CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học hóa học cho học sinh chuyên hóa học lớp
học lớp 11 THPT
BTHH hữu cơ mặt trong tất cả các kì thi HSG cấp tỉnh, cấp khu vực, cấp quốc gia và quốc tế. Do đó, việc biên soạn một tài liệu phục vụ cho công việc giảng dạy ở trường THPT chuyên là điều cần thiết. Song song đó, vấn đề sử dụng HTBT như thế nào cho phù hợp và đạt hiệu quả là điều vô cùng quan trọng. Sau đây là các bước tiến hành:
2.3.1. Biên soạn tài liệu giúp HS tự học ở nhà
- Lượng kiến thức của chương trình chuyên sâu dành HS trường chuyên rất “nặng”; do đó, GV khơng thể truyền tải hết nội dung trong những tiết học trên lớp, làm như thế rất vất vả cho HS và GV mà hiệu quả không cao. Vì vậy, GV phải phát trước tài liệu cho HS tự nghiên cứu trước ở nhà và yêu cầu:
+ HS đọc trước và làm bài tập kèm theo (nếu được).
+ HS phải đánh dấu những phần chưa hiểu, những phần cần giải thích thêm vào tài liệu.
+ HS phải thảo luận trước (học nhóm).
- Bên cạnh đó, GV nên cung cấp một số phần mềm hóa học (Chemoffice, Hyperchem, …) để hỗ trợ cho việc nghiên cứu bài trước của HS.
+ Phần 1: Ghi rõ mục tiêu HS cần đạt được sau khi kết thúc chuyên đề.
+ Phần 2: Tóm tắt lý thuyết chính của chun đề (đơi khi có kèm theo file power point).
+ Phần 3: Các tài liệu tham khảo và nêu rõ phần mềm ứng dụng (nếu có).
+ Phần 4: HTBT để luyện tập gồm bài tập tự luận và trắc nghiệm (nêu rõ bài tập cơ bản và bài tập nâng cao. Với bài tập cơ bản, tất cả HS đều phải làm; bài tập năng cao, dành cho HS thuộc đội tuyển HSG).
Với các bước tiến hành như trên, học sinh đã chủ động chiếm lĩnh kiến thức, xây dựng được thói quen tự học, tự lực, tính kiên nhẫn, khả năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề từ đó hình thành thao tác tư duy.
2.3.2. Tổ chức dạy học trên lớp
Tùy từng nội dung mà GV sử dụng các PPDH cho phù hợp, có thể tích hợp nhiều PPDH khác nhau trong một tiết học. Để đạt hiệu quả tốt, GV nên chuẩn bị trước giáo án điện tử.
* Phần lý thuyết:
- GV chiếu phần lý thuyết cho HS xem theo từng đề mục nhỏ và đặt câu hỏi xoay quanh đề mục. HS trả lời. GV nhận xét và kết luận phần kiến thức ở đề mục đã được HS trình bày.
Ở một số phần, GV sẽ đặt ra tình huống có vấn đề và cho khoảng thời gian để HS thảo luận với nhau. HS phát biểu ý kiến và các HS khác có thể đặt câu hỏi tranh luận nhằm tạo bầu khơng khí sơi nổi, gây hứng thú cho mơn học. Với phương pháp này, HS sẽ dễ tiếp thu bài và tìm ra “lỗ hổng” kiến thức của mình.
- GV có thể cho HS thuyết trình nội dung được phát trước hoặc tổ chức cho HS tự nghiên cứu trước, soạn bài báo cáo bằng power point để thuyết trình trước lớp tạo cho HS kĩ năng trình bày, kĩ năng tranh luận, kĩ năng giải quyết vấn đề,… tạo sự nhạy bén trong học tập.
- Tuy nhiên, GV cũng cần điều khiển giờ học một cách khoa học, khơng để khơng khí học tập bị lỗng hay ồn ào.
* Phần bài tập:
- Chỉ sửa những bài tập HS yêu cầu. GV đưa ra một số bài tập đặc trưng và yêu cầu HS cho biết ý kiến hoặc cách giải quyết của mình để cả lớp cùng thảo luận. GV là người cho nhận xét cuối cùng.
- Sau mỗi giờ học dù lý thuyết hay bài tập, GV cũng nên “chốt lại” phần kiến thức trọng tâm và những lưu ý của nội dung từng phần.
- Đối với HSG thuộc đội tuyển HSG, GV sẽ có những buổi học riêng để giải những bài tập tiếp cận đề thi HSGQG.
2.3.3. Kiểm tra – đánh giá
- Đây là khâu khơng thể thiếu của q trình dạy học để GV có thể đánh giá chính xác về khả năng tiếp thu bài của HS, khả năng vận dụng kiến thức của HS. Qua đó, HS cũng tự đánh giá kết quả học tập của bản thân để có thể tự điều chỉnh phương pháp học tập của mình.
- GV nên kiểm tra thường xuyên sau mỗi một nội dung và bài kiểm tra sau có bao gồm nội dung của phần trước. Cuối mỗi chương sẽ có bài tổng hợp kiến thức của chương. GV có thể ra nhiều kiểu bài kiểm tra khác nhau: tự luận, trắc nghiệm khách quan (ghép câu, câu hỏi nhiều lựa chọn, điền khuyết, …).
- Căn cứ vào kết quả kiểm tra, GV biết được sự cố gắng nỗ lực của HS, chọn được HSG để bồi dưỡng thi các cấp: trường, tỉnh, khu vực và quốc gia. Đồng thời, qua đó GV cũng đánh giá được tính khả thi và hiệu quả của các hình thức tổ chức dạy học, nội dung biên soạn có phù hợp chưa để dần dần điều chỉnh và rút kinh nghiệm. Từ đó, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.