Cấu tạo chung của hệ thống phanh

Một phần của tài liệu nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình cắt bổ động cơ 4 thì, hộp số và hệ thống phanh ô tô (Trang 42 - 45)

V- YÊU CẦU ĐỐI VỚI MÔ HÌNH CẮT BỔ HỘP SỐ

2 Cấu tạo chung của hệ thống phanh

Tuy gọi là hộp số ly hợp kép nhưng DCT lại không có bàn đạp ly hợp để người lái sử dụng mỗi khi chuyển số. Bộ đôi ly hợp ở đây thuộc loại ly hợp ma sát ướt, nghĩa là các đĩa, ma sát được ngâm trong dầu và sự tách, nối của nó được điều khiển bằng cơ cấu chấp hành: Thuỷ lực - điện tử.

Hai ly hợp này hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau, một điều khiển các bành răng cấp số lẻ (1, 3, 5 và bánh răng gài số lùi), trong khi ly hợp còn lại có nhiệm vụ điều khiển bánh răng gài số chẵn (2, 4 và số lùi). Với kết cấu như vậy, khi quá trình tăng số (1-2-3…) hoặc giảm số (5-4) diễn ra sẽ không bị mất mát công suất. Đồng thời, việc gài các số truyền thực hiện một cách tự động vào chế độ hoạt động của động cơ vào sức cản của mặt đường (nếu người lái chọn chế độ tự động hoàn toàn). Vì vậy nó luôn đảm bảo được lực kéo phù hợp với sức cản chuyển động, đảm bảo chất lượng động lực học và tính kinh tế nhiên liệu của ôtô.

III- GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI HỘP SỐ SỬ DỤNG TRÊN ÔTÔ

Mô hình cắt bổ hộp số ôtô là một dụng cụ không thể thiếu trong công tác dạy nghề của các trường đào tạo nghề.

Việc có các mô hình cắt bổ của từng cụm chi tiết của mỗi loại xe là một trong những ý nghĩa rất lớn đối với các thầy và học viên theo học. Mô hình được cắt bổ hợp lý sẽ giúp cho các học viên theo học được nhìn nhận một cách tốt nhất trong quá trình chuyển động của từng chu kỳ chuyển

Hộp số tự động xe Audi

động của các bánh răng số trong hộp số. Các mô hình sẽ cho thấy rõ những tính năng cũng như hư hỏng thường gặp phải điều đó cho thấy việc lựa chọn vị trí cắt bổ hộp số là việc cần phải quan tâm và nghiên cứu tỷ mỉ. Mô hình được cắt bổ hợplý sẽ giúp cho học viên quan sát được việc truyền chuyển

động của các bánh răng số, việc đóng mở ly hợp, sang số tiến hay lùi… và từ

Hộp số xe Ford

Do vây, để có đi sâu vào được ngành công nghiệp ôtô đang phát triển thì đòi hỏi ngay từ bây giờ công tác đào tạo nghề phải có đầy đủ trang thiết bị cần thiết mà mô hình cắt bổ của các cụm chi tiết không thể thiếu.

IV- PHÂN TÍCH LỰA CHỌN LOẠI HỘP SỐ ÔTÔ ĐỂ CẮT BỔ

Như chúng ta đã biết phần động cơ và hộp số chiếm một vị trí quan trọng trong ôtô. Để thuận tiện cho việc giảng dạy lý thuyết và thực hành nên ta chọn cắt bổ hộp số Toyota -38.

Ưu điểm của việc cắt bổ trên hộp số Toyota-38 là nhỏ gọn dễ cắt bổ. Đặc biệt trong khi dạy lý thuyết và thực hành ta có thể mang lên trực quan cho học sinh hiểu rõ hơn các chi tiết bên trong của hộp số. Liên hệ được giữa lý thuyết và thực hành. Khi dạy thực hành để học sinh có thể tái hiện được rõ những cấu tạo và nguyên lý làm việc của từng bộ phận làm việc bên trong của hộp số. Khi có mô hình cắt bổ giáo viên còn đưa ra những chú ý cần thiết cho học sinh thấy được những mối tương quan lắp ghép quan trọng cần yêu cầu độ chính xâc cao, chiều lắp ghép của các chi tiết với nhau. Quan trọng hơn nữa

trong việc kiểm tra các chi tiết, bởi vì giáo viên có thể làm mẫu các thao tác của mình trên mô hình cắt bổ, phân tích rõ hơn cho học sinh khi thao tác thực tế không bị bỡ ngỡ. Dùng mô hình cắt bổ này còn giúp cho giáo viên truyền đạt một lượng kiến thức tương đối lớn và với số lượng học sinh trong lớp đông. Ngoài ra trong một thời gian lên lớp ít mà muốn truyền đạt hoặc uốn nắn từng thao tác của học sinh là mất rất nhiều thời gian. Lúc đó người giáo viên có thể phân tích những sai hỏng trên mô hình cắt bổ khi ta thao tác để học sinh từ đó rút được kinh nghiệm khi vào thực tế trên mỗi hộp số khác nhau.

Mô hình cắt bổ luôn thao tác được tính tích cực cho học tập của học sinh, làm cho giáo viên dạy mất ít thời gian để giải thích.

Trong khi thực hành nhiều lúc học sinh tháo lắp các chi tiết nhưng không chú ý trong việc mình tháo lắp có thể không lắp được hoặc lắp nhưng còn thừa các chi tiết. Lúc này từ mô hình cắt bổ học sinh có thể biết được mình lắp thiếu hoặc thừa những chi tiết gì.

V- YÊU CẦU ĐỐI VỚI MÔ HÌNH CẮT BỔ HỘP SỐ

Điều quan trọng nhất đối với một mô hình cắt bổ phải thể hiện được tất cả các chi tiết bên trong mà học sinh không thể quan sát được. Trong chi tiết của hộp số nó có rất nhiều cơ cấu, hệ thống lúc đó ta cũng phải cắt bổ theo cơ cấu hoặc hệ thống để khi dạy đến phần nào thì giáo viên chỉ tập trung vào khu vực trên hộp số mà ta cần phải giảng dạy.

Vị trí cắt bổ của hộp số ta cũng nên tuỳ theo cơ cấu mà cắt 1/3 hay cât ẳ hộp số nhưng ở vị trí thể hiện được cơ cấu đi số và bộ phận ăn khớp giữa các bánh răng với nhau tại vì: Ta cần xác định rõ vị trí quan trọng trong vùng cắt bổ để tạo sự quan sát rõ ràng giữa các bộ phận trong hộp số. Khi cắt 1/4 hộp số Toyota để dạy cấu tạo thì học sinh ngoài việc tiếp thu kiến thức lý thuyết đồng thời liên hệ hộp số thực tế.

Trong hệ thống gài số của hộp số, thì ta sẽ cắt bổ 1/4 của bánh răng mục đích để học sinh quan sát được phần trong của bánh răng để thấy rõ hơn phần lắp ghép, phần định vị. Khi cắt bổ còn thể hiển rõ cho vị trí chiều lắp bánh răng như thế nào cho đúng để tránh hiện tượng gây ra không lắp được trong lúc sửa chữa. Giáo viên trong quá trình dạy lý thuyết và thực hành phân tích được tác dụng của khoảng ăn khớp giữa 2 bánh răng.

Khi quan sát qua hình cắt bổ thấy được cấu tạo của trục trung gian, vị trí lắp ghép của các chi tiết với nhau. Đặc biêt đối với học sinh là thấy được chiều lắp của trục trung gian sao cho đúng dấu giúp học sinh trong quá trình thưch hành nhận biết được mã kích thước được đánh dấu vòng bi ở 2 đầu trục, từ đó phục vụ cho quá trình sửa chữa.

Thuận lợi cho giáo viên truyền đạt được nhiều nội dung cùng một lúc trên mô hình đồng thời tái hiện được nội dung giáo viên truyền đạt ở các phần trước. Ngoài ra khi dạy các bộ phân về cơ cấu, hệ thống trên mô hình giáo viên so sánh sự giông và khác về hộp số Toyota-38 với một vài hộp số của các hãng khác nhau giúp học sinh khi ra thực tế không bị bỡ ngỡ và làm quen ngay.

Khi sử dụng mô hình trong phòng giảng dạy thì ta có thể dẫn động quay hộp số bằng động cơ điện, nó có ưu điểm giúp được học sinh biết được chiều quay của các chi tiết. Nhưng khi dạy trên lý thuyết với một số lượng học sinh và nhiều lớp học còn giúp trong việc không gây ra tiếng ồn và ô nhiễm môi trường. Khi sử dụng động cơ điện ta có thể thay đổi được nhiều tốc độ quay của hộp số nên giúp học sinh có thể quan sát và tiếp thu được tốt hơn và lưu lại được kiến thức lâu hơn trong từng giờ dạy.

Tóm lại, các yêu cầu chung đối với mô hình cắt bổ:

- Thấy được hết các vị trí, cấu tạo của các chi tiết và các cơ cấu hộp số. - Thấy được các chuyển động khi thay đổi tốc độ.

- Đảm bảo tính an toàn đối với người dạy và học.

VI-THIẾT KẾ

Các bộ phận của mô hình: 1. Mô hình hộp số; 2. Mô hình động cơ; 3. Giá đỡ; 4. Động cơ truyền tải

Khi tính toán đến thiết kế ta phải tính toán sao cho hợp lý và một trong những phần cần thiết phải đề ra đó là ghép chung giữa hộp số và động cơ. Từ phần ghép chung này giảng viên và học viên sẽ nắm rõ hơn về những hoạt động của các chi tiết liên quan đến nhau và rất linh động trong công việc.

1.PHẦN CẮT BỔ 1- Phần cắt bổ

Đối với mô hình cắt bổ hộp số, điều đâu tiên yêu cầu là phải đòi hỏi độ chính xác cao. Để đạt được mục đích này thì việc chế tạo vỏ hộp số phải thật chính xác. Tiếp đến là việc thiết kế các chi tiết khác như trục sơ cấp (trục ly hợp), trục thứ cấp, trục trung gian, bánh răng số…phải đạt được cấp chính xác cao. Tất cả các linh kiện và các thiết bị hầu hết sẽ được gia công và mua mới, vì vậy phải có một quy trình làm việc hết sức tỉ mỉ.

Sau khi các chi tiết được chế tạo chính xác thì công việc tiếp theo là lựa chọn vị trí cắt thích hợp với mô hình. Tất cả các vị trí cắt phải lám sao thể hiện được tại sao lại cắt tại vị trí này và cắt để làm gì.

Các bộ phận và chi tiết trong hộp số ô tô: 1. Bánh răng xoắn ăn khớp với bộ vi sai; 2. Bánh răng thuộc bộ vi sai; 3. Trục sơ cấp số1; 4. Trục khuỷu động cơ; 5. Trục sơ

cấp số2; 6. Li hợp 2; 7. Li hợp 1; 8. Bánh răng ăn khớp với bộ vi sai; 9. Bánh răng ăn khớp với bộ đồng tốc; BR: Cặp bánh răng số.

a.Trục hộp số:

- Trên trục sơ cấp 1 của hộp số từ các nhà chế tạo bánh răng nghiêng liền

trục để luôn ăn khớp với bánh răng của trục trung gian, do vậy để thể hiện được các vị trí ăn khớp của bánh răng với nhau thì ta phải lựa chọn vị trí cắt bổ phù hợp. Còn vị trí đầu trục và đuôi trục lắp các vòng bi cầu để gối vào vỏ hộp số.

- Một đầu trục thứ cấp được gối lên ổ bi nằm trong hốc trục sơ cấp, đầu kia gối lên ổ bi ở cuối vỏ hộp số. Trên trục thứ cấp có các đoạn then hoa để

lắp bộ đồng tốc và bánh răng số. Còn một phần tối quan trọng đó là phần cuối của trục thứ cấp có chế tạo then hoa để lắp mặt bích của khớp các răng.

-Cả 2 đầu trục trung gian đều được gối lên 2 ổ bi ở vỏ hộp số. Các bánh răng trên trục trung gian được lắp cố định với trục bằng then bán nguyệt. Trong một số trường hợp thì truc trung gian được lắp cố định với vỏ hộp số, còn các bánh răng được chế tạo liền thành một khối và quay trơn trên trục.

-Trục số lùi được lắp chặt với vỏ hộp số, các bánh răng thường được chế tạo liền thành một khối và quay trơn trên trục nhờ ổ bi.

Tất cả các trục trong hộp số đều có những nhiệm vụ nhất định, vì vậy đối với việc cắt bổ hộp số rất tỉ mỉ để có thể thể hiện được các chi tiết hoạt động. Do vậy, để muốn nhìn thấy các hoạt động bên trong hộp số thì phần cắt bổ phải thể hiện cắt bằng 1/4 vỏ hộp và các phần trích bổ hộp số.

b. Bánh răng số

Tất cả các bánh răng số cần phải được thể hiện ra bên ngoài và các hoạt động ăn khớp với nhau, để truyền chuyển động của các bộ bánh răng số với

nhau. Các vị trí bánh răng được bố trí hợp lý với cấu tạo của hộp số và ăn khớp của nó.

c. Cơ cấu điều khiển hộp số

- Cần số cùng các thanh trượt và càng cua dùng để dịch chuyển các bánh

răng hoặc các bộ đồng tốc khi gài và nhả số. Cân số có thể đặt trực tiếp trên nắp hộp số hoặc đặt sai nắp hộp số. Các chi tiết trên cần được nhìn và vì vậy phần cắt bổ phải được thể hiện.

- Định vị dùng để gài số cho đúng vị trí và để tránh hiện tượng tự gài hoặc tự nhả số.

- Khoá hãm dùng để tránh một lúc gài hai số liền gây dễ vỡ bánh răng. Khoá thường có dạng bi hoặc chốt trụ để hãm chặt các thanh trượt khác khi kéo một thanh trượt đi gài số.

- Bộ đồng tốc dùng để làm đồng đều tốc độ của cặp ăn khớp cần gài. Bộ đồng tốc có nhiều loai, nhưng nguyên lý làm việc chung là làm đồng đều tốc độ nhờ ma sát sinh ra ở bề mặt côn khi tiếp xúc. Các bộ đồng tốc đều có bộ phận bảo đảm điều kiện khi tốc độ chưa đồng đều thì chưa thể gài số.

PHẦN V

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CẮT BỔ HỆ THỐNG PHANH Phần V. Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình cắt bổ hệ thống phanh

1 - .Công dụng phân loại yêu cầu hệ thống phanh

Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô đến một giá trị cần thiết nào đấy hoặc dừng hẳn ô tô , giữ ô tô dừng hoặc đỗ trên các đường dốc .

Theo công dụng hệ thống phanh được chia thành các loại sau: - Hệ thống phanh chính (phanh chân)

- Hệ thống phanh dừng (phanh tay)

- Hệ thống phanh chậm dần ( phanh bằng động cơ, thuỷ lực hoặc điện từ).

Theo kết cấu của cơ cấu phanh hệ thống phanh được chia thành 2 loại sau:

- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh guốc. - Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa . Theo dẫn động phanh hệ thống phanh được chia ra:

- Hệ thống phanh dẫn động cơ khí. - Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực. - Hệ thống phanh dẫn động khí nộn.

- Hệ thống phanh dẫn động có cường độ hoá .

Theo khả năng điều chỉnh momen phanh ở cơ cấu phanh chúng ta có hệ

thống phanh với bộ điều hòũa lực phanh

Theo khả năng chống bó cứng bánh xe khi phanh chúng ta có hệ thống phanh với bộ chống hãm cứng bánh xe (hệ thống phanh ABS).

Hệ thống phanh trên ô tô cần đảm bỏ các yêu cầu sau :

- Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe nghĩa là đảm bảo quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm.

- Phanh êm dịu trong mọi trường hợp để đảm bảo sự chuyển động của ô tô

- Điều khiển nhẹ nhàng, nghĩa là lực tác dụng lên bàn đạp hay đòn điều khiển không lớn;

- Dẫn động phanh có độ nhạy cao;

- Đảm bảo việc phân bố mômen phanh trên các bánh xe phải theo quan hệ để sử dụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh ở những cường độ khác nhau;

- Không có hiện tượng tự xiết khi phanh; - Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt;

- Có hệ số ma sát giữa trống phanh và má phanh cao và ổn định trong điều kiện sử dụng;

- Giữ được tỉ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp với lực phanh trên bánh xe; - Có khả năng phanh ôtô khi đứng trong thời gian dài.

Hệ thống phanh trên ôtô Hệ thống phanh bao gồm hai phần chính: - Cơ cấu phanh:

Cơ cấu phanh được bố trí ở các bánh xe nhằm tạo ra mômen hãm trên bánh xe khi phanh ôtô.

Dẫn động phanh:

Dẫn động phanh dùng để truyền và khuyếch đại lực điều khiển từ bàn đạp phanh đến cơ cấu phanh. Tuỳ theo dạng dẫn động: cơ khí, thuỷ lực, khí nén hay kết hợp mà trong dẫn động phanh có thể bao gồm các phần tử khác nhau. Ví dụ nếu là dẫn động cơ khí thì dẫn động phanh bao gồm bàn đạp và các thanh, đòn cơ khí. Nếu là dẫn động thuỷ lực thì dẫn động phanh bao gồm:

Một phần của tài liệu nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình cắt bổ động cơ 4 thì, hộp số và hệ thống phanh ô tô (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w