Làng nghề rượu Vọc
Làng nghề rượu Vọc thuộc xã Vũ Bản được coi là làng thịnh vượng hơn cả nhờ có nghề nấu rượu gạo truyền thống. Ngồi cơng việc chính làm ruộng, hầu hết các gia đình trong làng đều tham gia ít nhiều vào nghề này: hoặc làm men, bn bán men, nấu rượu hay mở cửa hàng bán rượu.
Từ bao đời nay, người làng Vọc chỉ trung thành với một công thức chưng cất rượu. Rượu được nấu bằng gạo đặc sản ủ với men ta gồm 36 vị thuốc Bắc. Công đoạn làm rượu rất công phu. Từ lúc úp men phải trải qua 2 – 3 ngày, chờ khi men dậy mới được mở. Cơm rượu nấu chín vừa, khơng khơ hoặc nhão q, đánh tơi để nguội trước khi rắc men, sau đó cho vào vị sành ủ 48 tiếng, khi có mọng mới được đổ nước, sau 2 đêm thì đem nấu.
Từ lâu người làng Vọc đã xây dựng được hương ước bảo vệ và giữ gìn bí quyết gia truyền. Quy ước quy định rõ ràng về chất lượng rượu cổ truyền làng Vọc, rượu chỉ dùng men thuốc Bắc, nấu với gạo đặc sản của quê hương, nghiêm cấm việc sản xuất rượu kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của làng. Hiện nay có nhiều cơng nghệ sản xuất rượu hiện đại nhưng người làng Vọc vẫn cất rượu theo phương pháp cổ truyền. Cầm chai rượu trong veo, chỉ cần mở nút hoặc lắc nhẹ, những bọt rượu chạy quanh chai bám chặt với nhau toả ra hương thơm ngào ngạt.
Nói tới rượu làng Vọc, khơng ai không nhắc tới thương hiệu Vọc Long Tửu của gia đình ơng Nguyễn Văn Long, người đã có cơng lớn trong việc vực dậy danh tiếng của rượu làng Vọc trước sự suy giảm chất lượng men và sự tấn công ồ ạt của các loại rượu ngoại cùng nhiều sản phẩm đồ uống trên thị trường. Sinh ra trong gia đình theo nghề nấu rượu lâu đời, ơng Long rất buồn khi thấy rượu quê mình ngon mà chỉ bán quanh quẩn mấy vùng lân cận. Ông quyết định phải xây dựng một thương hiệu cho rượu Vọc để có thể tự tin mang sản phẩm q mình đi xa hơn nữa, đó là thương hiệu Vọc Long Tửu.
Hiện nay, Vọc Long Tửu đang có mặt trên thị trường cả nước nhất là các thành phố lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng và được du khách mua
làm quà mang sang các nước Nhật, Đức, Pháp, Nga... để làm quà và quảng bá thương hiệu. Vọc Long Tửu đã đoạt được nhiều giải, cúp vàng về chất lượng và mẫu mã cùng nhiều câu thơ ca tụng.
Cùng với bí quyết gia truyền và sự chịu thương, chịu khó của người dân làng nghề, làng Vọc còn được thiên nhiên ban tặng cho một nguồn nước quý để tạo nên sản phẩm rượu Vọc có hương vị đặc trưng mà những nơi khác khơng thể có được dù có cùng bí quyết nấu rượu.
Nhờ sự giáo dục qua nhiều thế hệ làng nghề về cái tâm trong sáng nên dù trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt nhưng rượu Vọc vẫn giữ được hương vị đậm đà, không phai lẫn với hàng trăm thứ rượu đang có mặt trên thị trường. Đặc biệt, để đảm bảo vệ sinh, rượu chỉ đóng trong vị sành, nậm gốm chứ khơng đựng trong can hoặc chai nhựa. Được khách hàng gần xa biết đến, nhất là trong thời kỳ hội nhập WTO, thị trường rượu Vọc ngày càng mở rộng. Trước đây, làng chỉ bán ra thị trường 1 triệu lít /năm, nay tăng lên gấp 2 lần. Nhờ rượu, mỗi năm Vũ Bản đạt giá trị thu nhập 22 – 25 tỷ đồng. Hương rượu Vọc đã bay tới Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, là món q khơng thể thiếu của những người con xa quê hương. Nhờ làm rượu mà làng Vọc đã thay da đổi thị, đường làng ngõ xóm được bê tơng hố, nhà cao tầng mọc lên san sát, làng khơng cịn hộ đói, hộ khá giàu tăng mạnh.
Năm 2006, rượu Vọc đã đoạt giải nhất về mẫu mã và giải nhì về chất lượng tại Hội thi tuyển chọn các sản phẩm làng nghề truyền thống do Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức. Đầu năm 2007, rượu Vọc được tặng Bằng khen tại Hội chợ triển lãm thương mại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với giá trị văn hoá ẩm thực cùng bề dày truyền thống của làng, ngày 10/5/2007, làng đã được đón nhận danh hiệu “Làng nghề rượu Vọc” theo quyết định của UBND tỉnh. Không những thế, dự án đăng ký nhãn hiệu tập thể rượu Vọc với Cục Sở hữu trí tuệ cũng sẽ sớm được hồn thiện và triển khai thành cơng trong thời gian tới . Đây sẽ là bước đệm để rượu Vọc vươn xa hơn nữa.
Các cấp lãnh đạo xã Vũ Bản đã đưa ra chủ trương coi làng nghề rượu Vọc là vùng kinh tế trọng điểm của xã. Để giữ gìn, phát huy nghề truyền thống, chính quyền địa phương sẽ dồn sức đầu tư, khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh của làng, nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Dự kiến, xã sẽ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất chế biến rượu Vọc với tổng vốn đầu tư 2 tỷ đồng, đồng thời dành khoảng 100 ha để trồng các giống lúa đặc sản cung cấp cho làng nghề.
Với sự quyết tâm phát triển nghề của những người dân làng Vọc như ông Long cùng thương hiệu Vọc Long Tửu và cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền như trên, rượu Vọc đã trở thành đặc sản quý không chỉ của Hà Nam. Niềm tự hào đó nhắc nhở người làng Vọc càng phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn bản sắc truyền thống của
làng nghề, để rượu Vọc chiếm lĩnh được thị trường, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Làng Ngọc Động
Cách đây hơn 50 năm, các nghệ nhân và nhân dân làng Ngọc Động (xã Hồng Đơng, Duy Tiên, Hà Nam) hồ hởi đan bộ ghế tặng Bác Hồ với tất cả tấm lịng thành kính. 50 năm sau, một số nghệ nhân ngày ấy có người đã khuất núi, nhưng những người còn lại vẫn nhớ như in những kỷ niệm khi đan ghế tặng Bác Hồ. Bộ bàn ghế ấy hiện vẫn còn được trưng bày tại nhà sàn của Bác.
Nghề song mây tre đan đã nổi tiếng ở Ngọc Động từ lâu, cho đến nay gần 100% số hộ trong xã làm nghề này. Sản phẩm chủ yếu ở làng Ngọc Động là hàng mây, giang, làm thêm đồ trang trí nội thất và đồ mỹ nghệ. Đặc biệt đây là nơi duy nhất trong cả nước có sản phẩm mây xiên khá nổi tiếng. Các sản phẩm như: Bát, đĩa, vali, thùng tròn, thùng bầu dục bộ ba, khay vng, khay chữ nhật có cửa, âu trầu, lọ hoa được khách nước ngoài rất ưa chuộng.
Nếu như trước đây các nghệ nhân cao niên đã tạo tiếng vang cho làng nghề khi đan bộ ghế tặng Bác Hồ thì nay lớp trẻ trong làng lại tiếp tục tạo tiếng vang khi đưa sản phẩm mây tre đan truyền thống của quê hương đến với bạn bè quốc tế. Với sự kế thừa những tinh hoa do ông cha để lại cộng với sự sáng tạo vốn có của tuổi trẻ, lớp thanh niên kế cận đã tạo ra những sản phẩm với kiểu dáng mẫu mã khá độc đáo để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.
Đến nay, hàng mây giang đan Ngọc Động xuất khẩu sang nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan, Pháp... Doanh thu từ xuất khẩu năm 2008 đạt gần 20 tỉ đồng, chiếm 86,6% tổng doanh thu của làng. Có được điều đó là do sự biết tiếp thu kinh nghiệm ông cha để lại, sáng tạo và vận dụng vào cơ chế thị trường của nhiều thanh niên trẻ trong làng như anh Lê Tiến Dũng - Giám đốc công ty TNHH Dũng Nga, anh Nguyễn Xuân Mai - Giám Đốc công ty xuất khẩu mây tre đan Ngọc Động…
Nghề mây tre đan truyền thống đã mang lại cho Ngọc Động bộ mặt mới. Trong làng nhà cao tầng khang trang kiên cố ngày càng nhiều; điện, đường, trường, trạm được đầu tư. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên đáng kể. Khi cuộc sống đủ đầy về vật chất, người dân đã chú trọng đến giáo dục. Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Minh, nhiều năm qua, trong làng tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, THCN... ngày
càng đông. Nhiều em sau khi ra trường đã về quê hương tiếp tục phát triển nghề truyền thống”.
Đọi Tam - làng trống ngàn tuổi
Giữa vùng đồng bằng sông Hồng, núi Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam tuy không cao nhưng từ xưa đã nhiều người biết đến. Trước khi Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông về đây xây dựng chùa Long Đọi Sơn (1118), làng trống Đọi Tam dưới chân núi đã có trên hai trăm năm.
Làng Đọi Tam nằm ở phía Tây Bắc chân núi Đọi. Giữa làng nay vẫn cịn ngơi đình cổ. Đình thờ thành hồng làng là hai ơng tổ nghề. Ơng Đinh Văn Bục - thủ nhang đình cho hay: “Một ngày nọ, cách nay hơn 1.000 năm, có hai anh em húy là Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản (có người cho là Đạt) khi đi qua làng Đọi Tam thấy vùng này có nhiều cây mít gỗ đẹp, quả mít chín thơm lừng, gỗ mít vàng ươm lại khơng bị mọt, hai anh em liền quyết định chọn nơi này làm chốn định cư để hành nghề".
Ông Bục cũng kể rằng: Khi vua Lê Đại Hành sửa soạn về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông (năm 986), cụ Năng và cụ Bản đã tự tay làm một cái trống to để đón vua. Tương truyền vì tiếng trống vang như sấm rền nên về sau hai ông được dân làng tôn là Trạng Sấm. Ông Bục cũng kể rằng: Trong buổi tịch điền, vua có cày thi với Trạng Sấm (cụ Năng được phong là Trạng Sấm nhưng cả hai anh em đều được thờ làm thành hồng làng). Kết quả là vua thua. Vì thế nên vua đã tác thành cho Trạng Sấm lấy người con gái đẹp làng Tiên Phong gần đó.
Các cụ trong làng trống Đọi Tam còn truyền tụng nhau một câu chuyện gõ trống mừng vua nữa. Đó là lần vua Lý Thái Tổ dời đô từ từ Hoa Lư về Đại La. Tương truyền khi đoàn thuyền rồng rẽ từ sông Đáy vào sông Châu để thông ra sông Cái (Sông Hồng) đến đoạn uốn lượn ở dưới chân núi Đọi thì dân làng Đọi Tam mang trống ra gõ mừng. Vua lấy làm hài lòng bèn cho một số thợ làng Đọi Tam đi theo về lập kinh đơ mới. Có thể phố Hàng Trống ở kinh thành Thăng long, nay là thủ đơ Hà Nội được lập từ thời đó chăng? Đến nay, trải qua hàng ngàn năm, người dân Đọi Tam vẫn lưu giữ và làm giàu thêm vốn nghề truyền thống của tổ tiên. Tháng 10 năm 2004, tỉnh Hà Nam cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống tiểu thủ công cho làng trống Đọi Tam. Tháng 11 năm 2007, làng trống Đọi Tam được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trao Bằng khen “Làng nghề tiêu biểu Việt Nam”.
Tiếp nối các nghệ nhân Đọi Tam khi xưa, dù ở làng hay đi lập nghiệp phương xa đều giữ lấy nghề tổ nên nhiều người dân Thủ đơ có thể đều biết tiếng cơ sở làm trống của nghệ nhân Phạm Chí Tịnh tại phố Hàng Nón - một người con của làng trống Đọi Tam.
Trống Đọi Tam hiện diện ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Chiếc trống to nhất Việt Nam hiện đang ở gác trống của Văn Miếu do nghệ nhân Đọi Tam làm. Trống có đường kính 2,10 mét. Ơng Bục nói: "Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội có đặt hàng với nghệ nhân làng Đọi Tam làm chiếc trống lớn hơn để chào mừng sự kiện Thăng Long - Hà Nội tròn 1.000 năm. Tuy nhiên nghệ nhân Phạm Chí Thảo chưa dám nhận lời. Khơng phải vì làm trống to khó mà bởi... lấy đâu ra con trâu mộng cỡ này". Ông Bục kể tiếp: Những nghệ nhân làng Đọi Tam khi có người đặt hàng những trống cái lớn thường tự mình đi tìm mua những con trâu to khỏe đem về. Tự tay họ sẽ thịt những con trâu này. Họ không dám để những anh đồ tể làm vì sợ sẽ hỏng mất bộ da. Mảng da phần đầu, gáy, thậm chí tứ chi cũng được cân nhắc kỹ trước khi đưa dao để rạch. Lột được bộ da lớn nguyên tấm, người thợ trống sẽ đem thuộc da. Cái hay, cái giỏi, cái tài hoa của người thợ trống Đọi Tam thể hiện qua khâu xử lý da trâu hơn hẳn nhiều làng nghề khác. Giai đoạn cơng phu này địi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm.
Những người thợ trống Đọi Tam thường đi mua da trâu vào những ngày trời nắng. Bởi khi đem da về là phải phơi ngay. Dưới cái nắng gay gắt, da trâu sẽ được hong khơ, có như vậy, tiếng trống mới ấm, vang xa. Hơn nữa, trong q trình bào da, những người thợ có tay nghề phải dồn hết tâm trí vào cơng việc. Nếu miếng da trâu dày hoặc mỏng hơn theo “tiêu chuẩn” là tiếng trống sẽ biến âm. Thế nên, cùng một trống cái, thế nhưng hai mặt trống sẽ cho những âm thanh rất khác nhau.
Làng mây tre đan Ngọc Động
Xã Hồng Đơng (Duy Tiên) có diện tích tự nhiên gần 7km2, dân số 6.894 người. Xã có 6 thơn, nơi đây có nghề mây tre đan truyền thống. Trong khi nhiều làng nghề truyền thống gặp khơng ít khó khăn thì nghề mây tre đan ở đây lại đang trên đà phát triển.
Ngày mới ra đời, ở đây chủ yếu sản xuất ghế mây. Sản phẩm này ngay lập tức được nhiều người chấp nhận bởi mẫu mã đẹp lại phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Càng ngày tiếng tăm của làng nghề càng vang xa, người về đặt mua sản phẩm, người bán nguyên liệu ngày một tấp nập.
Cũng như nhiều làng nghề khác, nghề mây tre đan ở Ngọc Động đã gặp khơng ít khó khăn khi chuyển đổi cơ chế. Song lớp thợ Ngọc Động đã trăn trở tìm cách nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã tìm kiếm thị trường ở Tây Âu và các nước Đông Nam Á. Nhờ vậy làng nghề đã trụ vững và đi lên.
Nguyên liệu cung cấp cho làng nghề là 2 thứ cây có nhiều ở nước ta: cây giang và cây mây. Các sản phẩm như bát, đĩa, khay, lọ hoa, lọ độc bình, lãng hoa hiện nay rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Có những lọ độc bình cao đến 1,8m, giá xuất xưởng xấp xỉ 500.000đ.
Hiện nay ở Ngọc Động, mơ hình sản xuất theo hộ gia đình là chính, tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm lại phải thông qua một số người. Điều này thường gặp nhiều ở làng nghề. Những người này có vốn, nắm bắt được thông tin nên họ đứng ra đặt hàng rồi thu gom hàng để bán.
Nghề mây tre đan ở đây có ưu điểm là: vốn ít (chỉ cần từ 300.000 - 500.000đ là tạm đủ cho một hộ 4 người sản xuất), tận dụng được lao động phụ đặc biệt là trẻ em và người già, thu nhập cao (thợ kỹ thuật bậc cao khoảng 25.000 - 30.000đ/ngày, lao động phổ thông cũng đạt 10.000 - 15.000đ/ngày).
Nghề truyền thống đã mang lại cho Ngọc Động những lợi ích kinh tế rõ rệt không thể phủ nhận được. Ngồi ra, những lợi ích khác về xã hội mà làng nghề đem lại cũng khơng thể tính đếm hết, như đẩy lùi các tệ nạn xã hội, trẻ em ngoài việc học hành cịn tham gia giúp gia đình làm thêm việc đan lát. Những nghệ nhân cao tuổi thì sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng; người già, trẻ em thì làm nan; những ơng chủ thì mua gom sản phẩm, tìm kiếm những hợp đồng có giá trị kinh tế; những người trực tiếp làm ra sản phẩm thì phơi, sấy; những người thợ khai thác lại chuẩn bị cho những chuyến đi…
Làng thêu ren Thanh Hà
Xã Thanh Hà (Thanh Liêm) nằm cạnh quốc lộ 1A, có 2.626 hộ với 9.699 người ở 7 thôn. Trong số 2.626 hộ thì có 2.002 hộ làm nghề thêu ren chiếm 76,2%, với 5.740 lao động tham gia, trong số này lao động chính có 2.684 người, lao động phụ là 2.896 người và lao
động thuê là 160 người. Những con số trên chứng tỏ Thanh Hà là xã mà số hộ và số lao