7. Cấu trúc của tiểu luận
2.3. Một số nhận xét
Ngay từ năm 1986, Tưởng Kinh Quốc đã sử dụng những biện pháp cải tổ cần thiết, kể cả việc bãi bỏ quân luật cùng lệnh cấm các đảng chính trị. Khơng theo đề nghị của các lãnh tụ bảo thủ trong Quốc dân đảng chủ trương đàn áp Đảng Dân tiến, ông cho phép đảng này hoạt động. Từ đó, Đài Loan bãi bỏ thiết quân luật để thực thi hiến pháp, bỏ chế độ kiểm duyệt, chấp nhận bất đồng chính kiến, lập quy chế cho đảng đối lập cơng khai hoạt động cùng vận động tranh cử. Cùng với việc dân Đài Loan trực tiếp bầu các chức Thị trưởng, Quận trưởng, Tỉnh trưởng…Kế tiếp Tưởng Kinh Quốc, các tổng thống kế nhiệm đã thức đẩy tự do dân chủ ở hòn đảo này.
Đài Loan là một hiện tượng chuyển hóa ngoạn mục từ chế độ độc tài sang nền dân chủ non trẻ nhưng vững chắc. Bên cạnh Đài Loan là một Trung Hoa đại lục ngày càng phát triển. Điều này quy định cơ hội và chiều hướng cho sự lựa chọn của Đài Loan. Với Đài Loan, dân chủ cũng không làm hỗn loạn hay căng thẳng đời sống xã hội. Quá trình
dân chủ chính trị sau khi hình thành trên thực tế đã góp phần làm lành mạnh hóa thêm cho trật tự kinh tế. Gần đây, nền kinh tế Đài Loan tăng trưởng mạnh hơn và có khn khổ pháp lý hợp lý hơn để sự cạnh tranh đem lại lợi ích cho tất cả các bên. Huyền thoại về sự cầm quyền không thể tốt hơn của Quốc dân đảng dày dạn kinh nghiệm đối với “quốc đảo” ngày nay đã trở thành lố bịch. Một xã hội thật sự tốt đẹp chắc chắn phải để cho chính quyền ln nằm dưới sự giám sát của xã hội. Chính quyền, nói chính xác hơn, một số nhà cầm quyền, nếu lúc nào cũng nằm ngoài sự phản biện, giám sát của xã hội, thì chính quyền đó khó tránh khỏi nguy cơ tha hóa, hoặc ít nhất cũng là khó tránh khỏi làm lãng phí tiềm năng, nguồn lực của xã hội, hay làm lệch lạc sự phát triển bình thường của xã hội [1].
Về chính trị, Đài Loan theo thể chế Dân chủ nghị viện, chế độ lưỡng viện. Có 21 đơn vị hành chính, 16 hạt và 5 thành phố. Hiến pháp thông qua ngày 1 tháng Giêng năm 1947, sửa đổi năm 1992, 1994 và 1997. Cơ quan lập pháp gồm Viện lập pháp, có 225 ghế, trong đó có 168 ghế được bầu theo phổ thơng đầu phiếu, 41 ghế theo tỷ lệ mà các chính đảng nhận được sau khi toàn dân đi bầu, 8 ghế dành cho các cử tri Trung Quốc ở nước ngồi, 8 ghế theo phổ thơng đầu phiếu dành cho thổ dân bản xứ, nhiệm kỳ 3 năm. Cơ quan lập pháp gồm 334 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Đứng đầu vùng lãnh thổ là Tổng thống. Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu theo phổ thơng đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm đứng đầuViện hành pháp (chủ tịch cơ quan điều hành)[7].
Đài Loan là một trong các quốc gia có nền kinh tế rất phát triển và được coi là một trong 4 con rồng châu Á hiện nay. Kinh tế Đài Loan phát triển mạnh mẽ không chỉ trong ngành chế tạo các sản phẩm công nghệ cao mà ở nhiều lĩnh vực khác cũng tạo được thành tích đáng nể nhờ áp dụng những cơng nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Đó là các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, thương mại,… Nhằm mục đích giữ vững ưu thế và sự phát triển kinh tế của đất nước, một số lớn doanh nghiệp ngân hàng, công nghiệp và các doanh nghiệp của nhà nước đã thực hiện tư nhân hóa. Nguồn động lực chính thức đẩy cho sự phát triển kinh tế Đài Loan là xuất khẩu. Một trong các ngành kinh tế chủ lực của Đài Loan, góp phần khơng nhỏ trong việc thúc đẩy tồn bộ nền kinh tế đất nước phát triển đó chính là khoa học kỹ thuật. Với những tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt trội, có tính ứng dụng cao đã giúp Đài Loan trở thành quốc gia cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chất lượng sản phẩm được nâng cao, chi phí sản xuất được giảm xuống. Nhờ vậy mà các mặt hàng do Đài Loan sản xuất không chỉ đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn mà cịn có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngành thứ hai có ảnh hưởng tới tới kinh tế Đài Loan đó là cơng nghệ. Đây cũng là một ngành được chính phủ xứ Đài đặc biệt quan tâm và tạo nhiều thuận lợi để phát triển. Hầu hết các viện nghiên cứu đều có mối quan hệ tương hỗ cho các ngành công nghiệp để cùng nhau nghiên cứu và tạo ra những công nghệ mới và đưa công nghệ này ra phổ biến hơn, đồng thời hỗ trợ nhân lực công nghệ và đào tạo cho doanh nghiệp đội ngũ kỹ thuật chất lượng. Từ vài thập niên trước, chính phủ Đài Loan đã chú
trọng phát triển ngành điện tử và coi đây là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Nhờ có những chính sách phát triển hợp lý mà Đài Loan đã có những bước tiến dài, liên tục đạt ngưỡng cao trong chuỗi giá trị, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử. Giao thông vận tải cũng là một ngành kinh tế lớn, có ảnh hưởng sâu rộng tới Đài Loan. Có thể nói, Đài Loan là quốc gia có nền giao thơng vận tải cực kỳ phát triển. Đài Loan phát triển đầy đủ hệ thống giao thông vận tải, từ đường bộ, đường sắt, đường biển cho tới đường hàng không, phục vụ cả nhu cầu đi lại cho người dân lẫn các doanh nghiệp, chính phủ,… để phát triển kinh tế. Hệ thống cơ sở vật chất được xây dựng rất chỉn chu, hiện đại. Số lượng phương tiện giao thông đông, phương tiện giao thông công cộng nhiều nhưng khơng xảy ra tình trạng tắc đường bởi sự quy hoạch hợp lý và giáo dục ý thức tham gia giao thông cho người dân được thực hiện hiệu quả [8].
Với khoảng 24% tổng diện tích đất đai được dùng để canh tác, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực được Đài Loan quan tâm phát triển hàng đầu. Và các tiến bộ về máy móc nơng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ nông nghiệp, giúp tiết kiệm sức lao động và nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân Đài Loan. Tự động hóa nơng nghiệp cũng giải quyết được "bài tốn" độ tuổi lao động trong ngành nơng nghiệp đang khá cao tại Đài Loan nói riêng và trên thế giới nói chung. Theo The Wild East Magazine, độ tuổi trung bình của nơng dân Đài Loan là 62, với 31% nơng dân trên 65 tuổi. Do đó, chính quyền Đài Loan cũng áp dụng nhiều chính sách khuyến khích người trẻ tham gia vào lĩnh vực nơng nghiệp. Có tổng cộng 62 thành tựu máy móc trong các lĩnh vực rau củ quả, cây ăn trái, ngũ cốc, nhà kính… từ các viện nghiên cứu nông nghiệp lẫn các công ty tư nhân được trưng bày tại đây. Hiện ngành cơng nghiệp máy móc làm nơng của Đài Loan đã và đang chuyển dần sang hướng xuất khẩu, hướng đến thị trường mục tiêu là các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đại lục và nhiều nước khác [6].
Về văn hóa – xã hội, số người biết đọc, biết viết ở Đài Loan đạt 94%. Đài Loan hết sức coi trọng giáo dục, vì kinh tế tri thức địi hỏi con người phải có kiến thức và kỹ năng tay nghề cao. Việc học bắt buộc, miễn phí trong 9 năm (tới 15 tuổi) và đang có dự định tăng lên 12 năm. Đại học được khuyến khích, có trình độ quốc tế, song vẫn nhiều sinh viên ra học ở nước ngoài, nhất là học trên đại học. Hệ thống y tế khá hiện đại. Bảo hiểm y tế tư nhân được coi trọng, chính quyền chỉ cung cấp dịch vụ y tế cho những người nghèo. Tuổi thọ trung bình đạt 76,35 tuổi, nam 73,62, nữ: 79,32 tuổi. Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Đài bắc, Viện bảo tàng quốc gia, đền Luan-san, Đài Trung, Cao Hùng, Đài Nam, hồ Nhật - Nguyệt... [12].
Ngày nay, Đài loan là xứ sở tự do, dân chủ, trí tuệ, ổn định và giàu có bậc nhất châu Á. Bài học cất cánh của Đài Loan quả thực đáng để cho các nước đi sau suy ngẫm vận dụng.
KẾT LUẬN
Trong 10 năm làm tổng thống, Tưởng Kinh Quốc gần như duy trì các chính sách được thiết lập bởi Quốc Dân Đảng hết 8 năm đầu. Riêng trong 2 năm cuối, ông đã thực hiện các cải cách chính trị mang tính bước ngoặt, làm tiền đề cho tiến trình dân chủ Đài Loan. Thời điểm đánh dấu các cải cách chính trị đáng kể đầu tiên là tháng 3 năm 1986. Tưởng Kinh Quốc khi ấy đã chỉ định một ủy ban gồm 12 người để xây dựng kế hoạch dỡ bỏ thiết quân luật, hợp pháp hóa các chính đảng mới và thực hiện các cải cách chính trị quan trọng khác. Tháng 5 năm 1986, lần đầu tiên kể từ năm 1947, các cuộc đàm phán được tổ chức giữa Quốc Dân Đảng và một phe đối lập, đó là Hiệp hội nghiên cứu ngồi đảng về chính sách cơng. Mặc dù Hiệp hội nghiên cứu ngồi đảng về chính sách cơng là bất hợp pháp, song việc Quốc Dân Đảng cơng nhận sự tồn tại của nó về mặt chính trị trên thực tế là bước quan trọng hướng tới dân chủ. Ngày 17/12/1986, Tưởng Kinh Quốc chỉ thị nhóm nghiên cứu Luật An ninh Quốc gia với nguyên tắc giảm sự khống chế đến mức thấp nhất đối với nhân dân. Một số cấm đoán trong trường đối với sinh viên nay cũng được tháo dỡ. Ngày 14/07/1987, Tưởng Kinh Quốc tuyên bố dỡ bỏ thiết quân luật sau 38 năm tồn tại của luật này. Cũng trong năm 1987, Tưởng Kinh Quốc đã bổ nhiệm Phó Tổng thống Lý Đăng Huy, một người Đài Loan bản địa, làm chủ tịch Quốc Dân Đảng và chỉ định ông làm tổng thống kế nhiệm, chấm dứt chế độ gia đình trị và phe nhóm trị, cho dù điều này bị Quốc Dân Đảng phản đối. Bên cạnh các cải cách chính trị, các thành tựu kinh tế thời Tưởng Kinh Quốc có tác dụng bổ trợ cho tiến trình dân chủ Đài Loan. Theo thời gian, Đài Loan đã chuyển đổi thành công và êm thắm từ độc tài sang dân chủ mà khơng có các cuộc cách mạng lật đổ và trở thành một trong các quốc gia dân chủ nhất thế giới ngày nay xét về nhiều phương diện, như bầu cử minh bạch, báo chí tự do và xã hội dân sự phát triển.
Đài Loan là xã hội thành công nhất của thế kỷ XX trên nhiều phương diện như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Một vùng lãnh thổ thiếu tài nguyên với và triệu người sống ở mức nghèo đói của thế giới đã “cất cánh”, hóa rồng và dân chủ hóa. Điều thần kì về kinh tế Đài Loan cần phải đặt sau điều thần kì về đời sống xã hội. Người dân được làm quen với các giá trị dân chủ và chẳng bao lâu đã làm chủ được giá trị dân chủ. Nền kinh tế - xã hội phát triển dẫn đến sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu quan tâm đến văn hóa, văn minh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Một xã hội tơn trọng học vấn, có nền giáo dục tiên tiến, có trình độ nguồn nhân lực cao và đồng đều, có nền văn hóa kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Một xã hội có chính thể tiếp thu được áp lực quốc tế, chuyển từ độc đoán, độc tài sang thể chế dân chủ và đã ghi được những tư tưởng này vào hiến pháp. Một xã hội có tầng lớp lãnh đạo có trách nhiệm, dám quyết định; chính phủ sẵn sàng với mọi trách nhiệm quốc gia và quốc tế. Một xã hội có pháp luật nghiêm và tương đối cơng bằng, khơng chùn bước trước tham nhũng, không nương nhẹ với chủ nghĩa tư bản thân hữu, kiểm soát được tội phạm và tệ nạn xã hội. Một xã hội mà về đại thể, quần chúng
nhân dân trở thành một lực lượng chính trị ơn hịa, đấu tranh bất bạo động cho các mục tiêu tiến bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Hồ Sĩ Qúy (2014), Một số vấn đề về dân chủ độc tài và phát triển, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội
2. Hoàng Thị Thảo (2021), Bài giảng Dân chủ và Xã hội công dân, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
3. Lã Khánh Tùng (2010), Cải cách hiến pháp trong tiến trình dân chủ hóa ở Đài
Loan, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí VNU Journal of Science: Legal
Studies, trang 26
4. Nguyễn Huy Vũ, Nguyễn Minh Thọ (2006), Vài nét về q trình dân chủ hóa
ở Đài Loan, Hội thảo hè 2006 lần thứ 9, Berkeley, California, USA.
5. Dân chủ hóa và cải cách hiến pháp ở Đài Loan:
http://www.nhanquyen.vn/modules.php?
name=News&op=detailsnews&mid=156&mcid=1, 15/5
6. Đài Loan – vùng đất của những đột phá sáng tạo:
https://m.tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/dai-loan-vung-dat-cua-nhung- dot-pha-sang-tao-138741.html, 25/6
7. Đài Loan: https://vi.wikipedia.org/wiki/Đài_Loan, 30/4
8. Kinh Tế Đài Loan: Điều Gì Làm Nền Kinh Tế Đài Loan Trở Thành Top 4 Con Rồng Châu Á: https://kidenglish.vn/kinh-te-dai-loan/, 24/6
9. Kinh tế Đài Loan: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_tế_Đài_Loan, 30/4
10.Lịch sử Đài Loan: https://vi.wikipedia.org/wiki/Lịch_Sử_Đài_Loan, 25/6
11.Tiến trình dân chủ hóa của Đài Loan: http://tinhthankhaiminh.blogspot.com/
2018/04/tien-trinh-dan-chu-hoa-cua-ai-loan.html, 14/5
12.Tổng quan đất nước/ lãnh thổ Taiwan: http://vietnamexport.com/nuoc-lanh-
tho/185/tong-quan.html, 24/6
13.Tổng quan về đất nước con người Đài Loan: http://vietjob.vn/tin-tuc-xuat-
khau-lao-dong/tong-quan-ve-dat-nuoc-con-nguoi-dai-loan, 24/6
14.Tưởng Kinh Quốc và sử mở đường cho tiến trình dân chủ Đài loan:
https://viettan.org/tuong-kinh-quoc-va-su-mo-duong-cho-tien-trinh-dan-chu- dai-loan/, 20/6