Tăng cường luyện tập cách diễn đạt viết qua các bài tập về nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết cho học sinh huyện thanh liêm tỉnh hà nam trong dạy học lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 77)

Trước hết, cần tăng cường luyện tập cách diễn đạt viết cho HS thông qua các bài tập về nhà. Cùng với câu hỏi, bài tập lịch sử góp phần quan trọng vào việc phát triển tư duy HS. Bài tập lịch sử có nhiều dạng khác nhau: bài tập trắc nghiệm khách quan, bài tập nhận thức, bài tập về thực hành bộ môn,

vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. Bài tập trắc nghiệm khách quan có nhiều loại: câu hỏi đúng - sai, điền vào chỗ trống, lựa chọn câu trả lời đúng…

Bài tập nhận thức là loại bài tập mà HS phải độc lập giải quyết nhằm

đi đến hiểu biết mới bằng phương thức đã biết hoặc tạo ra những phương thức giải quyết mới. Loại bài tập này thường viết dưới dạng câu hỏi, song không giống như những câu hỏi như trong sách giáo khoa mà là câu hỏi tổng hợp có nội dung rộng hơn, địi hỏi HS phải có thời gian, cơng sức và trí tuệ để giải đáp.Bài tập nhận thức được xây dựng trên cơ sở một sự kiện quan trọng, một số bài học hay cả khóa trình, nó vừa mang tính chất kiểm tra kiến thức cơ bản, vừa giúp HS rèn luyện năng lực độc lập tích cực nhận thức trong việc giải quyết vấn đề và nâng cao trình độ tư duy. Bài tập này khơng chỉ địi hỏi HS phải nhớ được những dẫn chứng cụ thể, biết lựa chọn và chứng minh một vấn đề mà còn đòi hỏi khả năng tổng hợp, khái quát cao, đặc biệt là năng lực trình bày một vấn đề lịch sử. Vì vậy, khi rèn kĩ năng diễn đạt viết cho HS, GV cần tăng cường ra các bài tập nhận thức cho HS.

Nội dung chủ yếu của loại bài tập này gồm:

- Nhận biết quá trình phát triển lịch sử và cơ cấu của một sự kiện (hiện tượng, biến cố, nhân vật…).

- Xác định những mối liên hệ nhân quả của sự kiện.

- Xác định tính kế thừa giữa các sự kiện, thời kì, giai đoạn lớn. - Nêu khuynh hướng phát triển của sự kiện, một thời kì nói chung. - Phân tích tính chất của sự kiện (tiến bộ, phản động, bản chất giai cấp…).

- Xác định các giai đoạn, thời kì phát triển của sự kiện hay xã hội.

- So sánh để rút ra điểm giống nhau, khác nhau, nét tiểu biểu và đặc thù của các sự kiện, thời kì lịch sử.

- Tìm hiểu ý nghĩa, bài học kinh nghiệm, liên hệ đối với ngày nay… Ví như. sau khi học xong Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi

Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rơ-ma đã phát triển hơn trước như thế nào? Vì sao thời cổ đại ở Hi Lạp và Rooma lại phát triển văn hóa được như thế?

Hay có thể ra một bài tập khác:

Vì sao ở Địa Trung Hải xuất hiện tổ chức thành bang? Phân tích thể chế chính trị của tổ chức thành bang (A-ten). So sánh thể chế chính trị đó với chế độ chun chế cổ đại ở phương Đông?

Hoặc sau khi học xong Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền vă hóa đa

dạng của Ấn Độ, GV có thể ra bài tập cho HS như sau:

Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai triều đại: Vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn.

Hay ra một bài tập khác:

Vì sao Ấn Độ được coi là trung tâm văn minh của nhân loại? Quá trình truyền bá Hin-đu giáo và Phật giáo vào Đơng Nam Á như thế nào? Phân tích vai trị của Phật giáo trong đời sống xã hội ở Đông Nam Á. Ảnh hưởng của Phật giáo vào Đại Việt trong các thế kỉ X-XV như thế nào?

Bài tập thực hành bộ môn gồm vẽ hoặc sử dụng bản đồ, sơ đồ, lập

niên biểu, bảng tổng kết, sưu tầm tài liệu lịch sử…

Ví như, lập bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX và nêu nhận xét?

Hay: Hãy so sánh vương quốc Cam-pu-chia và Lào theo bảng yêu cầu sau:

Nội dung Cam-pu-chia Lào

Thời gian và chủ thể sáng lập

Điều kiện tự nhiên và đại bàn đầu tiên

Thời kì phát triển nhất

Cơng trình kiến trúc tiêu biểu

Hệ thống các bài tập được xây dựng ngoài việc phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài học thì cịn cần phải đạt được một số u cầu sau:

- Về hình thức diễn đạt: bài tập phải diễn đạt rõ ràng, nêu được vấn đề

cần giải quyết để có thể hiểu đúng và sâu sắc hơn các sự kiện lịch sử, đa dạng về hình thức thể hiện (câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận).

- Về nội dung: câu hỏi, bài tập không chỉ yêu cầu thông tin tái hiện

quá khứ lịch sử mà cịn phải giải thích, chứng minh, tìm hiểu bản chất sự kiện lịch sử.

- Về mức độ khó: câu hỏi, bài tập phải vừa sức đối với HS đồng thời

cần có yêu cầu dành cho HS khá giỏi.

- Về mục tiêu nhận thức: câu hỏi, bài tập phải hướng đến các mục tiêu

nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá.

Ví như: Khi học xong bài 6: “Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống

Ấn Độ”, GV có thể giao bài tập về nhà cho HS là:

1. Nêu những thành tựu văn hoá của nhân dân Ấn Độ. Những thành tựu ấy đã ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào?

2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 15-20 dòng) giới thiệu về đạo Phật (người sáng lập, học thuyết cơ bản, sự phát triển của đạo Phật ở Ấn Độ. Đồng thời với việc ra bài tập về nhà, GV nên nêu nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài mới trước ở nhà bởi nếu nghiên cứu trước kiến thức mới một cách chủ động thì đến lớp các em sẽ tích cực tiếp thu nội dung kiến thức bài mới hơn. Khi giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới cho HS, GV không nên nêu một cách chung chung như về nhà các em học bài và đọc trước bài mới. Cách giao nhiệm vụ như vậy sẽ khiến cho HS khơng biết chính xác nhiệm vụ của mình là gì và do đó hiệu quả của việc chuẩn bị bài mới chưa cao. Việc giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới cho HS cần phải rõ ràng, cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức và trình độ của HS. Ví như, khi học xong Bài 3: Các quốc gia

cổ đại phương Đông, GV có thể giao nhiệm vụ cho HS về nhà chuẩn bị bài mới như sau: Các em hãy đọc trước Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây từ trang 20-23, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

1. Nêu những điều kiện tự nhiên (thuận lợi và khó khăn)của các quốc gia cổ đại phương Tây. Điều kiện tự nhiên đó có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của cư dân các nước Địa Trung Hải.

2. Vì sao ở Địa Trung Hải xuất hiện tổ chức thành bang? Phân tích thể chế chính trị của tổ chức thành bang Aten. So sánh thể chế chính trị đó với chế độ chun chế cổ đại phương Đông, hãy nêu nhận xét.

Hoặc khi học Bài 9: Vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc Lào, GV có thể giao nhiệm vụ cho HS về nhà chuẩn bị bài mới như sau: Các em hãy đọc trước Bài 9: Vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc Lào từ trang 50-54, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

1. Vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc Lào thịnh đạt vào thời gian nào? Nêu biểu hiện của sự thịnh đạt đó?

2.Hãy chứng minh văn hóa Cam-pu-chia và Lào chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

2.2.4. Xây dựng sổ tay tư liệu lịch sử để rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết

Đọc tài liệu mà không ghi chép lại thơng tin thì rất dễ qn. Do vậy, nên sưu tầm tư liệu và ghi chép tích lũy tư liệu đó để khi cần có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả. Thơng thường ghi chép có các hình thức sau:

Ghi chép kiểu đề cương: là ghi lại những vấn đề cơ bản của nội dung

cuốn sách, có thể ghi sơ lược hoặc đề cương chi tiết tuỳ theo mục đích của việc đọc tài liệu. Ví như: mục đích của HS khi đọc cuốn sách “Lịch sử văn

minh thế giới” do tác giả Vũ Dương Ninh chủ biên để tìm tư liệu về kĩ thuật

làm giấy một trong bốn phát minh lớn về kĩ thuật của Trung Quốc, HS có thể ghi chép theo kiểu đề cương như sau:

Kĩ thuật làm giấy: khoảng thế kỉ II TCN (thời Tây Hán), người Trung Quốc đã phát minh ra sơ gai để chế tạo giấy.Nhưng giấy thời kì này cịn xấu, mặt khơng phẳng, khó viết nên chủ yếu dùng để đóng gói. Đến thời Đơng Hán, năm 105, Thái Luân (một tên hoạn quan) đã dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách…làm nguyên liệu đồng thời cải tiến kĩ thuật vì vậy đã làm được loại giấy

tốt hơn. Sau khi nghề làm giấy được truyền bá rộng rãi, các chất liệu dùng để viết trước kia như vỏ cây papirut ở Ai Cập, da cừu ở châu Âu… đều bị giấy thay thế.

Ghi chép kiểu trích dẫn: là ghi chép lại nguyên văn một câu nói, một

luận điểm của tác giả. Yêu cầu trích dẫn phải thật chính xác, ghi rõ tên tác giả, tên tác phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản, trích trang. Khi chúng ta có địa chỉ chính xác với tài liệu đọc được thì sẽ rất thuận lợi cho việc sử dụng trong các tài liệu sau này của bản thân.Khi trích dẫn nếu muốn luợc bớt thì phải dùng dấu ngoặc đơn nhỏ.Đoạn trích dẫn phản ánh tư tưởng của tác giả, phải để nguyên trong ngoặc kép “…” và phải để nguyên ý của tác giả, không được ngắt giữa chừng sẽ làm sai lạc ý của nguyên bản. Ví như: khi đọc về lăng mộ Ta-giơ Ma-han của Ấn Độ trong cuốn sách“Hướng dẫn sử dụng kênh hình

trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 THPT” của các tác giả Nguyễn Thị Cơi,

Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng, HS có thể ghi chép theo kiểu trích dẫn như sau:

“… Lăng mộ Ta-giơ Ma-han được ốp bằng đá cẩm thạch trắng, là thứ đá cực kì nhạy cảm với những thay đổi nhỏ nhất của ánh sáng, cho nên nó thường thay đổi màu sắc theo những thời khắc trong ngày. Lúc bình minh lên, lâu đài nhuộm một màu vàng rực rỡ. Đúng giờ Ngọ, ngôi đền được phủ một màu trắng trang nghiêm, thuần khiết. Khi hồng hơn bng xuống, tồn bộ khu lăng được lát một màu hồng phớt nhẹ, tăng thêm vẻ trầm mặc. Vào những đêm trăng sáng, khu lăng mộ ánh lên một màu bạc lấp lánh và bóng của nước in trên mặt hồ lung linh, thật là thơ mộng…”

(Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 THPT - các tác giả Nguyễn Thị Cơi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng, Nxb Giáo dục, năm 2009, tr 42-43)

Ghi tóm tắt: là cách trình bày một cách ngắn gọn nội dung cuốn sách,

rút ngắn nội dung trong một số trang hoặc một số câu nhưng vẫn giữ mối liên hệ cơ bản của quyển sách. Bảng tóm tắt giúp chúng ta ghi nhớ những sự kiện

đã học và khi cần thiết lại tiến hành nghiên cứu bổ sung tài liệu đó. Chúng ta nên dựa theo cách trình bày và nội dung của tài liệu đó để tóm tắt thì sẽ thuận lợi cho việc tái hiện nội dung nghiên cứu. Ghi chép càng giản lược bao nhiêu thì càng chú ý đến cách trình bày, cách chọn lọc từ và cách thể hiện bấy nhiêu vì khi ghi chép tỉ mỉ sẽ làm cho nội dung của quyển sách trở nên chính xác. Ví như: khi đọc nội dung về đạo Phật trong cuốn Lịch sử văn minh thế giới do tác giả Vũ Dương Ninh chủ biên, HS có thể ghi tóm tắt như sau:

Đạo Phật: Người sáng lập là Sitđacta. Nội dung chủ yếu của học thuyết Phật giáo được tóm tắt trong câu nói sau của Phật Thích Ca: “ Trước đây và ngày nay ta chỉ lí giải và nêu ra cái chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ.” “ Cũng như nước đại dương chỉ có một vị mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt.” Cái chân lí về nỗi khổ và sự thốt khỏi nỗi khổ ấy được thể hiện trong tứ diệu đế bao gồm: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế. Phật giáo chia thành hai phái: phái Đại thừa và phái Tiểu thừa.

Ghi chép tự do: trong hình thức ghi chép này chúng ta cũng có thể trích

dẫn, có thể trình bày ngắn gọn tư tưởng của tác giả, các loại đề cương và những suy nghĩ của người đọc đối với những vấn đề mà tài liệu đề cập đến. Ghi chép để lưu trữ tài liệu là một việc làm cần thiết và hữu ích.Tuy nhiên, nếu có tư liệu nhiều, phong phú nhưng khơng biết phân loại, sắp xếp thì cũng rất khó sử dụng, nhiều khi khơng phát huy được tác dụng hoặc mất thời gian tìm kiếm. Do đó, để tiện cho HS sử dụng, GV nên hướng dẫn HS không nên ghi chép tùy tiện mà nên ghi theo các chủ đề đã định sẵn. Khi ghi chép, cần lưu ý ghi chép đúng nguyên bản, ghi đầy đủ nguồn gốc của các loại tư liệu (tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang, dịng…) trích từ đâu. Và có thể ghi thêm ý kiến nhận xét của mình hoặc của người khác, mục đích và cách sử dụng tư liệu đó. Ví như phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại, HS có thể phân chia cuốn sổ tay tư liệu thành:

Lịch sử thế giới cổ đại: gồm:

Các quốc gia cổ đại phương Tây

Ví như: tư liệu viết về Kim tự tháp ở Ai Cập:

“…Đem để những đồng tiền bằng kim loại đã hoen rỉ vào trong kim tự tháp, sau hơn một tháng những đồng tiền đó lại trở nên sáng loáng. Hai cốc sữa tươi, một cốc để ngoài, một cốc đem vào trong tháp. Sau một thời gian, cốc sữa để ngồi bị biến chất, cịn cốc sữa trong tháp vẫn không thay đổi mùi vị và màu sắc. Những hoa quả và rau tươi đem vào trong tháp để độ nửa tháng vẫn cịn tươi, khơng bị khơ héo.

Những người có bệnh ngồi da được đem vào trong tháp để chữa thì mau khỏi bệnh hơn điều trị ở ngoài nhiều. Người đang bị nhức đầu, đau nặng vào ngồi trong tháp độ một giờ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, khoan khối, dễ chịu. Một cơ gái bị suy nhược thần kinh vào trong tháp để chữa bệnh mất ngủ thì cơ ta ngủ ngay được và khỏi bệnh mất ngủ”.

(Phạm Hồng Việt, Một số vấn đề về văn hóa thế giới cổ đại, NXb Thuận Hóa, 1993, tr 65)

Đoạn tư liệu này dùng để giới thiệu về kim tự tháp ở Ai Cập khi học về các quốc gia cổ đại phương Đông- sách Lịch sử lớp 10).

2.2.5. Sử dụng các bài kiểm tra, đánh giá để rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết

Sử dụng các bài kiểm tra, đánh giá chính là biện pháp để rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS. Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng, không thể thiếu được của QTDH, là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Kiểm tra, đánh giá không chỉ là công việc của GV mà của cả HS, GV kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS, HS tự kiểm tra, đánh giá việc học tập của mình hoặc kiểm tra, đánh giá lẫn nhau. Trong DHLS ở trường phổ thơng, việc kiểm tra, đánh giá có vai trị quan trọng:

Trước hết, nó giúp GV nắm được tình hình học tập của HS, là cơ sở để

đánh giá kết quả học tập của các em và phát hiện những thiếu sót trong kiến thức, kĩ năng để kịp thời sửa chữa, bổ sung. Nó góp phần củng cố những kiến thức đã học của HS. Đồng thời qua kiểm tra, đánh giá HS cũng tự khẳng định

được mình. Mặt khác, qua việc kiểm tra, đánh giá, GV tự đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết cho học sinh huyện thanh liêm tỉnh hà nam trong dạy học lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 77)