Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ xuân diệu ở trường trung học phổ thông (Trang 112 - 118)

Chƣơng 3 : THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM

3.3. Kết quả thực nghiệm

3.3.1. Nhận xét giáo án đối chứng

So sánh thiết kế của luận văn với một số giáo án hiện hành, chúng tôi nhận thấy những sự khác biệt:

+ Các giáo án đã thể hiện được giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của tác phẩm qua đó GV khái quát chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

mãi con đê đầu làng-Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng- ...”

Xuân Diệu: từ ngữ rất Tây, thể thơ tự do,... GV: Gọi một HS đọc to phần ghi nhớ ở SGK. Hoạt động3 GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK Hoạt động4 Em cảm nhận được gì về bài thơ, về tác giả thơng qua bài thơ này?

Phong cách nghệ thuật của Xn Diệu có gì độc đáo so với các nhà thơ khác đặc biệt là nhà thơ Nguyễn Bính?

Hoạt động5

* Luyện tập.

Củng cố

- Cảm thức về nỗi ám ảnh của Xuân Diệu trước thời gian.

- Quan niệm sống “vội vàng” và niềm yêu đời, ham sống mãnh liệt của nhà thơ.

Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ, Chuẩn bị bài

thao tác lập luận bác bỏ.

+ Nhưng xét về cơ bản, phương pháp dạy của giáo án đối chứng là phương pháp dạy học cũ, chủ yếu là giáo viên thuyết trình, HS thụ động, câu hỏi nhiều nhưng chủ yếu là câu hỏi tái hiện, khơng có câu hỏi xoáy sâu vào vấn đề trung tâm của tác phẩm. HS đứng lên trả lời tích cực nhưng chỉ là hoạt động cơ học không phải là hoạt động tư duy. HS trả lời câu hỏi nhằm mục đích giúp GV dẫn dắt thực hiện bài giảng. HS không được tạo điều kiện để bộc lộ suy nghĩ, xúc cảm riêng về vấn đề tác phẩm.

+ Cách tiếp cận tác phẩm của giáo án đối chứng chưa toàn diện chưa so sánh nhiều. GV cũng chỉ chú ý tái hiện lại kiến thức có sẵn trong SGK nhưng khơng chú trọng đến mục đích dùng những hiểu biết đó để làm sáng tỏ nội dung tác phẩm.

3.3.2. Nhận xét giáo án thực nghiệm

Sau khi người viết dạy hai tiết thực nghiệm thì thu được những nhận xét sau: - Thiết kế thể nghiệm của luận văn là một phương hướng dạy học được

soạn tuân theo những yêu cầu chung của chương trình, mục đích, u cầu bài học trên tinh thần đổi mới.

- Thiết kế nhằm nổi bật những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Giáo án thiết kế bám sát yêu cầu bài học và triển khai theo đúng

phương hướng dạy học, phù hợp với những hoạt động và phương pháp dạy học trên lớp, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS trong giờ học. Bám sát đặc trưng thể loại của tác phẩm, đồng thời làm rõ những đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà thơ qua văn bản..

- Hạn chế của giờ dạy là đơi khi cịn sa đà vào so sánh làm học sinh có chút lỗng.

3.3.3. Kết quả thực nghiệm

Để so sánh tính khả thi của biện pháp dạy học so sánh người viết cho thực hiện giảng dạy đối chứng và tiến hành so sánh kết quả tiếp nhận tác phẩm, khả năng nhận thức, tư duy của học sinh ở các lớp thực nghiệm. GV kiểm tra

thơng qua một đề cụ thể (trình độ, năng lực của hai lớp được chọn thể nghiệm và đối chứng tương đối đều nhau)

Đề bài: Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” Hồi Thanh có nhận định “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong những nhà Thơ mới”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Vội vàng” của ông.

Bảng thống kê kết quả bài viết của HS bốn lớp

Bảng 3.1: Bảng thống kê kết quả bài viết của học sinh sau khi học bài thơ “Vội vàng”

Trường Lớp Số HS Giỏi Khá TB Yếu THPT Lạng giang số 2 11A4 (thể nghiệm) 40 4 15 17 4 11A1 (đối chứng) 40 2 10 20 8 THPT Lạng giang số1 11A 1 (thể nghiệm) 42 5 17 17 3 11A6 (đối chứng) 42 2 11 19 10

Tiểu kết 3

Trong phần này, từ những mục đích của thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thiết kế giáo án và tiến hành dạy thể nghiệm. Sau đó, tiến hành các khảo sát về việc tiếp thu kiến thức bài học cũng như hứng thú học tập của học sinh trong việc học bài thơ “Vội vàng”.

Việc TN trong một số tiết học ít ỏi với số lượng HS hạn chế, chưa đủ để khẳng định giá trị phổ biến của phương pháp do chúng tôi đã nêu ra trên đây. Tuy nhiên, những kết quả bước đầu thu được có thể chứng tỏ: Nếu tổ chức giảng dạy bài “Vội vàng” theo hướng sử dụng biện pháp so sánh kết hợp với các biện pháp, phương pháp khác sẽ tạo hứng thú, lôi cuốn HS tự tham gia giải quyết các vấn đề học tập, tạo điều kiện tốt cho HS phát triển khả năng so sánh, đối chiếu khi phân tích tác phẩm văn chương.

Về mặt định tính: HS ở các nhóm TN đã tích cực, chủ động và tự lực hơn khi học bài so với HS ở lớp ĐC. HS tỏ ra rất hứng thú và tập trung cao trong giờ học.

Về mặt định lượng: Khả năng tiếp nhận và trình bày của học sinh nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC. Điều này được thể hiện rõ qua kết quả các bài kiểm tra của các nhóm: tỷ lệ điểm Khá, Giỏi ở các nhóm TN là cao hơn so với nhóm ĐC.

Từ kết quả thu được qua đợt Thực nghiệm sư phạm, chúng tôi khẳng định giả thuyết khoa học đưa ra là phù hợp cả với lí thuyết và cả thực tiễn, đề tài này có tính khả thi.

KẾT LUẬN

1. Vấn đề nghiên cứu sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học văn cho HS các trường THPT để phục vụ cho công tác thực hành giảng dạy là một vấn đề tuy không phải là mới nhưng nhiều giáo viên còn hiểu rất sơ giản. Qua thời gian nghiên cứu chúng tơi nhận thấy: Sử dụng biện pháp so sánh có thể thực thi đạt hiệu quả trong dạy học thơ Xuân Diệu ở nhà trường.

Hoạt động so sánh có thể tiến hành trên hai chiều lịch đại và đồng đại.

1.1.So sánh quan niệm về thời gian trong thơ Xuân Diệu với quan niệm về thời gian trong thơ trung đại để HS thấy được: thời gian trong thơ trung đại là thời gian tuần hồn cịn Xuân Diệu quan niệm thời gian tuyến tính một đi khơng trở lại.

1.2. So sánh quan niệm về thời gian của nhà thơ cùng thời Hàn Mạc Tử, để học sinh nhận thấy sự khác biệt: thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử được ông “nghiệm sinh” ngay trên cuộc đời của chính mình cịn Xn Diệu là thời gian triết lý.

1.3. So sánh quan niệm thẩm mỹ trong thơ Xuân Diệu với quan niệm thẩm mỹ trong thơ trung đại để học sinh nhận thấy sự khác biệt: thơ trung đại lấy thiên nhiên làm chuẩn, làm thước đo cho cái đẹp thì ngược lại Xuân Diệu lấy con người làm chuẩn, làm thước đo cho cái đẹp.

1.4. So sánh quan niệm sống, tình yêu, tuổi trẻ của Xuân Diệu với quan niệm sống, tình yêu tuổi trẻ của một số nhà thơ cùng thời: Hàn Mạc Tử đặc biệt tập trung so sánh với Nguyễn Bính; cùng là cái tôi cô đơn, cùng khát khao yêu thương nhưng mỗi nhà thơ lại có một phong cách khác nhau Nguyễn Bính e ấp, nhẹ nhàng, bóng gió xa xơi rất chân quê còn Xuân Diệu thăng thắn, táo bạo mang đậm phong cách Tây.

1.5. So sánh một số yếu tố của hình thức thơ trong thơ Xuân Diệu với thơ ca trung đại và nhà thơ cùng thời Nguyễn Bính.

- Thơ trung đại gị bó trong luật khắt khe của thơ Đường, ngược lại thơ Xn Diệu phóng khống, tự do từ kết cấu đến vần đến nhịp...

- Thơ Nguyễn Bính mang âm hưởng của thơ ca dân gian, ngôn ngữ đậm trong không gian của làng quê Bắc Bộ; Xuân Diệu đậm đà phong cách mới lạ của phương Tây: tự do độc đáo- mới nhất trong các nhà thơ mới.

Những so sánh trên đậy gắn với thao tác hướng dẫn trong hoạt động dạy học cụ thể nhằm tập trung làm nổi bật những nét đặc sắc, những đóng góp nghệ thuật của thơ Xuân Diệu nói chung và bài thơ “Vội vàng” nói riêng.

Hoạt động so sánh với những nội dung trên đây phải được thực hiện trong sự phối hợp với nhiều biện pháp, phương pháp dạy học khác một cách đồng bộ trong hoàn cảnh cụ thể của giờ học mới mong đạt hiệu quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thanh Biệt (biên khảo). Thơ tình Nguyễn Bính. Nhà xuất bản văn hố

thơng tin, 2000.

2. Lê Bảo. Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường- Xuân Diệu. Nhà xuất bản

giáo dục, 1999.

3. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà

trường. Nhà xuất bản giáo dục Việt nam, 2010.

4. Hà Minh Đức – Đoàn Đức Phƣơng. Tác giả và phẩm Nguyễn Bính. Nhà

xuất bản giáo dục,2003.

5. Bùi Thanh Hoa. Hư từ và giá trị biểu đạt của hư từ trong bài thơ “Vội

vàng”.Tạp chí khoa học số 2, tr42-45, 2005.

6. Ngu.yễn Ái Học (2010), Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn,

Nhà xuất bản Giáo dục

7. Lê Quang Hƣng. Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kỳ trước 1945.

Đại học Quốc gia Hà Nội. 2007.

8. Phan Trọng Luận(chủ biên) – Trƣơng Dĩnh - Nguyễn Thanh Hùng – Trần Thế Phiệt. Phương pháp dạy học văn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

Hà Nội, 1999.

9. Nguyễn Đăng Mạnh. Những bài văn bình giảng hay. Nhà xuất bản trẻ, 1997.

10. Hồi Thanh – Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam. Nhà xuất bản văn hoá, 2009.

11. Lƣu Khánh Thơ. Tác gia và tác phẩm Xuân Diệu. Nhà xuất bản giáo dục, 1998.

12. Vũ Thị Un. Trường nghĩa của từ yêu trong thơ Xuân Diệu (so sánh với

thơ Bính). Ngơn ngữ số 9, tr27-37, 2003.

13. http://www.thivien.net/viewwriting.php? ID=253 Ba đỉnh cao Thơ Mới:

Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 9: Thẩm bình thơ Hàn Mặc Tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ xuân diệu ở trường trung học phổ thông (Trang 112 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)