CƠ HỌC NEWTON VÀ SỰ HOÀN THÀNH CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC LẦN

Một phần của tài liệu xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm về lịch sử vật lý (Trang 32 - 37)

Câu 1. Tư tưởng “Lực hấp dẫn giữa các vật tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.” được nhà Vật lý học nào phát biểu đầu tiên?

a) Roberval b) Hooke c) Borrelli d) Newton

Câu 2. “Phương pháp thích đáng nhất để nghiên cứu đặc tính của sự vật là suy luận xuất phát từ những cuộc thí nghiệm”. Đây là câu phát biểu của nhà khoa học nào?

a) Newton b) Bacon c) Decartes d) Galilée

Câu 3. Tương tác hấp dẫn theo Newton có đặc điểm:

a) Là tương tác tức thời từ xa qua một không gian trống rỗng b) Vận tốc truyền tương tác là hữu hạn

c) Tương tác thông qua một môi trường tiếp xúc với cả hai vật tương tác d) Cả a, b, c đều đúng

Câu 4. Theo Newton, ơng cho rằng có một “thượng đế” đã tạo ra thế giới và đang điều khiển thế giới:

a) Đúng b) Sai

Câu 5. Quan điểm sau đây là của nhà Vật lý học nào?

“Hệ Mặt Trời không thể hình thành một cách tự nhiên mà phải có bàn tay của Chúa tạo cho mỗi hành tinh một “cái hích ban đầu” để tạo ra vận tốc ban đầu của chúng và sau đó lại phải có “cái hích bổ sung” của Chúa để chúng khơng rơi vào Mặt Trời”.

a) Aristote b) Copernic c) Galilée d) Newton

Câu 6. Phương pháp nghiên cứu khoa học của Newton là:

a) Nêu ra những giả thuyết tinh tế và sâu sắc mang tính khoa học.

b) Tiến hành các thí nghiệm, ghi nhận kết quả, rút ra những định luật khoa học. c) Kết hợp cả phương pháp diễn dịch và quy nạp

d) Tất cả các phương pháp trên

Câu 7. Kể từ sau các phát minh vĩ đại của Newton, Vật lý học đã có đủ điểu kiện để tách khỏi triết học tự nhiên, trở thành môn khoa học độc lập:

a) Đúng b) Sai

Câu 8. Quan điểm về không gian và thời gian trong thuyết hấp dẫn của Newton là: a) Không gian tuyệt đối – thời gian tương đối

b) Không gian tương đối – thời gian tuyệt đối c) Không gian tuyệt đối – thời gian tuyệt đối d) Không gian tương đối – thời gian tương đối

Câu 9. Tác phẩm vĩ đại “những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên” được Newton hoàn thành (viết) trong bao lâu?

a) 14 tháng b) 16 tháng c) 18 tháng d) 20 tháng

Câu 10. Faraday nghiên cứu hiện tượng điện phân để: a) Nghiên cứu dịng điện trong các mơi trường khác nhau b) Tìm mối quan hệ giữa các hiện tượng điện từ và hóa học c) Xác định điện tích nguyên tố

d) Cả a, b, c đều đúng

Câu 11. Ai là người đầu tiên phát biểu định luật bảo toàn động lượng một cách hoàn chỉnh?

a) Descartes b) Newton c) Galilée d) Aristote

Câu 12. Vào năm 1798, ông đã xác định được hằng số hấp dẫn G bằng cần xoắn, ông là ai?

a) Coulomb b) Newton c) Cavendish d) Halley

Câu 13. Newton đã xây dựng thuyết hấp dẫn dựa trên cơ sở nào: a) Cơng trình ngun cứu của Tycho Brahé, Kepler, Galilée b) Cơng trình nghiên cứu của Copernic, Kepler, Borelli, Hooke c) Lý thuyết cơ học các vật thể do chính Newton xây dựng nên d) Tất cả các ý trên

Câu 14. Ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất: a) Loại bỏ tư tưởng Aristote và vai trò thống trị của giáo hội

b) Phương pháp thực nghiệm thay thế cho phương pháp giáo điều kinh viện

c) Sau phát minh của Newton, Vật lý học đã đủ sức tách khỏi triết học và trở thành môn khoa học độc lập

d) Cả ba ý ở a, b, c

Câu 15. “Vũ trụ chứa đầy vật chất, khơng có chân khơng trong vũ trụ. Vì vậy thể tích vật đủ để xác định lượng vật chất trong vật”. Đây là quan điểm của nhà khoa học nào?

a) Newton b) Decartes c) Bruno d) Hooke

Câu 16. Các cơng trình khoa học của Newton thuộc về các lĩnh vực: a) Cơ học

b) Quang học c) Toán học d) Cả a, b, c

Câu 17. Quan điểm sai lầm trong cơ học của Newton là: a) Quan niệm về tương tác xa

b) Không gian tuyệt đối tách rời vật chất c) Thời gian tuyệt đối tách rời vật chất d) Cả a, b, c đều đúng

Câu 18. Trên bức tượng tưởng niệm ơng, người ta đã khắc lên dịng chữ: “Người đã vượt lên trên tất cả những thiên tài.” Ông là ai?

a) Newton b) Einstein c) Galilée d) Faraday

Câu 19. Đầu thế kỷ 17, nhà bác học Newton trong một tác phẩm của mình đã đề xuất nguyên lý tạo vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

a) Sai b) Đúng

Câu 20. Newton đã được bầu làm chủ tịch hội Hoàng gia vào năm ông bao nhiêu tuổi?

a) 31 b) 41 c) 51 d) 61

Câu 21. Khi chế tạo ra kính viễn vọng phản xạ đầu tiên, Newton đã dùng gương phản xạ thay cho vật kính để tránh hiện tượng gì?

a) Hiện tượng khúc xạ b) Hiện tượng tán xạ c) Hiện tượng sắc sai d) Hiện tượng tán sắc

Câu 22. Quan điểm nào sau đây không thuộc thuyết hạt ánh sáng của Newton? a) Ánh sáng là một dòng các hạt đặc biệt nhỏ bé được phát ra từ các vật phát

sáng và bay theo đường thẳng.

b) Vận tốc ánh sáng trong nước nhỏ hơn vận tốc ánh sáng trong khơng khí.

c) Sự phản xạ ánh sáng là do phản xạ của các quả cầu đàn hồi khi va chạm vào mặt phẳng.

d) Sự khúc xạ ánh sáng là do tác dụng của mặt phân giới lên hạt ánh sáng làm cho hạt đó thay đổi phương truyền.

Câu 23. Theo quan niệm của Newton: “Lượng vật chất là số đo vật chất nó tỷ lệ với …………… của vật”. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chổ trống. a) mật độ b) thể tích c) tả mật độ và thể tích d) mật độ và khơng phụ thuộc thể tích

Câu 24. Các khái niệm cơ bản của cơ học lần đầu tiên được định nghĩa một cách chính xác nhờ cơng lao của nhà khoa học nào?

a) Descartes b) Newton c) Galilée

d) Einstein

Câu 25. Newton vừa là một nhà thực nghiệm giỏi vừa là một nhà lý thuyết giỏi. Ông đã nêu ra bao nhiêu nguyên tắc cho sự nghiên cứu khoa học?

a) 2 b) 3 c) 4 d) 5

Câu 26. “Nói về những phát minh khoa học của mình, ơng khiêm tốn ví mình như một đứa trẻ dạo chơi trên bờ biển, may mắn nhặt được vài con ốc đẹp, còn trước mặt là biển cả khoa học mênh mơng…”. Ơng là ai?

a) Galilée b) Newton c) Maxwell d) Einstein

Câu 27. Nhà khoa học nào đã phát minh ra phép tính vi phân, tích phân và vận dụng chúng để giải các bài toán cơ học?

a) Newton b) Euler c) Larange

d) Cả a, b, c, đều sai

Câu 28. Các định luật của Newton chỉ áp dụng được trong hệ quy chiếu nào sau đây:

a) Hệ quy chiếu chuyển động bất kỳ b) Hệ quy chiếu quay đều

c) Hệ quy chiếu được coi là đứng yên

d) Hệ quy chiếu chuyển động thẳng biến đổi đều Câu 29. Quan điểm nào sau đây không phải của Newton:

a) Hai khối lượng hấp dẫn nhau không cần phải thông qua môi trường vật chất nào hết, vận tốc truyền tương tác là vô hạn.

b) Động lượng là số đo chuyển động, nó tỷ lệ với khối lượng và vận tốc. c) Quán tính của một vật tỷ lệ với khối lượng của nó.

d) Khối lượng qn tính và khối lượng hấp dẫn có ý nghĩa vật lý khác nhau. Câu 30. Vai trò của Newton trong cuộc Cách mạng khoa học lần I:

a) Phát ra bản tuyên ngôn mở đầu cho cuộc Cách mạng khoa học lần I. b) Bảo vệ và phát triển thuyết Nhật tâm về mặt triết học.

c) Xây dựng những cơ sở cho phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. d) Hoàn thành cuộc cách mạng khoa học lần I.

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm về lịch sử vật lý (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)