Bố trí máy và các thiết bị của hệ thống

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế lắp đặt sơ bộ hệ thống máy lạnh (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 62 - 64)

BÀI 2 : THIẾT KẾ LẮP ĐẶT SƠ BỘ HỆ THỐNG MÁY LẠNH

10. BỐ TRÍ CỤM MÁY NÉN, THIẾT BỊ VÀ VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ

2.1. Bố trí máy và các thiết bị của hệ thống

Lựa chọn phương pháp cấp dịch cho dàn lạnh là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng sơ đồ nguyên lý hệ thống. Chọn phương pháp cấp dịch hợp lý sẽ tăng hiệu quả làm việc cho hệ thống lạnh, tăng khả năng thu hồi dầu...

Có ba phương pháp cấp dịch chủ yếu như sau:

- Cấp dịch bằng tiết lưu trực tiếp

- Cấp dịch bằng độ chênh cột lỏng tĩnh (bình giữ mức đặt cao hơn dàn lạnh)

- Cấp dịch bằng bơm cấp dịch.

2.1.1 Phương pháp cấp dịch tiết lưu trực tiếp:

Phương pháp cấp dịch tiết lưu trực tiếp là phương pháp cấp dịch mà môi chất sau tiết lưu đi trực tiếp vào dàn lạnh không qua bất cứ khâu trung gian nào. Hình 2.6

1- Dàn lạnh; 2- Quạt dàn lạnh; 3- Tiết lưu nhiệt; 4- Đường xả nước ngưng

Bài 2: Thiết kế

53

Đây là phương pháp cấp dịch đơn giản nhất, khơng địi hỏi phải có các thiết bị đi kèm, gây tổn thất nhiệt thấp, chi phí đầu tư ít nhất.

Tuy nhiên, để điều chỉnh lưu lượng hợp lý theo phụ tải thực tế chỉ nên sử dụng van tiết lưu tự động và công suất của van phải tương ứng với phụ tải nhiệt của hệ thống. Trong trường hợp phải sử dụng van tiết lưu tay hoặc sử dụng van tiết lưu tự động nhưng công suất lớn hơn sẽ rất nguy hiểm khi phụ tải nhiệt bên ngoài thay đổi. Khi phụ tải nhiệt giảm, rất dễ gây ra ngập lỏng máy nén.

Ứng dụng:

Phương pháp tiết lưu trực tiếp được sử dụng cho hệ thống lạnh có cơng suất nhỏ, phụ tải nhiệt nhỏ.

2.1.2 Phương pháp cấp dịch kiểu ngập lỏng từ bình giữ mức:

Phương pháp cấp dịch kiểu ngập lỏng từ bình giữ mức được sử dụng cho các thiết bị bay hơi địi hỏi lưu lượng mơi chất và phụ tải nhiệt lớn, thời gian làm lạnh tương đối nhanh.

1. Dàn lạnh; 2- Bình giữ mức

Hình 2.2 - Sơ đồ cấp lỏng bằng bình giữ mức

Thiết bị bay hơi trong phương pháp này là kiểu ngập lỏng. Môi chất lỏng được cấp trực tiếp từ bình giữ mức xuống nhờ cột áp thủy tĩnh. Để đảm bảo cung cấp môi chất lỏng đầy đủ cho dàn lạnh, mức lỏng tối thiểu trong bình giữ mức phải ln được duy trì.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm sau:

- Phải trang bị thêm bình giữ mức và các thiết bị khác đi kèm (van phao, van an toàn, đồng hồ áp suất, van chặn...) nên tăng chi phí đầu tư.

- Lượng môi chất sử dụng cho hệ thống tăng do q trình hoạt động phải có một lượng lớn mơi chất được giữ trong bình giữ mức.

54

- Sự chuyển động của mơi chất trong dàn lạnh có tốc độ khá chậm vì cấp lỏng nhờ cột áp tĩnh nên hiệu quả trao đổi nhiệt cũng không thực sự ca, thời gian làm lạnh kéo dài.

- Vòng tuần hồn mơi chất giữa dàn lạnh và bình giữ mức là riêng biệt so với hệ thống, hầu như không chịu tác động của máy nén mà chỉ phụ thuộc tốc độ hóa hơi ở dàn lạnh, nên rất khó can thiệp để thay đổi tốc độ. Nếu tốc độ làm lạnh chậm thì vịng ln chuyển cũng chậm theo.

* Ứng dụng:

Phương pháp cấp dịch này phù hợp với các hệ thống máy đá cây, đá vẩy, máy đá viên, hệ thống tủ đông tiếp xúc.

2.1.3 Phương pháp cấp dịch băng bơm cấp dịch

Để tăng tốc độ chuyển động của mơi chất lỏng tuần hồn trong dàn lạnh, nâng cao hiệu quả trao đổi nhiệt, giảm thời gian làm lạnh, chúng ta sử dụng phương pháp cấp dịch bằng bơm.

Hình 2.8 - Sơ đồ cấp dịch bằng bơm

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế lắp đặt sơ bộ hệ thống máy lạnh (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)