Việc kiểm tra đánh giá chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh ở các lớp TN và ĐC được tiến hành 2 lần thông qua 2 bài kiểm tra: 1 bài kiểm tra 15 phút (trắc nghiệm) và 1 bài bài kiểm tra 45 phút (trắc nghiệm+ tự luận).

Kiểm tra đánh giá:

Nội dung kiểm tra: Kiến thức 3 chương hiđrocacbon no; hiđrocacbon không

no; hiđrocacbon thơm và nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên.

Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm + Tự luận

Ra đề trên giấy, in các đề kiểm tra 15 phút và 45 phút và phát cho các giáo viên tiến

hành thực nghiệm.

Để đánh giá kết quả TNSP, chúng tôi cho HS hai lớp ĐC và TN làm 1 bài kiểm tra 15 phút, 1 bài kiểm tra viết 45 phút. Nội dung các đề kiểm tra được trình bày ở phần

phụ lục.

- Đề bài kiểm tra như nhau, cùng đáp án và cùng GV chấm.

- Chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10, sắp xếp kết quả kiểm tra theo thứ tự từ thấp đến cao, phân thành 3 nhóm:

+ Nhóm khá - giỏi đạt các điểm: 7, 8, 9, 10. + Nhóm trung bình đạt các điểm: 5, 6. + Nhóm yếu, kém đạt các điểm: < 5.

- Áp dụng lí thuyết thống kê tốn học để xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.

- So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm TN và nhóm ĐC, từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học phần hidrocacbon hóa học 11 nâng cao 001 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)