Về đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005 (Trang 32 - 38)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3. Giải pháp đổi mới công nghệ

3.2. Về đào tạo nguồn nhân lực

Trong bất cứ quá trình chuyển giao công nghệ nào thì việc đào tạo một đội ngũ kỹ thuật đủ sức tiếp cận công nghệ, từ công nhân lành nghề đến kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư có trình độ cao để làm chủ công nghệ mới đều không thể thiếu được bởi vì:

Thứ nhất, công nghệ là do con người tạo ra nên dù công nghệ có hiện đại

đến mức nào đi chăng nữa thì cũng cần phải có sự điều khiển của con người.

Thứ hai, khi doanh nghiệp nhập công nghệ mới thì chắc chắn sẽ phải nhập

các công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn công nghệ vốn có của mình nên các cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp phải nâng cao trình độ để thích ứng kịp với công nghệ đó, tránh tình trạng công nghệ đã nhập về mà không thể hoạt động hoặc hoạt động không thông suốt.

Thứ ba, doanh nghiệp cần có một đội ngũ chuyên gia có trình độ để thẩm tra

máy móc thiết bị trước khi đi đến quyết định mua công nghệ và các kỹ sư làm chủ công nghệ trong quá trình hoạt động, giảm tối thiểu sự phụ thuộc vào bên cung cấp.

Thứ tư, với sự phát triển như vũ bão của nền công nghệ thế giới, muốn nâng

tất yếu là phải nâng cao trình độ của chính con người, nếu không chúng ta sẽ nhanh chóng bị tụt hậu.

Nhưng trên thực tế, lượng các trường đào tạo công nghệ kỹ thuật đến cán bộ trung học, đại học, cao học chuyên ngành dệt may còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu về nhân lực của ngành. Toàn ngành chỉ có 4 trường đại học, năng lực mỗi năm khoảng 2000 công nhân, không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, khi về doanh nghiệp phải tự đào tạo lại. Vì vậy, các doanh nghiệp chủ yếu lựa chọn phương thức tự đào tạo tại đơn vị, đào tạo không có bài bản nên số lao động thay thế hàng năm chất lượng thấp. Số lượng các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật được đào tạo đáp ứng được nhu cầu thực tiễn còn ít hơn. Bởi vậy, cần phải có sự kết hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường để đào tạo đồng bộ nguồn nhân lực; từng bước đào tạo lại cán bộ, công nhân cho phù hợp với công nghệ mới, khuyến khích các cơ sở địa phương tự đào tạo trên cơ sở các tiêu chuẩn thống nhất. Cụ thể:

-Xây dựng các cơ sở nghiên cứu, đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ cho nhu cầu về nhân lực tại chỗ của các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động. Nhà nước cũng cần giao nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể cho các cơ sở để phát huy tính chủ động sáng tạo.

- Mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may: Xây dựng mới trường đào tạo cán bộ quản lý kinh tế- kỹ thuật chuyên ngành dệt may với các nội dung tập trung cho quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, phát triển sản phẩm, thương hiệu và kỹ năng bán hàng…Đào tạo hệ cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và kỹ thuật viên các ngành: kỹ thuật công nghệ ngành may, kỹ thuật thiết kế thời trang, sửa chữa khai thác thiết bị cơ khí, điện công nghiệp và dân dụng, tin học ứng dụng, quản trị ngành may…

Ngoài ra, phải thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công nhân, tổ trưởng, chuyền trưởng ngành, chánh phó quản đốc của các doanh nghiệp. Thường xuyên cử giảng viên đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, có tinh thần trách nhiệm, đủ điều kiện để quản lý. Xây dựng, phát triển các trường theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ cơ sở vật chất cho công tác học tập và nghiên cứu bằng việc trang bị đủ các thiết bị tiên tiến, hiện đại; xây dựng chương trình, giáo trình dựa trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo. Tích cực khai thác và học hỏi các giáo trình, chương trình mới của các viện, trường quốc tế thuộc cùng lĩnh vực để bổ sung các môn học có cùng nội dung. Cử cán bộ đi thực tế, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy tại các viện, trường và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Hợp tác, liên kết đào tạo với thị trường trong và ngoài nước. Một thực tế là các học viên của tất cả các loại hình đào tạo dệt may ở nước ta đều đang ở trong tình trạng “học chay” tức là học lý thuyết nhiều hơn thực hành. Vì thế khi ra ngoài thực tế sẽ rất khó khăn để làm quen với công nghệ, hạn chế tính sáng tạo. Do đó, các cơ sở đào tạo cần thiết lập các mối quan hệ mật thiết với thị trường để tìm kiếm sự hỗ trợ về kinh phí đào tạo và trang bị kiến thức thực tế cho sinh viên và các học viên nhiều hơn nữa. Ngoài ra, biện pháp này còn có thể đem lại cho sinh viên những cơ hội việc làm lớn khi đã tốt nghiệp. Về phía doanh nghiệp sẽ thu được rất nhiều lợi ích như tận dụng được chất xám trong nước, phát hiện và nuôi dưỡng nhân tài từ khi họ còn ở trên ghế nhà trường, tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo, có được chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện doanh nghiệp mình… Các doanh nghiệp và nhà trường cũng nên có những chính sách khuyến khích sinh viên theo học các ngành thuộc lĩnh vực dệt may (công nghiệp dệt, sợi, nhuộm, hoá…) và chú trọng phát triển đội ngũ thiết kế thời trang.

- Ngoài các hình thức đào tạo chính quy nên mở thêm các loại hình đào tạo khác thường xuyên để nâng cao trình độ cho cán bộ đương chức, cập nhật kiến thức, thông tin mới nhất trong và ngoài nước. Việc bổ túc theo chuyên đề nhằm bồi dưỡng cán bộ về kỹ thuật công nghệ cần thiết cho công tác hiện tại hoặc để giải quyết theo yêu cầu một vấn đề chuyên môn cần tháo gỡ.

Như vậy thời gian qua, việc đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dệt may đạt được nhiều thành tựu như: giá trị sản xuất dệt may hàng năm liên tục tăng lên, cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng dệt may với các nước xuất khẩu dệt may lớn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà nguyên nhân bao gồm ngay từ các đơn vị chủ quản đến mỗi doanh nghiệp: bản thân doanh nghiệp thì thiếu vốn đầu tư, mối liên kết giữa ngành dệt và may còn rất lỏng lẻo, cơ quan chủ quản thiếu chiến lược đào tạo nguồn nhân lực công nghệ, ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu. Do đó, để hoàn thiện hơn nữa hệ thống hoạt động của ngành dệt may, em xin đề xuất một số kiến nghị mang ý kiến chủ quan.

Kiến nghị

Thứ nhất, về phía các doanh nghiệp:

Một là, trang bị thêm hệ thống thông tin quản lý hiện đại hơn nữa để tăng hiệu quả quản lý trong doanh nghiệp mình.

Hai là, chú trọng hơn nữa khâu lựa chọn công nghệ với công nghệ phải bảo đảm được các yêu cầu sau:

- Công nghệ lựa chọn phải là công nghệ từ tiên tiến trở lên, nghĩa là sau khi đưa vào sản xuất 4-5 năm vẫn chưa bị lạc hậu

- Công nghệ lựa chọn phải đảm bảo yêu cầu đề ra của sản xuất về chất lượng sản phẩm, năng suất, giá thành sản phẩm.

- Công nghệ lựa chọn phải phù hợp với trình độ quản lý của ta, tránh đầu tư công nghệ quá hiện đại khi ta chưa đủ người quản lý và điều hành. Nếu đầu tư hiện đại thì doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ về con người, tổ chức quản lý, điều hành

- Công nghệ lựa chọn phải phù hợp với khả năng tiền vốn đầu tư. Doanh nghiệp nên chọn công nghệ mà lượng vốn tự có của doanh nghiệp có khả năng chi trả khoảng 50%.

- Công nghệ lựa chọn không gây ô nhiễm môi trường, nếu có chất thải công nghiệp thì phải có hệ thống xử lý chất thải.

Thứ hai, về phía nhà nước

Tiếp tục thực hiện quá trình cải cách kinh tế vĩ mô, hoàn thiện môi trường pháp lý theo hướng kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Sớm hình thành và phát triển mạnh “Bảo hiểm đầu tư” để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ mới nhưng có rủi ro cao.

Hỗ trợ vốn từ ngân sách cho các trường, viện, trung tâm đào tạo cán bộ đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển tăng tốc của ngành dệt may.

Đối với một số doanh nghiệp đang còn khó khăn về tài chính, do tồn tại một số khoản nợ các Ngân hàng thương mại từ trước năm 1995 trước khi thành lập Tổng công ty như Công ty dệt 8/3, Công ty dệt Nam Định…đề nghị Bộ tài chính tổ chức đánh giá các khoản nợ của một số doanh nghiệp đã được khoanh nợ để xử lý dứt điểm các khoản nợ đã mất giúp các doanh nghiệp lành mạnh về tài chính.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể với tốc độ xấp xỉ 20%/năm, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tính đến hết năm 2005, toàn ngành có khoảng 2000 doanh nghiệp với khoảng 2 triệu lao động. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may ước đạt 5,8 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2005. Có được những kết quả khả quan như trên không thể không kể đến vai trò của công tác đầu tư đổi mới công nghệ trong ngành Dệt may. Các doanh nghiệp không chỉ tập trung đầu tư máy móc thiết bị hiện đại mà còn phải quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực công nghệ, nhất là lao động quản lý giúp họ làm chủ công nghệ và tiến tới sáng tạo công nghệ mới. Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp Dệt may và sự hỗ trợ thích đáng của Nhà nước, chúng ta có thể hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, trong tương lai ngành sẽ tiếp tục giữ vững vai trò nòng cốt của mình và tạo được những bước đột phá mới.

Một phần của tài liệu Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005 (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w