Câu 462 Hóa chất nào sau đây dùng để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Fe, Cu mà vẫn giữ nguyên khối lượng Ag ban đầu?
A. Cu(NO3)2 B.Fe(NO3)3 C.AgNO3 D.Fe(NO3)2
Câu 463 Cho hợp kim Al, Fe, Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 dư, chất rắn thu được
A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Al, Cu.
Câu 464 Cho hợp kim Zn, Mg, Ag vào dung dịch CuCl2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại là:
Câu 465 Ngâm một lá sắt trong 250 ml dd Cu(NO3)2 0,2 M đến khi kết thúc phản ứng , lấy lá sắt ra cân lại thấy khối lượng lá sắt tăng 0,8 % so với khối lượng ban đầu. Khối lượng lá sắt trước phản ứng là
A. 32g B. 50g C. 0,32g D. 0,5g
Câu 466 Nhúng một thanh Mg vào 200ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 0,8g. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là
A. 1,4g. B. 4,8g. C. 8,4g. D. 4,1g.
Câu 467 Hòa tan hoàn toàn 28g Fe vào dung dịch AgNO3 dư thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 108g B. 216g C. 162g D. 154g
Câu 468 Nhúng thanh kim loại M hoá trị II vào 1120ml dung dịch CuSO4
0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng thanh kim loại tăng 1,344g và nồng độ CuSO4 còn lại là 0,05M. Cho rằng Cu kim loại giải phóng ra bám hết vào thanh kim loại. Kim loại M là
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Zn.
Câu 469 Ngâm một lá kẽm trong dung dịch có chứa 2,24g ion kim loại có điện tích 2+. Phản ứng xong, khối lượng lá kẽm tăng thêm 0,94g. Hãy xác định ion kim loại trong dung dịch ban đầu.
A. Cu2+ B. Mg2+ C. Cd2+ D. Hg2+
Câu 470 Cho 5,5g hỗn hợp Al và Fe (trong đó số mol Al gấp đôi số mol Fe) vào 300 ml dung dịch AgNO3 1M. Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 33,95g B. 39,35g C. 35,2g D. 35,39g
Câu 471 Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam bột Mg vào bình chứa 250 ml dung dịch CuSO4. Khuấy kĩ đến phản ứng kết thúc, thu được khối lượng kim loại trong bình là 1,88 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 ban đầu là :
A. 0,1 M B. 0,2 M C. 0,3 M D. 0,5 M
Câu 472 Trong pin điện hóa, sự oxi hóa
A. chỉ xảy ra ở cực âm B. chỉ xảy ra ở cực dương