Lựa chọn, xác định mục tiêu bài học

Một phần của tài liệu PP day hoc GD cong nghe tieu học m2 (Trang 32 - 41)

Chủ đề 3 nghệ ở tiểu học. Trình bày cách biên soạn nội dung bài học trong phần Công

Chủ đề 4 Lựa chọn PP và kĩ thuật dạy học phần Công nghệ ở Tiểu học.

33

Chủ đề 1. Lựa chọn, xác định chủ đề bài học trong dạy học phát triển PC, NL HS.

Hoạt động 1. Tìm hiểu cách lựa chọn, xác định và thiết kế mục tiêu bài học trong dạy học phát triển PC, NL HS.

 Nhiệm vụ của học viên:

- Nghiên cứu tài liệu.

- Thảo luận nhóm thực hành lựa chọn và xác định, thiết kế mục tiêu bài học

cho một chủ đề/ nội dung kiến thức trong CT môn Công nghệ ở Tiểu học.

Sản phẩm: Thiết kế mục tiêu bài học cho một chủ đề/ đơn vị kiến thức trong

CT GDPT 2018 phần Công nghệ ở Tiểu học.

Thông tin cơ bản hoạt động 1 Lựa chọn chủ đề dạy học trong CT

Trong CT môn Công nghệ, nội dung dạy học và yêu cầu cần đạt tương ứng được thể hiện dưới dạng bảng, theo từng lớp. Ví dụ, ở lớp 3, có chủ đề “sử dụng đèn học” với yêu cầu cần đạt được trình bày như sau:

Nội dung Yêu cầu cần đạt

Sử dụng đèn học

- Nêu được tác dụng và mơ tả được các bộ phận chính

của đèn học.

- Nhận biết được một số loại đèn học thơng dụng.

- Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng

của đèn học.

- Nhận biết và phịng tránh được những tình huống mất

an toàn khi sử dụng đèn học.

Chủ đề dạy học có thể trùng với nội dung được nêu trong CT, có thể là một phần (trong trường hợp nội dung lớn, được tách ra thành nhiều chủ đề). Tên chủ đề có thể được đặt khác với nội dung đề cập trong CT cho phù hợp với tên bài học, phù hợp với đối tượng HS, ý tưởng sư phạm của giáo viên. Ví dụ: với nội

34 dung “Sử dụng đèn học”, chủ đề bài học có thể đặt là: Chiếc đèn học của em; Đèn học - người bạn của em; Em sử dụng đèn học an toàn …

Chủ đề 2. Lựa chọn, xác định mục tiêu bài học

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách lựa chọn, xác định mục tiêu bài học 1.1 Tiêu chí đánh giá mục tiêu bài học

Mục tiêu bài học là nội dung mô tả điều HS đạt được sau bài dạy. Đây là nội dung cần xác định trước hết trong tiến trình thiết kế bài học. Trên cơ sở đó, các thành phần khác của kế hoạch bài dạy mới được xác định. Trong dạy học phát triển NL và PC, mục tiêu bài học cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thể hiện đầy đủ các thành phần của mục tiêu: bao gồm mục tiêu kiến thức,

mục tiêu kĩ năng, mục tiêu phát triển NL và PC.

- Bám sát yêu cầu cần đạt của nội dung dạy học, yêu cầu cần đạt của NL

công nghệ, NL chung cốt lõi, PC chủ yếu trong CT môn Công nghệ và CT tổng thể.

- Đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, đo lường và đánh giá được. 2.2 Tiến trình thiết kế mục tiêu bài học

a) Phân tích và cụ thể hóa u cầu cần đạt

Yêu cầu cần đạt cho từng nội dung trong CT được thể hiện dưới dạng các kiến thức, kĩ năng tương ứng. Trong CT môn học, bên cạnh những yêu cầu cần đạt đã được xác định tường minh và rõ ràng (Ví dụ: Nêu được tác dụng của máy thu thanh; dựa vào sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn giản giữa đài phát thanh và máy thu thanh …), một số yêu cầu cần đạt được viết tương đối khái quát, và chung cho một lớp đối tượng (Ví dụ: làm được đồ dùng học tập đơn giản theo các bước cho trước, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, thẩm mĩ; làm được đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn …) để đảm bảo tính mở của CT.

Chuyển hóa u cầu cần đạt trong CT thành mục tiêu bài học có thể thực hiện các thao tác như sau:

- Nhận biết yêu cầu cần đạt về kiến thức, yêu cầu cần đạt về kĩ năng. - Tách yêu cầu cần đạt lớn thành các yêu cầu cần đạt nhỏ hơn.

35

- Cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt được viết tương đối khái quát và chung cho

một lớp đối tượng.

- Viết mục tiêu kiến thức và kĩ năng cho bài học.

b) Xác định mục tiêu phát triển NL cho bài học.

Bên cạnh mục tiêu kiến thức và kĩ năng đã xác định, mục tiêu bài học còn hướng tới phát triển NL (bao gồm NL công nghệ và NL chung cốt lõi) và PC chủ yếu. Việc xác định mục tiêu phát triển NL không chỉ là việc nhắc tên NL, PC trong mục tiêu, mà cần chỉ ra những yêu cầu cần đạt của NL, PC (đã được mô tả trong CT) phù hợp với đặc điểm nội dung bài học.

Để thuận tiện trong việc thể hiện mục tiêu phát triển NL, PC, các thành tố của NL, PC được kí hiệu như bảng dưới đây:

Kí hiệu yêu cầu cần đạt NL công nghệ cấp Tiểu học

Thành

phần Yêu cầu cần đạt cấp Tiểu học

a) Nhận thức công nghệ

[a1.1]: Nhận ra được sự khác biệt của môi trường tự nhiên và môi trường sống do con người tạo ra.

[a1.2]: Nêu được vai trò của các sản phẩm công nghệ trong đời sống gia đình, nhà trường.

[a1.3]: Kể được về một số nhà sáng chế tiêu biểu cùng các sản phẩm sáng chế nổi tiếng có tác động lớn tới cuộc sống của con người.

[a1.4]: Nhận biết được sở thích, khả năng của bản thân đối với các hoạt động kĩ thuật, công nghệ đơn giản.

[a1.5]: Trình bày được quy trình làm một số sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản.

36

Thành

phần Yêu cầu cần đạt cấp Tiểu học

b) Giao tiếp cơng nghệ

[b1.1]: Nói, vẽ hay viết để mơ tả những thiết bị, sản phẩm cơng nghệ phổ biến trong gia đình.

[b1.2]: Phác thảo bằng hình vẽ cho người khác hiểu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản.

c) Sử dụng công nghệ

[c1.1]: Thực hiện được một số thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ kĩ thuật.

[c1.2]: Sử dụng được một số sản phẩm cơng nghệ phổ biến trong gia đình.

[c1.3]: Nhận biết và phịng tránh được những tình huống nguy hiểm trong mơi trường cơng nghệ ở gia đình.

[c1.4]: Thực hiện được một số cơng việc chăm sóc hoa và cây cảnh trong gia đình.

d) Đánh giá công nghệ

[d1.1]: Đưa ra được lí do thích hay khơng thích một sản phẩm cơng nghệ.

[d1.2]: Bước đầu so sánh và nhận xét được về các sản phẩm công nghệ cùng chức năng.

a) Thiết kế kĩ thuật

[e1.1]: Nhận thức được: muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là quá trình sáng tạo.

37

Thành

phần Yêu cầu cần đạt cấp Tiểu học

[e1.3]: Nêu được ý tưởng và làm được một số đồ vật đơn giản từ những vật liệu thông dụng theo gợi ý, hướng dẫn.

Kí hiệu và yêu cầu cần đạt NL chung cốt lõi cấp Tiểu học

NL Yêu cầu cần đạt cấp tiểu học

NL tự chủ và tự học [nc1]

a) Tự lực [nc1.a1]: Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn.

b) Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng

[nc1.b1]: Có ý thức về quyền và mong muốn của bản thân; bước đầu biết cách trình bày và thực hiện một số quyền lợi và nhu cầu chính đáng.

c) Tự kiểm sốt tình cảm, thái độ, hành vi của mình

[nc1.c1]: Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác; Hoà nhã với mọi người; khơng nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác; Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học và các việc khác.

d) Thích ứng với cuộc sống

[nc1.d1]: Tìm được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề; Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau.

e) Tự định hướng nghề nghiệp

[nc1.e1]: Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân; Biết tên, hoạt động chính và vai trị của một số nghề nghiệp; liên hệ được những hiểu biết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia đình.

38

NL Yêu cầu cần đạt cấp tiểu học

f) Tự học, tự hồn thiện

[nc1.f1]: Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học; Nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét của thầy cơ; Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết; Có ý thức học tập và làm theo những gương người tốt.

NL giao tiếp và hợp tác [nc2]

a) Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp

[nc2.a1]: Nhận ra được ý nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân; Tiếp nhận được những văn bản về đời sống, tự nhiên và xã hội có sử dụng ngơn ngữ kết hợp với hình ảnh như truyện tranh, bài viết đơn giản; Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thơng tin và ý tưởng; Tập trung chú ý khi giao tiếp; nhận ra được thái độ của đối tượng giao tiếp.

b) Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn

[nc2.b1]: Biết cách kết bạn và giữ gìn tình bạn; Nhận ra được những bất đồng, xích mích giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau; biết nhường bạn hoặc thuyết phục bạn.

c) Xác định mục đích và phương thức hợp tác

[nc2.c1]: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.

d) Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân

[nc2.d1]: Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.

e) Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác

[nc2.e1]: Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để đề xuất phương án phân cơng công việc phù hợp.

39

NL Yêu cầu cần đạt cấp tiểu học

f) Tổ chức và thuyết phục người khác

[nc2.f1]: Biết cố gắng hồn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ giúp đỡ thành viên khác cùng hồn thành việc được phân cơng.

g) Đánh giá hoạt động hợp tác

[nc2.g1]: Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn của giáo viên.

h) Hội nhập quốc tế [nc2.h1]: Có hiểu biết ban đầu về một số nước trong khu vực và trên thế giới; Biết tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế theo hướng dẫn.

NL giải quyết vấn đề và sáng tạo [nc3]

a) Nhận ra ý tưởng mới

[nc3.a1]: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.

b) Phát hiện và làm rõ vấn đề

[nc3.b1]: Biết thu nhận thơng tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.

c) Hình thành và triển khai ý tưởng mới

[nc3.c1]: Dựa trên hiểu biết đã có, biết hình thành ý tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện.

d) Đề xuất, lựa chọn giải pháp

[nc3.d1]: Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.

e) Thiết kế và tổ chức hoạt động

[nc3.e1]: Xác định được nội dung chính và cách thức hoạt động để đạt mục tiêu đặt ra theo hướng dẫn; Nhận xét được ý nghĩa của các hoạt động.

f) Tư duy độc lập [nc3.f1]: Nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng xung quanh; không e ngại nêu ý kiến cá nhân trước các thông tin

40

NL Yêu cầu cần đạt cấp tiểu học

khác nhau về sự vật, hiện tượng; sẵn sàng thay đổi khi nhận ra sai sót.

Ví dụ mục tiêu cho chủ đề “đèn học của em”

YÊU CẦU CẦN ĐẠT TRONG CT

- Nêu được tác dụng và mơ tả được các bộ phận chính của đèn học.

- Nhận biết được một số loại đèn học thông dụng.

- Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học.

- Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an tồn khi sử dụng đèn học.

MỤC TIÊU BÀI HỌC + Kiến thức

- Nêu được công dụng của đèn học.

- Mô tả được hình dáng, chức năng các bộ phận chính của đèn học. + Kĩ năng

- Nhận biết được một số loại đèn học thông dụng.

- Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học.

- Nhận biết và phịng tránh được những tình huống mất an tồn khi sử dụng đèn học.

+ Phát triển NL

- NL công nghệ:

o Nêu được vai trị của các sản phẩm cơng nghệ trong đời sống gia đình, nhà trường. [a1.2]

41

Một phần của tài liệu PP day hoc GD cong nghe tieu học m2 (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)